Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 30 - 126)

5. Bố cục của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

Để có đƣợc những thông tin dữ liệu cần thiết, các phƣơng pháp nghiên cứu sau đã đƣợc sử dụng:

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Phƣơng pháp tiếp cận là dƣ̣a trên quá trình tha m vấn , trao đổi , chia sẻ thông tin để đạt đƣợc sƣ̣ đồng thuận của các bên liên quan về tƣ̀ng nội dung đánh giá. Đây là quá tình trao đổi giƣ̃a bản thân Tôi và cán bộ các chƣơng trình , dự án liên quan (đối tác nghiên cƣ́u ) để cùng tìm hiểu, phân tích về nhƣ̃ng khó khăn, vƣớng mắc cũng nhƣ thuận lợi , và đi đến sự đồng thuận về những nội dung cần cải thiện.

Để đạt đƣợc mục tiêu đã nêu trên, nghiên cứu này sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1.Nguồn số liệu và tài liệu thứ cấp

Thực hiện thu thập tài liệu thứ cấp các cơ quan liên quan từ Trung ƣơng (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ủy ban dân tộc). Thực hiện tham vấn và thu thập tài liệu thứ cấp các cơ quan liên quan tại địa phƣơng (Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, Cục Thống kê. Mặt trận tổ quốc, Văn phòng HĐND-UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội các huyện Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần, UBND các xã Pả Vi, xã Tả Lủng (huyện Mèo Vạc), xã Thông Nguyên, xã Ngàm Đăng Vài (huyện Hoàng Su Phì), xã Nấm Dẩn (huyện Xín Mần). Làm việc trong phòng để tổng quan tài liệu: gồm các văn bản pháp quy ở cấp trung ƣơng và cấp tỉnh quy định về công tác giám sát, theo dõi và đánh giá, bao gồm các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên ngành của các ban ngành của các xã, huyện và các Sở của tỉnh Hà Giang, văn kiện dự án, tài liệu hƣớng dẫn thực hiện, cẩm nang theo dõi và đánh giá, tài liệu đào tạo về theo dõi và đánh giá .... Dựa vào các tài liệu thu thập, tôi tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng nhƣ sự khác biệt trong công tác theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực thi dự án.

2.2.2.2. Nguồn số liệu và tài liệu sơ cấp

a. Chọn mẫu điều tra khảo sát: Do mục tiêu nghiên cứu là tìm nguyên nhân, phát hiện những bất cập trong công tác theo dõi, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình theo dõi đánh giá của từng chƣơng trình cũng nhƣ khả năng tích hợp các nội dung theo dõi đánh giá, hài hòa các chỉ tiêu, tránh chồng chéo, bất cập trong việc thu thập thông tin từ cấp cơ sở phù hợp với điều kiện ở Hà Giang nên phƣơng pháp chọn mẫu điều tra khảo sát sử dụng trong nghiên cứu này sẽ là chọn mẫu có chủ đích.

b. Chọn huyện: Để phát hiện những bất cập liên quan tới quá trình thực hiện công tác theo dõi và đánh giá các chƣơng trình dự án có mục tiêu liên quan

đến giảm nghèo, tôi đã chọn 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của Hà Giang đồng thời cũng có nhiều chƣơng trình dự án giảm nghèo đƣợc triển khai. Việc lựa chọn huyện khảo sát chuyên sâu đã đƣợc tiến hành trên cơ sở tham vấn các cơ quan liên quan (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội). 3 huyện đã đƣợc lựa chọn gồm: huyện Mèo Vạc, huyện Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần.

c. Chọn xã: trong các huyện chọn các xã bao gồm cả xã có tỷ lệ đói nghèo cao và xã có tỷ lệ nghèo đói trung bình, đại diện cho tính đặc thù của huyện. Việc lựa chọn xã khảo sát chuyên sâu cũng đã đƣợc tiến hành trên cơ sở tham vấn các cơ quan liên quan (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội và Văn phòng HĐND-UBND huyện). 5 xã đƣợc lựa chọn để khảo sát sâu gồm: xã Pả Vi, xã Tả Lủng (huyện Mèo Vạc), xã Thông Nguyên, xã Ngàm Đăng Vài (huyện Hoàng Su Phì), xã Nấm Dẩn (huyện Xín Mần).

d. Chọn cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý: để thảo luận và phỏng vấn sâu, mỗi Sở liên quan lựa chọn các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý phụ trách và am hiểu về các lĩnh vực theo dõi và đánh giá chƣơng trình dự án có mục tiêu liên quan đến giảm nghèo để tiến hành thảo luận và phỏng vấn sâu có chủ đích.

