Chất lượng, giá cả:

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của công ty agrexport đà nẵng trong những năm qua (Trang 58 - 63)

II. Tình hình xuất khẩu chè của công ty Agrexport đà nẵng trong những năm qua

b.Chất lượng, giá cả:

+ Chất lượng chè phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố nh: khí hậu, giống, đất trồng...cũng nh các công đoạn trong quá trình sản xuất chúng. Tuy nhiên giống chè và đặc biệt là công nghệ chế biến là vấn đề cơ bản để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu.

Trong những năm gần đây các giống chè đã được nhiều nhà khoa học đưa vào nghiên cứu đặc biệt có sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài đã tạo ra những giống chè búp đạt tiêu chuẩn chất lượng chè xuất khẩu bao gồm có nhiều tiêu thức khác nhau. Nhìn chung chất lượng chè Việt nam chỉ đạt ở cấp độ trung bình và cấp thấp so với chất lượng chè thế giới. Trong những năm qua các mặt hàng chè xuất khẩu của nước ta chủ yếu là chè đen, chè xanh, chè lăn...Do chất lượng chè còn đạt ở mức thấp nên đa số chúng ta chỉ xuất khẩu những sản phẩm thô so với chất lượng chè xuất khẩu của các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ên Độ...Với chất lượng chè như vậy một phần là do sự yếu kém trong công nghệ chế biến của Việt nam, chất lượng chè trung bình và tốt của ta chỉ chiếm được một phần rất nhỏ. Chính vì vậy, chè Việt Nam rất khó cạnh tranh trên thị trường với các nước xuất khẩu chè khác trên tghế giới. Điều này đã làm chúng ta giảm một lượng khá lớn về thu nhập cũng nh lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè nói riêng và cho nền kinh tế quốc dân nói chung.

+ Về giá cả xuất khẩu chè trên thế giới, chè Việt nam ngày càng nhích lại gần hơn với giá chè trên thế giới. Tuy nhiên do chất lượng chế biến thấp, xuất khẩu lại dưới dạng nguyên liệu nên giá chỉ đạt 60 - 70%, thậm chí là bằng 50% so với giá chè thế giới.

Bảng 4: Giá chè xuất khẩu của Việt Nam so với thị trường thế giới

(Đơn vị : USD/tấn)

Năm Giá chè XK của VN Giá chè XK của TG

1995 1.188 1.697 1996 1.347 1.980 1997 1.433 2.205 1998 1.466 2.327 1999 1.239 1.697 2000 1.250 1.725 2001( kế hoạch ) 1.200 1.735

( Nguồn: Bộ thương mại)

Bên cạnh nguyên nhân là do chất lượng thấp thì đa số nước ta thường xuất khẩu chè qua qua các nước trung gian nên nhiều khi gía cả thường bị hạn chế, lợi nhuận thu được chưa tối ưu. Vì vậy để có được lợi nhuận tối đa thì chúng ta phải xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường trên thế giới và đạt được giá CIF, như vậy nó đòi hỏi chúng ta cần có những chuyên gia giỏi đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Mặt khác công nghệ sản xuất và chế biến hiện đại , kĩ thuật bảo quản một cách hoàn hảochắc chắn chè Việt Nam sẽ thu được lợi nhuận tối đa mà sẽ không bị lãng phí về các nguồn lực xuất khẩu.

1.1. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm qua

Do việc mở rộng quy mô sản xuất chè Việt nam ngày càng tăng nên việc xuất khẩu chè cũng đang dần được cải thiện. Vì lẽ đó việc tăng cường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở nước ta hiện nay là việc có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Sản lượng chè năm 1990 đạt 32,2 nghìn tấn, xuất khẩu 16 nghìn tấn đạt gía trị là 25 triệu USD, năm 1995 nước ta xuất khẩu 17,401 nghàn tấn đạt trị giá là 21,026 triệu USD, năm 2000 cả nước thực hiện được xuất khẩu là 56 nghàn tấn tương đương với khoảng 70 triệu USD.Tuy nhiên khi so với thị trường thế giới thì hoạt động xuất khẩu chè nước ta năm 1990 chỉ đạt 1,5% lượng xuất khẩu chè thế giới , năm 1995 đạt 1,7% và năm 2000 đạt 2% . Điều này cho thấy hàng năm khối lượng chè được xuất khẩu ra thị trường thế giới của nước ta đang

ngày càng tăng trưởng, do đó nó đã phần nào chứng tỏ ngành chè Việt Nam đang từng bước phát triển trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên do chất lượng thấp, giá rẻ nên thực tế vẫn còn phát sinh nhiều bất cập.

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu chè Việt nam ( 1994 - 2000)

Năm Lượng chè XK (1000tấn) Trị gía XK ( Triệu USD) 1994 17,302 20,165 1995 17,041 21,026 1996 20,755 29,0 1997 32,292 47,91 1998 33,295 50,496 1999 36,440 45,145 2000 56 70

( Nguồn: Bộ thương mại)

Qua đó ta thấy khối lượng và gía trị chè xuất khẩu của nước ta còn quá khiêm tốn so với tiềm năng, nguyên nhân chủ yếu ở đây là do giá chè xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Bên cạnh đó với điều kiện hiện nay của nước ta thì thiết bị, kĩ thuật chế biến còn cũ kĩ, lạc hậu , sản xuất tràn lan không tập trung làm cho chất lượng chè xấu không đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của thị trường quốc tế. Ngoài ra do việc đầu tư không hiệu quả, quản lý kém của ngành chè đã làm cho sản xuất và xuất khẩu chè không đạt được hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên trong giai đoạn 1994 - 2000 xuất khẩu chè Việt Nam ngày càng tăng và tăng đều trong mỗi năm, mặc dù trị giá xuất khẩu còn nhỏ bé so với tổng kim ngạch chung của cả nước, cũng như so với tiềm năng vốn có của mình, nhưng điều đó cũng cho thấy hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam đang dần đi vào ổn định và tự khẳng địng vị trí của mình trên trường quốc tế.

