III/ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
6. Các giải pháp khác.
* Giải pháp về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật xuất nhập khẩu cũng cần được chú trọng, cụ thể là:
+ Đào tạo lại và tuyển dụng mới lực lượng cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ (cả ở các cơ quan Bộ, các Sở và các doanh nghiệp) là nhiệm vụ thương mại và tiêu thụ nông sản hàng hoá nói chung và mặt hàng chè nói riêng.
+ Mở các lớp bồi dưỡng về sử dụng các chương trình máy tính, thương mại điện tử,... cho các cán bộ và các nhà kinh doanh.
+ Đề nghị Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực: được khấu trừ vào phần nghĩa vụ ngân sách đối với khoản chi đào tạo
* Tổng công ty chè Việt Nam phối hợp cùng với các cơ quan chuyên môn quản lý chặt về chất lượng chè nhằm ngăn chặn kịp thời những hiện tượng sản phẩm xuất khẩu không đạt chất lượng, làm giảm uy tín của chè Việt Nam trên thị trường thế giới.
* Nhà nước cần mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế , tăng cường hợp tác với các Chính Phủ, các quốc gia trên thế giới. Từ đó tiến hành kí kết nghị định thư về việc trao đổi hàng hoá giữa các bên hoặc việc tăng hạn ngạch xuất khẩu ... khối lượng hàng hoá xuất khẩu qua các hoạt động này thường tương đối lớn giúp các doanh nghiệp có thêm thị trường và bạn hàng mới.
* Duy trì ổn định kinh tế mở ở Việt Nam, có sự kiểm soát và điều tiết của Nhà nước, hình thành thị trường đồng bộ và thông suốt, gắn nước ta với nền kinh tế và thị trường, thể hiện cả sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý. Do vậy phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và coi trọng thị trường trong nước với nhiều thành phần kinh tế khác nhau là một vấn đề cần quan tâm hiện nay.
Nh vậy ta thấy xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè nói riêng luôn cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía Chính phủ cũng nh các giải pháp chiến lược của công ty. Nhằm không ngừng phát triển hoạt động xuất khẩu chè của công ty nói riêng cũng nh hoạt động xuất khẩu của Công ty nói chung, để từ đó có thể dần khẳng định vị trí của Công ty hơn trên trường Quốc tế.
Báo cáo luận văn tốt nghiệp
Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chính sách mở cửa, đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “ Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu”. Do đó mà mà xuất khẩu luôn được xem nh một chính sách cơ cấu có tầm chiến lược quan trọng, nhằm phục vụ, phát triển nền kinh tế quốc dân, góp phần thực hiện thành công quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Trước bối cảnh đó, thời gian qua cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước khác, Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu chung của đất nước. Với hoạt động kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hiện nay mặt hàng chè đã, đang dần chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của toàn công ty. Hoạt động xuất khẩu chè giúp công ty thu về một lượng ngoại tệ để tạo tiền đề cho việc cũng cố nguồn vốn và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, cũng như tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu Êy, hoạt động xuất khẩu chè của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần giải quyết. Đó là: Chất lượng hàng xuất khẩu chưa cao, giá trị hàng chưa phản ánh đúng giá
thường xuyên bị đe doạ bởi các đối thủ cạnh tranh. Công tác thu mua và tìm kiếm thị trường, bạn hàng, đối tác kinh doanh còn yếu kém,... Do vậy để công ty có thể phát huy hết tiềm năng, xứng đáng với vị trí là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì việc nhìn nhận lại thực trạng kinh doanh xuất khẩu chè của công ty, để có những đánh giá sát thực về thành công, cũng như những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu chè của Công ty là một yêu cầu thiết yếu hiện nay.
Với lÝ do đó mà sau một thời gian thực tập ở công ty Xuất nhập khẩu nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng, em đã quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp, nhằm có thể đóng góp một vài ý kiến của mình giúp cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng chè của công ty đạt hiệu quả cao.
Ngoài phần mở đầu, kết luận bài luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về hoạt động xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Công ty Xuất nhập
khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng trong những năm qua.
Chương III: Các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu chè của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chè của
Công ty AGREXPORT Đà Nẵng.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu chè của công ty. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu
nh: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, và phương pháp dự báo.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót và nhược điểm. Vì vậy em kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện đề tài của mình hơn nữa.
