Tăng cường vai trò của các đại diện thưong mại Việt Nam tại nước ngoà

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của công ty agrexport đà nẵng trong những năm qua (Trang 104 - 106)

III/ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

4.Tăng cường vai trò của các đại diện thưong mại Việt Nam tại nước ngoà

Trong lĩnh vực nàỳ nên học tập kinh nghiệm của một số nước nh: Nhật Bản, Mĩ. .., hàng hoá của họ có thể thâm nhập và cạnh tranh ở hầu hết các thị trường trên thế giới không chỉ nhờ vào yếu tố chất lượng mà còn do nhiều yếu tố khác, trong đó không thể không kể đến mạng lưới cơ quan kinh tế thương mại được quan tâm và hoạt động cực kì có hiệu quả. Đặc biệt là thu thập thông tin về thị trường của các đối tác, về điều kiện buôn bán, về phong tục tập quán, cách thức làm ăn của các công ty có khả năng hợp tác để lập ra một ngân hàng dữ liệu thông tin. Đại diện thương mại ở nước ngoài còn giúp đỡ các nhà sản xuất, xuất khẩu mở các chi nhánh ở nước ngoài, lập chương trìng cho các đoàn đàm phán xuất khẩu gặp gỡ các bạn hàng tiềm năng, các cơ quan xúc tiến

hợp tác, đại diện thương mại có thể tổ chức cho họ những chuyến thăm quan nước mình để tận mắt tìm hiểu và phát triển quan hệ thương mại.

Nói nh vậy không có nghĩa là các đại diện thương mại của ta cũng phải thực hiện đầy đủ từng Êy chức năng, bởi vì nếu so với Mĩ, Nhật bản...thì ta còn quá Ýt kinh nghiệm về thương mại quốc tế và thua xa về tiềm lực kinh tế. Tuy vậy, các đại diện thương mại của ta không thể chỉ thực hiện mãi các nhiệm vô chung chung nh hiện nay. Vì thế để các đại diện thương mại thực sự phải vào cuộc trong việc cung cấp thôn tin, tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại, nghiên cứu thị trường và tổ chức đưa hàng ra thị trường nước ngoài, Nhà nước nên có các biện pháp sau:

+ Cử các cán bộ thực sự có trình độ về kinh tế và nhanh nhẹn trong việc nắm bắt thông tin, có thể xem xét, lựa chọn một số nhà xuất khẩu có kinh nghiệm trên cơ sở thi tuyển chứ không phải theo chế độ bổ nhiệm như hiện nay. + Ở các khu vực kinh doanh lớn có thể thành lập riêng phòng đại diện thương mại, không nhất thiết phải gắn liền với cơ quan đại diện ngoại giao.

+ Định kì, Bộ Thương mại tiến hành đánh giá hoạt động của các cơ quan, nếu thị trường nào không đạt chỉ tiêu thì đại diện thương mại ở đó sẽ phải chịu trách nhiệm và phải giải thích lÝ do cũng như đề xuất các biện pháp phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu đạt chỉ tiêu.

+ Hỗ trợ một phần kinh phí và tổ chức đầu mối giúp các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm quốc tế nh ở Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ...để có thể tiếp xúc với bạn hàng, trao đổi, học tập kinh nghiêm kinh doanh trên trường quốc tế.

+ Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, phân tích chất lượng vệ sinh thực phẩm, xây dựng các chương trình tuyên truyền, phim tài liệu... giới thiệu quảng cáo khuyếch trương cho các mặt hàng nông lâm nói chung và đối với mặt hàng chè nói riêng, từng bước tạo hình ảnh đẹp về hàng hoá của Việt Nam đối với khách

+ Giới thiệu và hướng dẫn các doanh nghiệp về thương mại điện tử, giới thiệu hàng hoá doanh nghiệp qua trang Web.

+ Làm việc với các cơ quan truyền thông để đề nghị giảm chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các mặt hàng nông sản.

+ Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành các tổ chức hiệp hội, hợp tác để thống nhất về quy cách phẩm chất, giá cả hàng hoá xuất khẩu, tránh hiện tượng các doanh nghiệp trong nước tự bóp chết nhau do cạnh tranh bằng giá ngay trên sân nhà, làm giảm thu nhập cho doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời gây thiệt hại cho lợi Ých quốc gia.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của công ty agrexport đà nẵng trong những năm qua (Trang 104 - 106)