1.3. Thị trường xuất khẩu chè Việt nam

Theo số liệu thống kê của Tổng công ty chè Việt Nam, Ngành chè hiện nay đã xuất khẩu sang tới hơn 30 nước và có mặt ở 42 nước trong khu vực và trên thế giới chủ yếu là khu vực Trung Đông và Châu Á. Ngành chè Việt nam đã

có thêm công nghệ của Anh, Nga, Đài Loan, Ên Độ, Trung Quốc để nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng. Vì thế đến nay nước ta đã có các thị trường tiêu dùng chè Việt Nam là: Algeria, Bulgaria, Cuba, Czech, Germany, Hungary, India, Iran, Irac, Japan, Isvarel, Ivorycoast, Sorday, Kazakstan, Hybya, Monoco, Pakistan, Polan, Romania, Rusia, Singapore, Slovakia, Syria, Taiwan. Tajkistan, Turkey, Ukraina, United Kinhdom, ubekistan, USA, Yugoslaria.

Thị trường xuất khẩu chè Việt nam trước kia chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu. Do Liên Xô và Đông Âu biến động nên ta mất đi tới 60 thị trường để xuất khẩu. Năm 1991 ta chỉ xuất khẩu được hơn 18 nghàn tấn chè sang thị trường này đạt kim ngạch xuất khẩu là 19 triệu USD. Vì thế hiệp hội chè Việt Nam đã nhanh chóng thành lập Công ty hữu hạn cổ phần Việt – Anh (VII AS) tại London để xuất khẩu chè sang các nước thuộc khối liên hiệp Anh. Vì thế trong 3 năm qua chè Việt nam đã thâm nhập được vào các thị trường khó tính như: Anh, Đức, Irac, ...đồng thời theo như VII AS khảo sát các thị trường Ên Độ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Tây Âu thì chúng ta có thể xuất khẩu được 167 nghàn tấn thu về khoảng 225 triệu USD.

Bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ chè thế giới hiện nay là rất lớn, nhưng hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 2% của thế giới . Tuy nhiên thực tế cho thấy thị trường chè trên thế giới đang cạnh tranh gay gắt vì vậy với chè Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì Việt Nam vẫn có thể mở rộng thị trường chè của mình hơn nữa.

Những năm gần đây nhìn chung thị trường xuất khẩu chè Việt Nam chủ yếu là Châu Âu chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lượng chè cả nước xuất khẩu ra thị trường thế giới. Có thể nói đây chính là thị trường xuất khẩu đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Việt Nam trong việc xuất khẩu chè. Các thị trường khác nh Châu Á , Châu Mĩ cũng có một tỉ lệ đáng kể. Và nh vậy, tiềm năng với thị trường Châu Mĩ , Châu Phi, Châu Óc là rất lớn. Do đó chúng ta cần có những biện pháp

để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu hơn nữa để chè Việt Nam dần chiếm lĩnh nhiều hơn thị trường chè thế giới.

Bảng 6: Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành chè Việt Nam

Năm Khu vực 1996 1997 1998 1999 2000 Châu Âu 70% 68,5% 80% 75,5% 74% Châu á 18% 15,55 13% 18% 20% Châu Mĩ 3% 2% 2% 3.5% 2% Vùng khác 9% 14% 5% 3% 4%

( Nguồn: Bộ thương mại)

Bảng 7: Lượng chè xuất khẩu đến một số nước chủ yếu ( Đơn vị: Tấn) Năm Nước 1996 1997 1998 1999 2000 Nga 10.075 15.704 12.040 16.475 17.862 Anh 1.304 2.050 1.740 2.133 1.834 Đài Loan 1.352 2.621 4.072 2.076 2.755 Irak 400 1.088 3.069 1.564 2.054 Hồng Kông 2.084 2.100 2.320 1.897 1.420 Trung Quốc 1.000 1.230 795 935 1.250 Angeria 300 1.003 768 1.800 1.865

(Nguồn: Cục hải quan)

Theo bảng trên ta thấy qua các năm thì Nga vẫn là nước nhập khẩu chè

lớn nhất . Tuy nhiên nó không tăng đều trong các năm. Trong năm 1999 thì khối lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Nga là 16.47 tấn chiếm tỉ trọng 45%, năm 2000 đạt 17862 tấn, đã chứng tỏ tiềm năng của thị trường này cho xuất khẩu chè Việt Nam là rất lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong việc đẩy mạnh xuất khẩu chè, Việt Nam đã và đang tiêu chuẩn hoá tất cả các khâu từ chế biến, mẫu mã đến chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì

cường hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài để hiện đại hoá, đa dạng hoá sản phẩm chế biến, nâng cao chất lượng chè vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu để từ đó ngành chè Việt Nam có thể tạo được vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của công ty agrexport đà nẵng trong những năm qua (Trang 58 - 63)