Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống theo dõi đánh giá các chƣơng trình, dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 99 - 103)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống theo dõi đánh giá các chƣơng trình, dự án

trình, dự án XDGN tại tỉnh Hà Giang

Các chƣơng trình, dự án giảm nghèo đang triển khai tại Hà giang có những cơ hội tốt và hoàn toàn có thể phối hợp nhằm chia sẻ và kế thừa những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế của từng hệ thống riêng lẻ hiện nay. Cải thiện công tác theo dõi và đánh giá còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cƣờng hiệu quả và chất lƣợng thực hiện các chƣơng trình dự án giảm nghèo, minh bạch hóa trong quản lý các hoạt động hỗ trợ của các dự án, giảm nguy cơ rủi ro thất thoát nguồn lực và tham nhũng.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá của một số chƣơng trình, dự án giảm nghèo, Em xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

Một là,Đẩy mạnh công tác theo dõi và đánh giá giảm nghèo từ cấp xã

Vì cấp xã là cấp trực tiếp tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo từ các nguồn dự án khác nhau. Đây thực chất là một cách để “xã hội hóa” công tác theo dõi và đánh giá giảm nghèo. Cấp xã cần đƣợc coi là cấp trung tâm và đƣợc tăng cƣờng năng lực để trở thành nguồn chính cung cấp thông tin theo dõi và đánh giá, khắc phục tình trạng hiện nay là thông tin, số liệu theo dõi đánh giá thƣờng thu thập và tổng hợp từ các cơ quan thực hiện dự án, cơ quan cung cấp và quyết toán tài chính. Để thực hiện đƣợc điều này cần triển khai một số hoạt động nhƣ sau:

- Tỉnh cần ban hành quy định có tính pháp lý ràng buộc trách nhiệm theo dõi và đánh giá của các đơn vị thực hiện dự án, các xã đƣợc phân cấp là chủ đầu tƣ, hoặc tiếp nhận các hỗ trợ giảm nghèo (kể cả đối với các hoạt động của các chƣơng trình quốc gia), quy định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin theo dõi và đánh giá các hoạt động giảm nghèo của các ban ngành thực hiện dự án tới các cơ quan đầu mối theo dõi và đánh giá giảm nghèo ở các cấp.

- Nội dung, phƣơng pháp, cách thức tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá (không chỉ là nội dung giám sát nhƣ hiện nay) giảm nghèo cần đƣợc tập huấn cho tất cả các xã có chƣơng trình, dự án giảm nghèo, đặc biệt là các xã đƣợc phân cấp là chủ đầu tƣ nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và kỹ năng thực hiện theo dõi và đánh giá giảm nghèo cho các lãnh đạo xã và các cán bộ liên quan.

- Tăng cƣờng trang bị máy tính, phần mềm và chuyển giao kỹ năng thực hành sử dụng máy tính cho các xã.

Hai là, Xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ tiêu theo dõi và đánh giá dùng cho

các chương trình dự án có mục tiêu liên quan đến giảm nghèo

Xây dựng bộ chỉ tiêu theo dõi đánh giá giảm nghèo chung không có nghĩa là cộng gộp những nội dung, chỉ tiêu theo dõi đánh giá của các dự án thành một hệ thống. Mục tiêu chính là các cấp quản lý, mà trƣớc hết là cấp xã có một bộ chỉ tiêu đƣa vào sử dụng thƣờng xuyên, cập nhật thông tin và theo dõi tình hình giảm nghèo của chính địa phƣơng mình. Vì vậy, bộ chỉ tiêu này phải đơn giản, ít chỉ tiêu, thuận thiện, không tốn kém thời gian thu thập thông tin, cập nhật. Một xã có thể có nhiều hoạt động của các dự án, chƣơng trình khác nhau, nên bộ chỉ tiêu này cần bao gồm đủ các lĩnh vực chính liên quan đến giảm nghèo. Trên cơ sở bộ chỉ tiêu chung (chỉ tiêu nền), các dự án hoạt động tại xã có thể sử dụng bộ chỉ tiêu này là cơ sở, bổ sung thêm, hoặc chi tiết thêm những nội dung mà dự án cần theo dõi.

Hiện nay, tỉnh thực hiện theo dõi đánh giá theo bộ chỉ tiêu dựa vào khung chỉ tiêu đƣợc ban hành theo quyết định 23/BLD-TB-XH. Tuy nhiên, nhƣ phân tích ở trên, bộ chỉ tiêu này không đủ mạnh để đáp ứng mục tiêu theo dõi và đánh giá giảm nghèo. Cần điều chỉnh và phát triển hơn nữa bộ chỉ tiêu này để đáp ứng yêu cầu, trong đó kế thừa những điểm mạnh và thành công của các chƣơng trình dự án nói chung và kinh nghiệm thực hiện theo dõi đánh giá của các dự án quốc tế. Một mặt bộ chỉ tiêu cần đáp ứng những yêu cầu cơ

