III. CÁC NHÂN TỐ ẢNG HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU.
3. Các nhân tố về quản lý nhà nước.
Mặc dù thưởng mại quốc tế đem lại nhiều lợi Ých to lớn nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên hầu hết các Chính phủ đều đưa ra những chính sách thương mại quốc tế riêng để được lợi Ých quốc gia. Tuy nhiên nh vậy không có nghĩa là Chính phủ can thiệp theo chiều hướng tiêu cực mà ngược lại là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
Bằng việc sử dụng các công cụ và biện pháp khác nhau, sự tác động này góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội, đẩy nhanh quá trình phân công lao động quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Những công cụ chủ yếu mà các chính phủ thường dùng để quản lý hoạt động xuất khẩu là:
3.1. Thuế quan.
Thuế quan, hình thức đơn giản nhất trong chính sách buôn bán, là công cụ lâu đời nhất và là phương tiện truyền thống để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Việc đánh thuế xuất khẩu làm tăng nguồn thu ngân sách nhưng nó lại làm cho giá cả quốc tế của hàng hoá bị đánh thuế cao hơn mức giá cả hàng hoá trong nước. Tuy nhiên những tác động của thuế quan xuất khẩu nhiều khi lại trực tiếp đưa đến những bất lợi cho khả năng xuất khẩu. Do quy mô của một nước thường nhỏ so với dung lượng thị trường trên thế giới, nên thuế xuất khẩu sẽ làm hạ thấp tương đối mức giá cả trong nước của hàng hoá có thể xuất khẩu so với mức giá quốc tế. Điều đó sẽ làm số lượng trong nước của mặt hàng có thể xuất khẩu giảm đi và sản xuất trong nước cũng thay đổi bất lợi cho mặt hàng này. Trong một số trường hợp, việc đánh thuế xuất khẩu làm khối lượng mặt hàng đó giảm đi nhưng vẫn có lợi cho nước xuất khẩu nếu như họ có thể tác động đáng kể đến mức giá quốc tế (sự độc quyền của việc sản xuất sâm Hàn Quốc). Một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các địch thủ cạnh tranh (Trường hợp xuất khẩu cao của Ghana). Chính vì vậy mà các nước công nghiệp phát triển hiện nay hầu nh không đánh thuế xuất khẩu.
Đối với một loại thuế quan, việc đánh giá mức độ bảo hộ dường như là đơn giản: Nếu như thuế quan này là loại thuế theo giá trị tính theo tỷ lệ giá trị của hàng nhập khẩu, bản thân tỷ lệ thuế có thể đo lường mức độ bảo hộ, nếu như đây là loại thuế đánh theo khối lượng, bằng việc chia mức thuế cho mức giá, thuế quan thực sẽ cho chóng ta một đại lượng tương đương với thuế theo giá trị.
Nh vậy các nước chỉ áp dụng đối với một số Ýt các mặt hàng xuất khẩu nhằm bổ sung nguồn thu ngân sách, điều chỉnh thu nhập một cách hợp lý giữa các ngành và các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu.
Mục đích chủ yếu của việc đánh thuế xuất khẩu là nhằm điều tiết lượng hàng hoá xuất khẩu, điều tiết cung cầu hàng hoá trong nước và để hạn chế xuất khẩu những mặt hàng của các lĩnh vực mà Nhà nước không khuyến khích xuất khẩu.
Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nước mà các chính phủ sẽ thay đổi các mức thuế cho phù hợp với từng giai đoạn, mức thuế dặt ra phải hợp lý và được đảm bảo lợi Ých cho nhà xuất khẩu.
3.2. Hạn ngạch xuất khẩu (Quota)
Hình thức này được áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan. Hạn ngạch được hiểu nh quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng được phép xuất khẩu trong hay nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép.
Mục đích của chính phủ khi sử dụng công cụ hạn ngạch xuất khẩu là nhằm quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả và điều chỉnh hàng hoá xuất khẩu. Hơn nữa là có thể bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên và cán cân thanh toán.
Trong khi công cụ thuế quan rất linh hoạt, mềm dẻo thì quota lại mang tính chất cứng nhắc, cố định hàng hoá được phép nhập khẩu. Vì thế tác động của hạn ngạch khác thuế quan là:
+ Quota có thể biến bất cứ một doanh nghiệp nào đó ở trong nước thành nhà độc quyền xuất hay nhập khẩu, từ đó doanh nghiệp có thể tự định giá mua bán nhằm thu lợi nhuận cao nhất.
+ Thuế quan mang lại nguồn thu cho chính phủ, cho phép bù đắp phần nào tiêu dùng của chính phủ, còn Quota thì không có nguồn thu nào.
+ Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mỗi mặt hàng nhất định, theo mỗi quốc gia và theo từng khoảng thời gian.
Bên cạnh việc quy định những biện pháp quản lý lượng hàng hoá xuất hay nhập khẩu kể trên thì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là một chương trình
Để đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi phải có những chính sách và biện pháp hữu hiệu giúp các nhà kinh doanh thu được lợi nhuận nhiều nhất khi hướng hoạt động của mình ra thị trường thế giới.
Điều kiện cần thiết đầu tiên là phải duy trì tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước.
Ngoài ra nếu các chính phủ muốn các nhà sản xuất kinh doanh trong nước hướng ra thị trường nước ngoài thì phải giảm bớt sức hấp dẫn tương đối của việc sản xuất kinh doanh phục vụ tính chất bảo hộ đối với các ngành công nghiệp được ưu đãi và tránh quy định hạn ngạch hàng hoá xuất khẩu. Lợi nhuận sản xuất thay thế nhập khẩu phải giữ ở mức phù hợp với mức trợ cấp xuất khẩu và cũng phải thấp nhất đối với các mặt hàng.
Điều quan trọng nhất mà chính phủ phải làm là sử dụng những công cụ để nâng đỡ hoạt động xuất khẩu như trợ cấp trực tiếp hay cho vay vốn kinh doanh với mức lãi suất thấp, cung cấp công nghệ mới cho các nhá sản xuất hoặc cho vay ưu đãi với các bạn hàng nước ngoài để cho họ có điều kiện mua các sản phẩm của nước mình. Đó là những khoản tín dụng viện trợ mà các nước công nghiệp phát triển thường áp dụng đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên đối với những biện pháp hỗ trợ này lợi Ých mà các sản phẩm thu được thường nhỏ hơn chi phí xã hội nên cần cân nhắc thận trọng khi áp dụng.