* Ở phần lý thuyết, bài Luận văn đã có sự trình bày, phân tích những vấn đề lí luận chung về hoạt động xuất khẩu bao gồm:
- Khái niệm về hoạt động xuất khẩu, các tư tưởng của những nhà kinh tế học nh: Trường phái trọng thương, tư tưởng của AdamSmith, DavidRicardo. Đồng thời nêu lên các hình thức của hoạt động xuất khẩu, cũng như đã nêu lên vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. Nói chung, chính nhờ sự phát triển của hoạt động xuất khẩu đã làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng tăng trưởng.
- Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu bao gồm: Nghiên cứu tiếp cận thị trường; Nghiên cứu nguồn hàng và tổ chức xuất khẩu; Lựa chọn đối tác kinh doanh; Đàm phán và kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, chúng bao gồm cả những nhân tố chủ quan và nhân tố khách qua, có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp tạo nên một ý nghĩa lớn trong sự phát triển chung của các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu, thể hiện ở các nhân tố: Xu thế tự do hoá thương mại – khu vực hoá và toàn cầu hoá; Các nhân tố kinh tế, tài chính như nhân tố kinh tế xã hội, cán cân thanh toán và chính sách tài chính; Các nhân tố về quản lí nhà nước; Thuế quan, hạn ngạch; Các nhân tố về công nghệ; Nhân tố về con người; Nhân tố giá cả; Nhân tố về dịch vụ và các nhân tố thuộc về quan hệ kinh tế quốc tế.
* Tiếp theo là những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng.
Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, chính sách kinh tế đối ngoại nói chung, xuất nhập khẩu nói riêng luôn được coi là chính sách có tầm chiến lược quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
Nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quy mô và khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước, Nhà nước đã cho phép thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng.
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập theo quyết định số 1233NN - TCCB/QĐ ngày 22 tháng 7 năm 1996. Công ty có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh độc lập và có 7 đơn vị trực thuộc, trong đó có 2 đơn vị thành viên là chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính của công ty: 64 Trần Phú Thành phố Đà Nẵng.
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, Công ty có các chức năng nhiệm vụ sau:
+ Kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản nh: hạt điều, quế, hồi, lạc nhân, gạo, chè, cà phê, bột mì, ngũ cốc, cao su, thuốc lá, đồ gia vị...
+ Kinh doanh hàng may mặc và công nghiệp tiêu dùng khác.
+ Nhập khẩu các mặt hàng thuộc nông, lâm sản, thực phẩm chế biến và nguyên liệu chế biến thực phẩm, hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất. Các linh kiện phụ tùng dạng nguyên chiếc, các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và hàng điện tử, vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất, bao bì và nguyên liệu sản xuất bao bì.
+ Chế biến nông, lâm sản xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước. Xuất nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ các ngành nghề khác theo quy định của Nhà nước.
* Với những chức năng và nhiệm vụ trên, những năm qua hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Agrexport Đà Nẵng (1996 - 2000) Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng kim ngạch XNK(1000USD ) 560 5.240 11.350 16.340 17.330 Xuất khẩu (1000USD) 220 640 3.320 5.720 6.256 Nhập khẩu (1000USD) 340 4.600 8.030 10.620 11.074 KD nội địa (Tỷ VND) 2,5 12,3 18,8 24,5 61 Nộp ngân sách (Tỷ VND) - 5,8 14,3 18,6 16,5 Lợi nhuận (Triệu VND) - 0,42 360 1.100 1.450 650 Thu nhập bình quân (VND/người/tháng ) 400.000 600.000 800.000 1.100.000 980.000
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty)
Biểu đồ so sánh tổng KNXNK& knxk
Qua bảng trên ta thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty từ khi thành lập đến nay đã có sự lớn mạnh không ngừng và nhanh chóng. Sau 5 năm
đi vào hoạt động kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đã có bước phát triển rõ rệt, năm 2000 so với năm 1996 đã tăng gấp 30,95 lần đạt 17,330 triệu USD, kim ngạch xuất khẩucũng tăng đáng kể và gấp 28,4 lần. Công ty từ làm ăn thua lỗ đến có lãi và lợi nhuận thu được ngày càng tăng, đời sông của cán bộ nhân viên công ty được ổn định và bảo đảm. Đồng thời Công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
* Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, mặt hàng chè luôn chiếm một tỷ trọng nhất định và đóng vai trò đáng kể trong trong hoạt động kinh doanh chung của toàn Công ty. Tuy nhiên, trước khi đi phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Công ty ta có thể xem xét qua thực trạng hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam trong thời gian qua.
+ Chè là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là thức uống có nhiều công dụng, vừa có tác dụng giải khát, vừa có tác dụng chữa bệnh, được trồng chủ yếu ở trung du và miền núi, nhằm xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế miền núi, bảo vệ an ninh biên giới và cải thiện môi trường sinh thái.
