Các nhân tố thuộc về quan hệ Kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của công ty agrexport đà nẵng trong những năm qua (Trang 37 - 39)

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNG HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU.

6.Các nhân tố thuộc về quan hệ Kinh tế quốc tế

Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại phức tạp hơh nhiều so với hoạt động thương mại nội địa bởi nhiều lÝ do như: bất đồng ngôn ngữ, hệ thống pháp luật rất khác nhau, phong tục tập quán, thói quen , tâm lý, đồng tiền sử dụng ... là khác nhau. Vì vậy với sự biến động mạnh mẽ của thị trường thế giới thì trong hoạt động kinh doanh quốc tế, các quan hệ quốc tế có tác động, ảnh hưởng cực kì mạnh mẽ. Đối với hoạt động xuất khẩu cũng vậy khi xuất khẩu hàng hoá sang một nước nào đó, tức là đã đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường quốc gia khác, nhà xuất khẩu phải đối mặt với những hàng rào, thuế quan như thuế quan thu nhập hay các hàng rào phi thuế quan khác, các hàng rào này là chặt chẽ hay nới lỏng lại thường phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế. Hiện nay nhiều liên minh kinh tế ở những mức độ khác nhau đã được hình thành, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương giữa các nước, các khối kinh tế cũng đã được kí kết với các mục tiêu là giảm bớt thuế quan giữa các nước tham gia, giảm giá cả, thúc đẩy hoạt động trong khu vực và toàn thế giới. Nếu một quốc gia tham gia vào những liên minh kinh tế, những hiệp định thương mại thì đó là một tác nhân tích cực trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Bằng không nó sẽ trở thành rào chắn đối với việc thâm nhập thị trường nước ngoài của hàng hoá đó. Tốm lại có vào được những mối quan hệ Kinh tế Quốc tế mở rộng, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.

Xuất phát từ các hiệp định thương mại đã được kí kết đến nay chính sách Thương mại Quốc tế thực sự có nhiệm vụ rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân:

+Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng thị trường ra nước ngoài để tăng nhanh quy mô xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

+ Bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của hàng hoá và dịch vụ nước ngoài.

Các nhiêm vụ này thường được thực hiện thông qua các công cụ sau: - Ngoài các công cụ là thuế quan, hạn ngạch thì còn có những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật. Đây là một yêu cầu khách quan đối với các loại hàng hoá và dịch vụ nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên trong thực tế nó thường được các nước phát triển sử dụng vì đó là lợi thế của họ và đưọc biến thành một công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Nội dung của nó là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, bao bì, đóng gói cũng nh các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái, ...

Những quy định này là một đòi hỏi khách quan của xã hội loài người ngày càng phát triển. Song ngày nay nó được các nước phát triển áp dụng để ngăn chặn hàng hoá của nước ngoài vào nước mình một cách rất khéo léo. Vì vậy nó còn có một cái tên khác nữa là “ Công cụ siêu bảo hộ “.

- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Đây là hình thức mà một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi các quốc gia xuất khẩu phải hạn chế số lượng hàng xuất khẩu của họ một cách “ tự nguyện” nếu không sẽ áp dụng biện pháp trả đũa.

- Trợ cấp xuất khẩu: Nội dung của hình thức này bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: Trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các

nhà xuất khẩu trong nước. Cho vay ưu đãi với các bạn hàng nước ngoài để mua sản phẩm của mình.

Tác động của công cụ này là nhằm giảm cung thị trường nội địa, dẫn đến người tiêu dùng sẽ bị thiệt, chi phí ròng xã hội bị tăng lên, sản xuất thêm sản phẩm xuất khẩu kém hiệu quả.

Ngoài ra Nhà nước còn có thể áp dụng các biện pháp khác nh bán phá giá, bán phá giá hối đoái để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá nước mình...

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của công ty agrexport đà nẵng trong những năm qua (Trang 37 - 39)