0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

KIỂM TRA I Trắc nghiệm

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÍ 6 CẢ NĂM 3 CỘT (Trang 28 -31 )

II. Phương và chiều của trọng lực.

4. KIỂM TRA I Trắc nghiệm

I. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trường hợp nào sau đây có sự biến đổi chuyển động

A. Một quả bóng đang lăn.

B. Một otô đang chuyển động bỗng dừng lại. C. Một đầu tầu kéo toa tàu chuyển động thẳng. D. Một dây cao su bị kéo dãn.

Câu 2: Để đo được khối lượng của quả táo 2 lạng ta dùng:

A. Cân tạ có ĐCNN là 500g. B. Cân đòn có ĐCNN là 100g. C. Cân đòn có ĐCNN là 300g. D. Cân đồng hồ có ĐCNN là 50g.

Câu 3: Người ta dùng thước có ĐCNN là 1m để đo chiều dài một sân bóng,

trong các cách ghi sau đây cách ghi nào đúng.

A. 50m C. 5000cm

B. 50dm D. 5000mm

Câu 4: Chọn ca đong có GHĐ thích hợp nhất để đo 1 lượng chất lỏng có thể

tích khoảng 15ml

A. 15l C. 15dm3

B. 15cm3 D. 15m3

II. Tự luận

Câu 5: Trọng lực là gì? Nêu 1 ví dụ về trọng lực mà trong đó trọng lực tác dụng

cân bằng với 1 lực khác? Chỉ ra phương, chiều, độ lớn của các lực đó?

Câu 6: Nêu cách đo độ dài? ĐCNN và GHĐ của thước là gì?

Câu 7: Người ta dùng một bình chia độ có chứa 45cm3 nước để đo thể tích một hòn đá. Sau khi thả hòn đá vào bình nước, mực nước trong bình dâng lên

100cm3. Tính thể tích của hòn đá. 5. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM I. Trắc nghiệm (2 đ) Câu 1 2 3 4 Đáp án B D A B Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ II. Tự luận ( 8 đ) Câu Đáp án Điểm 5 - Trọng lực là lực hút của trái đất. 1 đ 2,5đ - Nêu ví dụ( Nêu ví dụ:1 đ, Chỉ ra phương, chiều, độ lớn

6 - Cách đo độ dài

+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp + Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.

+ Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định

1,5 đ

- Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất của thước là độ chia giữa 2 vạch chia liên tiếp

7 Thể tích lượng nước dâng lên sau khi thả viên đá chính là thể tích của viên đá.

Vđá = 100cm3 - 45cm3 = 55cm3

Vậy thể tích của viên đá là 55cm3

1đ 1đ

Tổng 8đ

****************************************************************

Lớp 6 Ngày giảng: …………...Tiết:…..…....Tổng số: …...Vắng:... TIẾT: 10

Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.

- So sánh được độ mạnh yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.

2. Kỹ năng:

- Qua kết quả thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào sự biến dạng của lò xo.

3. Thái độ:

- Ham thích nghiên cứu

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, giáo án

- Một cái giá treo, một chiếc lò xo, một cái thước chia độ đến mm, một hộp 4 quả nặng giống nhau – mỗi quả 50g.

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi.

- Một cái giá treo, một chiếc lò xo, một cái thước chia độ đến mm

III.Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra

Sửa và phát bài kiểm tra cho học sinh.

2. Bài mới

Hoạt động 1: Tổ chức tình

huống học tập:

- Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên.

Hoạt động 2: Hình thành

khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi.

Cho HS chuẩn bị bảng kết quả 9.1.

- Gọi HS lên đo độ dài tự nhiên của lò xo.

- Gọi HS lên đo độ dài treo quả nặng 1.

- Tiếp tục, treo quả nặng 2.

- Tiếp tục treo quả nặng 3.

- Yêu cầu HS tính độ biến dạng (l – l0) ở 3 trường hợp.

- Yêu cầu Hs hoàn thành C1

Đọc vấn đề đầu bài

Thí nghiệm:

- Đo chiều dài của lò xo khi chưa treo quả nặng (l0).

- Đo chiều dài khi treo quả nặng 1 (l1).

- Đo chiều dài khi treo quả nặng 2 (l2).

- Đo chiều dài khi treo quả nặng 3 (l3).

Ghi kết quả đo vào các ô tương ứng trong bảng 9.1. - Đo lại để kiểm tra chiều dài tự nhiên của lò xo (l0). - Tính độ biến thiên (l – l0) của lò xo trong 3 trường hợp ghi kết quả vào các ô tương ứng. C1: Rút ra kết I. Biến dạng đàn hồi – Độ biến dạng: 1. Biến dạng của một lò xo:

Lò xo khi nén lại hoặc kéo ra đều biến dạng.

* Rút ra kết luận C1

C1: Cho học sinh điền từ vào chỗ trống.

– Cho học sinh phát biểu kết luận.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÍ 6 CẢ NĂM 3 CỘT (Trang 28 -31 )

×