+ Sản xuất chè thu hút một lượng lao động lớn với mức thu nhập ổn định. Vì vậy trồng chè chính là đã gắn kết được sự phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Vùng sản xuất chè tập trung chủ yếu ở: Vùng trung du và miền núi phía Bắc; Khu 4; Tây Nguyên; Vùng duyên hải ... Với tổng diện tích hiện có khoảng 81,7 nghìn ha. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam ( 1994 - 2000) Năm Lượng chè XK (1000tấn) Trị gía XK ( Triệu USD) 1994 17,302 20,165 1995 17,041 21,026 1996 20,755 29,0 1997 32,292 47,91 1998 33,295 50,496 1999 36,440 45,145 2000 56 70
( Nguồn: Bộ thương mại)
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam (1994 - 2000)
* Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, việc mở rộng quy mô sản xuất chè Việt Nam ngày càng tăng, đã làm cho hoạt động xuất khẩu chè cũng đang dần được cải thiện. Song so với tiềm năng vốn có, thì giá trị chè xuất khẩu của nước ta còn quá khiêm tốn.
Năm 1990 hoạt động xuất khẩu chè nước ta chỉ đạt 1,5% lượng xuất khẩu chè của thế giới, năm 1995là 1,7% thì đến năm 2000 con số đạt được là 2%. Điều đó cho thấy, hàng năm khối lượng chè xuất khẩu của nước ta ra thị trường thế giới đang ngày càng tăng trưởng, đồng thời đã phần nào chứng tỏ ngành chè Việt Nam đang từng bước phát triển trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực song do tình hình sản xuất chè nước ta hiện nay hết sức manh mún, bởi thiết bị, công nghệ kĩ thuật chế biến chè còn cũ
0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 l îngchÌ XK(1000tÊn) TrÞgi¸XK(triÖu USD)
kĩ, lạc hậu, sản xuất tràn lan và không tập trung cho chất lượng. Vì vậy đã tạo nên chất lượng chè thấp, giá rẻ, làm cho giá trị hàng xuất khẩu không cao, còng nh không đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của thị trường quốc tế.
Ngoài ra việc đầu tư không hiệu quả, sự quản lí kém của ngành chè cũng làm cho việc sản xuất chè không đạt hiệu quả mong muốn. Thêm vào đó việc nghiên cứu tiếp cận các thị trường có nhiều bất cập đã làm cho chè Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc xâm nhập sâu hơn, cũng nh tự khẳng định vị thế của mình trên thị trường đó.
* Cùng chung với hoạt động xuất khẩu chè cả nước, những năm qua mặt hàng chè xuất khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà 5Nẵng, đã có những thay đổi lớn, để có thể đẩy mạnh hơn hoạt động xuất khẩu chè của Công ty như tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường...
Bảng 3: Tỉ trọng mặt hàng chè xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty (Đơn vị: 1000 USD) Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu chè Tỉ trọng( %) 1997 640 111,103 17,36 1998 3.320 635,68 19,15 1999 5.720 1.145,73 20,03 2000 6.256 1.106, 896 17,7
( Nguồn: Báo cáo kinh doanh cuối năm của Công ty)
Biều đồ 2: Tỷ trọng mặt hàng chè xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty (1000 USD )
Với vai trò xuất khẩu các mặt hàng nông sản nh gạo, cà phê, hạt điều... thì mặt hàng chè cũng đang dần được xem là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Công ty. Mặc dù trong 5 năm qua tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này chiếm được còn khiêm tốn, nhưng không vì thế mà làm cho hạt động xuất khẩu của nó kém hiệu quả đi.
Nếu so với sản lượng xuất khẩu của cả nước, thì quy mô xuất khẩu mặt hàng chè của công ty còn nhỏ bé, nhưng kim ngạch xuất khẩu chè của công ty đã luôn tăng đều qua các năm. Như vậy, nó không những tạo dần uy tín của Công ty mà còn góp phần đưa Công ty phát triển, tạo khả năng cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ khác. Đồng thời cũng dần khẳng định vị trí của mình trong
0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 1997 1998 1999 2000 TængKNXK KNXKchÌ
hoạt động xuất khẩu chung, cũng như sự chiếm lĩnh thị phần thị trường quốc tế nhiều hơn.
Do vậy, trong chiến lược lâu dài của mình, chắc chắn Công ty sẽ không ngừng nâng cao hơn hoạt động xuất khẩu chè của mình, để góp phần vào sự phát