NGHIÊN CỨU CÁC QUÁ TRÌNH DỊCH CHUYỂN ĐẤT ĐÁ TRÊN SƯỜN DỐC, MÁI DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 68 - 70)

- Đớ iA Vươn g Sêcông phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, được cấu thành bởi 6 phức hệ vật chất cấu trúc: Neoproterozoi Paleozoi hạ,

NGHIÊN CỨU CÁC QUÁ TRÌNH DỊCH CHUYỂN ĐẤT ĐÁ TRÊN SƯỜN DỐC, MÁI DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ THỪA THIÊN HUẾ

DỐC, MÁI DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ - THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Hiện trạng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi và mái dốc công trình vùng nghiên cứu

Vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế bị phân cắt khá mạnh mẽ với điều kiện địa lý tự nhiên và yếu tố khí tượng khá đặc biệt, lưu vực tích tụ nước nhỏ và dốc trên 300/00 , dao động nhiệt độ không khí trong ngày và trong năm thường lớn, lượng mưa ngày lớn nhất rất cao (> 100mm/ngày), quá trình phong hoá đất đá diễn ra mạnh mẽ và. Thực tế chỉ rõ rằng, mưa nhiều với cường độ lớn và kéo dài liên tục từ 2 đến 5,7 ngày là nguyên nhân trực tiếp nhất gây nên các quá trình DCĐĐ trên SD, MD, nhất là các taluy đường bộ và phá huỷ các công trình nhân tạo trên đường với mức độ trầm trọng và nguy hiểm nhất.

Theo tài liệu khảo sát thực địa (tháng 11/2008, 01/2009, 10/2009, 5/2010, 2/2011, 11-12/2013, 1/2014) và số liệu thu thập được ở các Sở Giao thông vận tải, Trung tâm kỹ thuật đường bộ 4 kết hợp với kết quả phân tích ảnh viễn thám (ảnh vệ tinh Landsat) có độ phân giải trung bình 30m (phụ lục ảnh 3.1), hiện trạng DCĐĐ trên SD, MD vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế (hình 3.1) được trình bày theo các vùng dưới đây:

3.1.1. Quốc lộ 9 và vùng kế cận

Quốc lộ 9 chạy hoàn toàn trong địa phận tỉnh Quảng Trị, theo hướng Đông Tây với chiều dài 84km bắt đầu từ thành phố Đông Hà chạy qua các huyện Cam Lộ, Da krông, Hướng Hóa và kết thúc tại cửa khẩu quốc tế La Bảo. Theo nguồn tài liệu đã trình bày ở trên thì trên đoạn tuyến Hướng Hóa - Da krông - Đầu Mầu đã xảy ra 8 điểm trượt đất với quy mô trung bình đến nhỏ, khối lượng đất đá đổ xuống đường khoảng vài ngàn m3 (phụ lục bảng 3.1; phụ lục ảnh 3.2).

Trượt đất đá xảy ra chủ yếu trên các SD, MD cấu tạo từ vỏ phong hóa gồm đới edQ, IA1 và IA2, dày từ 5 - 10m đến 15 - 25m của các thành tạo trầm tích lục nguyên của hệ tầng Tân Lâm và đá biến chất yếu giàu alumosilicat của hệ tầng Long Đại. Góc dốc MD, sườn đồi núi dao động trong khoảng 25 - 350 đến 45- 600. Thảm thực vật ở đây còn được bảo tồn khá tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)