- Chảy (đất đá) Đặc trưng cho phương thức dịch chuyển theo cơ chế chảy
980 xã Hồng Tiến.
4.4. Xây dựngbản đồ phân vùng dự báo nguy cơ trượt đất đá trên sườn dốc, mái dốc vùng đồi núi Quảng Trị Thừa Thiên Huế
mái dốc vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế
BĐ PVDB NC trượt đất đá được xây dựng trên cơ sở lựa chọn các yếu tố là các nguyên nhân hoặc điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trượt lở đất đá, đồng thời xác định tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng (cường độ tác động) của từng yếu tố trong tổng hợp các yếu tố tác động hay ảnh hưởng đối với quá trình trượt đất đá trên cơ sở cho điểm và tính trọng số, hiển thị kết quả theo quy mô và cường độ tác động (hình 4.1).
Hình 4.1. Sơ đồ tích hợp mô hình trọng số vào GIS để xây dựng BĐ phân vùng dự báo nguy cơ trượt lở đất đá
BĐ PVDB NC trượt đất đá được xây dựng theo nguyên tắc chồng ghép tích hợp các BĐ thành phần có trọng số với sự trợ giúp của công nghệ GIS mà phần mềm sử dụng chủ yếu là ArcGis 10.0 theo trình tự các bước:
Để XD BĐ PVDB NC trượt đất đá đạt được độ tin cậy cao, phản ảnh đúng thực trạng của quá trình trượt đất đá đã và đang xảy ra, luận án đã thực hiện các công việc sau:
- XD hệ thống các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu (nguyên nhân, điều kiện) đến quá trình trượt đất đá (bảng 4.1, bảng 4.2)
- Xác định tầm quan trọng, cường độ tác động của các yếu tố được lựa chọn để từ đó xác định trọng số các yếu tố theo phương pháp phân tích thứ bậc của Saaty (Analytic Hierarchy Process - AHP) (bảng 4.3, bảng 4.4, bảng 4.5)
- Đánh giá cấp độ nguy cơ của các yếu tố ảnh hưởng đến trượt đất đá (phân cấp theo cấp chỉ số nhạy cảm: rất yếu, yếu, trung bình, mạnh, rất mạnh) và thành lập BĐ PVDB NC trượt đất đá theo từng yếu tố (BĐ thành phần) tỷ lệ 1:50.000.
- Tổng hợp các BĐ PVDB NC trượt đất đá thành phần (yếu tố) để XD BĐ PVDB NC trượt đất đá vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, tỷ lệ 1:50.000.