bản về theo dõi và đánh giá giảm nghèo. Mặt khác, nó cần đƣợc hoàn thiện dần dần và trở thành một công cụ quản lý đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và hữu hiệu cho các cấp cơ sở. Trên thực tế, hiện nay chƣa có một hệ thống nào nhƣ vậy tồn tại, kể cả ở cấp quốc gia và các tỉnh khác. Tuy nhiên, khuyến nghị này hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện đƣợc. Tuy nhiên, cần phải có lộ trình thích hợp và triển khai dần từng bƣớc. Về lý thuyết, thiết kế và vận hành một hệ thống theo dõi đánh giá khá phức tạp, bao gồm nhiều hợp phần và đòi hỏi sử dụng nhiều công cụ. Để ngay lập tức thiết kế một hệ thống bài bản và hoàn chỉnh là điều quá tham vọng trong bối cảnh xuất phát điểm về năng lực theo dõi và đánh giá của Hà giang nhƣ hiện nay. Vì vậy, ở giai đoạn ban đầu, hệ thống này cần đƣợc thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, bao gồm những chỉ tiêu cơ bản nhất để có thể theo dõi, đo lƣờng và đánh giá đƣợc các hoạt động giảm nghèo và mức độ cải thiện giảm nghèo ở các cấp.

* Đề xuất thiết kế của bộ chỉ tiêu mới:

Bộ chỉ tiêu mới nên gồm 2 phần, một phần là các chỉ tiêu định lƣợng nhằm theo dõi tình hình thực và kết quả chính của công tác giảm nghèo thông qua các chính sách, dự án hỗ trợ ngƣời nghèo. Phần 2 gồm một số chỉ tiêu định tính nhằm đánh giá chất lƣợng của giảm nghèo và những phản hồi về chính sách, dự án (đề xuất bộ chỉ tiêu mới tại trang sau Phụ lục 3)

Phần 1: Các chỉ tiêu định lượng

Các chỉ tiêu định lƣợng có thể giữ nguyên kết cấu nhƣ bộ chỉ tiêu hiện nay, theo 12 chính sách và dự án. Tuy nhiên, 12 chính sách dự án này có thể chƣa thể hiện hết các hoạt động hỗ trợ và can thiệp giảm nghèo do các dự án giảm nghèo thực hiện. Vì vậy cần rà soát các lĩnh vực hoạt động chính của các chƣơng trình, dự án đang triển khai và lựa chọn đƣa vào chỉ tiêu theo dõi. Ví dụ, lĩnh vực tăng cƣờng năng lực cho ngƣời dân đƣợc các dự án tài trợ thực hiện nhƣng chƣa có trong bộ chỉ tiêu, cần bổ sung thêm lĩnh vực này.

Các chỉ tiêu của bộ chỉ tiêu hiện hành chủ yếu là chỉ tiêu theo dõi kết quả đầu ra, cần bổ sung thêm các chỉ tiêu ở cấp độ kết quả cho một số lĩnh vực chính nhằm đo lƣờng thay đổi từ việc thực hiện những chƣơng trình dự án.

Lồng ghép giới vào các chỉ tiêu theo dõi đánh giá là một nội dung quan trọng, tuy nhiên, không nhất thiết phải phân tách số liệu theo giới cho tất các chỉ tiêu, mà chỉ cần lựa chọn một số chỉ tiêu “đắt” ví dụ số “hộ thoát nghèo do phụ nữ là chủ hộ”, hoặc số lƣợt ngƣời khám chữa bệnh miễn phí cho phụ nữ…

Phần 2 Các chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính có thể phản ảnh rõ hơn về đánh giá của ngƣời dân, mức độ cải thiện sinh kế và mức độ hài lòng của ngƣời dân, chất lƣợng của các dịch vụ hỗ trợ giảm nghèo cung cấp cho ngƣời dân. Cần lựa chọn một số chỉ tiêu định tính (không nên quá nhiều chỉ tiêu). Các chỉ tiêu định tính đƣợc thu thập từ các thảo luận nhóm và thực hiện theo quy định của Thông tƣ 30/BLĐ-TB-XH về đánh giá giảm nghèo.

Chia sẻ bài học kinh nghiệm: nhƣ̃ng bài học , kinh nghiệm hay về theo dõi đánh giá của các chƣơng trình, dƣ̣ án quốc tế hiện đang đƣợc thƣ̣c hiện tại địa bàn, ví dụ chƣơng trình Phân cấp giảm nghèo , chƣơng trình Chia sẻ .. nên đƣợc phổ biến rộng rãi đến các chƣơng trình , dƣ̣ án khác để học tập kinh nghiệm.

Ba là, Bố trí ngân sách: Đối với các chƣơng trình quốc gi a, cần chú trọng phân bổ kinh phí phù hợp cho công tác theo dõi và đánh giá đến tận cấp xã để cấp xã có điều kiện thƣ̣c hiện công tác này.

Bốn là, Tăng cường năng lực giám sát cộng đồng: Tăng cƣờng vai trò của

ngƣời dân trong giám sát đánh giá các chƣơng trình dự án. Tăng cƣờng tập huấn, hƣớng dẫn cho ngƣời dân về quy trình, cách thức tham gia có tổ chức, có trách nhiệm và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)