III. CÁC NHÂN TỐ ẢNG HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU.
5. Các nhân tố khác.
5.1. Về nhân tố con người.
Vấn đề con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Nếu có hiệu quả kinh tế cao cũng phải nói đến từng cán bộ của doanh nghiệp đó vì điều đó chứng tỏ phần nào cố gắng tổ chức kinh doanh của cán bộ trong doanh nghiệp.
Về phương pháp tổ chức con người thì lãnh đạo quản lý cần có những kỷ luật khen chê rõ ràng. Quản lý là cách quan trọng để tác động gây sự chú ý vào tác dụng thuyết phục người khác làm theo. Thưởng phạt nghiêm để giữ vững kỷ cương, để ngăn chặn kịp thời các khuynh hướng xấu.
Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải luôn luôn bồi dưỡng đào tạo để nawng cao trình độ tay nghề, nâng cao trình độ quản lý kinh tế cho từng cho từng cán bộ công nhân viên của mình tuyển dụng và đào thải người lao động có hiệu quả.
Giáo dục chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề rất quan trọng trong hệ thống hoạt động kinh doanh. Trong công tác xuất khẩu, từ khâu tìm hiểu thị trường, khách hàng đến ký kết hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng, đòi hỏi cán bộ phải đóng thuế chuyên môn và hết sức năng động. Đây là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự thành công của mỗi hoạt động, tạo ra hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Mỗi một phương pháp quản lý đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm. Để phát huy sức mạnh, hạn chế những nhược điểm cần phải suy nghĩ tổng hợp các phương pháp trong quản lý kinh tế.
5.2. Nhân tố giá cả.
Vấn đề về giá cả hàng hoá trong cơ chế thị trường là rất phức tạp vì mỗi thị trường có một loại giá khác nhau (tính cho cùng một loại hàng hoá). Do giá cả thị trường bấp bênh không ổn định, nhất là những thị trường có hiện tượng nh người tiêu dùng chuộng hàng mới, lạ, nhưng một thời gian sau thì sức mua lại giảm dần... Do vậy các doanh nghiệp cần phải đoán để lựa chọn mặt hàng xuất khẩu sao cho phù hợp với thị trường cả về giá cả và thị hiếu của khách hàng.
- Giá mua vào: Khâu sản xuất tạo nguồn hàng ở những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu là một khâu hết sức quan trọng. Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất tạo nguồn hàng. Hàng hoá sản xuất muốn xuất khẩu và thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có chiến lược sản xuất sao cho giá thành sản
xuất phù hợp, không được cao quá và phải dự đoán trước sự biến động của giá cả trong thời gian mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh mặt hàng đó.
- Giá bán ra: Hàng hoá ở mỗi doanh nghiệp bán ra rất cần nhanh để tăng hiệu quả vòng quay của vốn. Chi phí sản xuất hàng hoá đầu vào Ýt hơn doanh thu hàng hoá bán ra, càng nhiều càng tốt, điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao. Nếu hàng hoá không bán được dẫn đến ứ đọng vốn và chi phí lớn cho kho bãi, bảo quản... dẫn đến thua lỗ, không hiệu quả. Nh vậy hàng hoá xuất khẩu bán được càng cao, càng tăng nhiều lợi nhuận nhưng phải bán nhanh, tăng hiệu quả vòng quay của vốn và phù hợp với mức giá cả của hàng hoá tương tự trên thị trường. Không nên phát giá bừa bãi, mặt khác tâm lý của khách hàng cũng thích mua rẻ và họ cũng có quyền lựa chọn người xuất khẩu.
5.3. Nhân tố về dịch vụ.
Dịch vụ thương mại rất cần thiết đối với sự phát triển của sản xuất hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú. Dịch vụ xuất hiện ở mỗi giai đoạn của hoạt động xuất khẩu, nó hỗ trợ trước, trong và sau khi bán hàng hoá. Dịch vụ trước khi bán hàng nhằm chuẩn bị tiêu thụ khuyếch trương gây sự chú ý cho khách hàng. Còn dịch vụ sau khi bán hàng nhằm tái tạo lại nhu cầu của khách hàng.
- Dịch vụ cung ứng đồng bộ đảm bảo hàng hoá cho người tiêu dùng. Vấn đề này nhằm tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng tiêu dùng. Nó cũng một phần nào nằm trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại cũng nh doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
- Bán hàng và tổ chức đưa hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức cửa hàng, trạm sửa chữa, bảo hành sản phẩm để tạo sự thoải mái và tin tưởng cho khách hàng là khẳng định mặt hàng sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả và niềm tin tưởng cao cho khách hàng.
Qua đó ta thấydịch vụ cũng có tác dụng rất mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp vì nó nhằm tạo cho doanh nghiệp luôn biết được nhu cầu của khách hàng. Vì thế đây cũng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.