Có 56 cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã đã tham gia trả lời phỏng vấn và trả lời các bảng phỏng vấn sâu.

e. Phương pháp thảo luận và phỏng vấn sâu

Để thu thập thông tin, tình hình chung về hệ thống theo dõi, đánh giá của các chƣơng trình/dự án đƣợc lựa chọn tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 56 cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách từng hợp phần của các chƣơng trình, dự án đã đƣợc lựa chọn, cụ thể:

- Cấp tỉnh: lãnh đạo và cán bộ/chuyên viên của các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Lao động thƣơng binh và xã hội, Sở Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Thƣờng trực BQL chƣơng trình 135-II, Thƣờng trực BQL chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

- Cấp huyện: Cán bộ chủ chốt (Phó chủ tịch UBND huyện, đại diện các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội, Văn phòng UBND huyện, cán bộ Ban quản lý chƣơng trình/ dự án cấp huyện của 3 huyện Mèo Vạc, Hoàng Su Phì và Xín Mần.

- Cấp xã: tiến hành trao đổi với những cán bộ chủ chốt của 5 xã thuộc 3 huyện nhƣ: lãnh đạo xã (Đảng ủy xã, UBND xã, mặt trận tổ quốc), các hội đoàn thể và các cán bộ của xã nhƣ: Cán bộ thống kê xã, Chủ tịch hội cựu chiến binh, cán bộ Văn phòng...

f. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc

Với bảng hỏi gồm các câu hỏi mở đƣợc chuẩn bị sẵn theo đề cƣơng (xem phụ lục1), tôi đã xin phép phỏng vấn trực tiếp 56 cán bộ đƣợc lựa chọn ở trên (danh sách cán bộ đã phỏng vấn được tổng hợp tại phụ lục 2).

Tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn, các câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu cũng đƣợc đƣa ra tuỳ theo ngữ cảnh buổi phỏng vấn.

Các số liệu điều tra thu thập đƣợc không mang ý nghĩa thống kê mà chỉ mang ý nghĩa minh chứng cho những đánh giá về hệ thống theo dõi và đánh giá về các chƣơng trình dự án.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Đối với thông tin thứ cấp: Số liệu đƣợc phân nhóm theo nội dung của nghiên cứu này, từ đó tính toán các chỉ tiêu theo mục đích của nghiên cứu này

- Đối với thông tin sơ cấp: Phân nhóm theo các tiêu thức phân tổ và tính toán các chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp cả phƣơng pháp phân tích định tính và định lƣợng, trong đó phƣơng pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lƣợng đóng vai trò minh hoạ , hỗ trợ. Việc tham vấn các chuyên gia về

theo dõi đánh giá , chuyên gia đánh giá tác động là một trong nhƣ̃ng hoạt động của nghiên cứu này.

- Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng nhƣ sự khác biệt trong công tác theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực thi dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các hệ thống theo dõi và đánh giá , tổng hợp kết quả và rút ra nhƣ̃ng bài học kinh nghiệm , xây dƣ̣ng các giải pháp mang tính chiến lƣợc và thƣ̣c tiễn cho tỉnh Hà Giang.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả, đầu ra, đầu vào của các chương trình, dự án

Chỉ tiêu kết quả: Là những chỉ tiêu cho phép đánh giá đƣợc tiến bộ giảm

nghèo, cải thiện về y tế, giáo dục; cải thiện về sự tham gia và tiếng nói của ngƣời nghèo. Nguồn chủ yếu để thu thập thông tin phục vụ chỉ tiêu này là thông tin từ hộ gia đình và các khảo sát hộ gia đình. Những thay đổi trong việc tiếp cận, sử dụng và mức độ hài lòng đối với các dịch vụ mà chƣơng trình, dự án cung cấp.

Chỉ tiêu đầu ra: Là những chỉ tiêu thể hiện hàng hóa, dịch vụ mà chƣơng

trình, dự án tạo ra. Những chỉ tiêu này cho phép đánh giá đƣợc liệu các hoạt động của chƣơng trình có đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch ban đầu hay không, những chỉ tiêu loại này không đủ để đánh giá kết quả của chƣơng trình (ví dụ chỉ tiêu số ngƣời nghèo đƣợc dạy nghề, số công trình đƣợc xây dựng, số ngƣời hƣởng lợi từ dự án…)

Chỉ tiêu đầu vào: Là những chỉ tiêu thể hiện nguồn lực bao gồm tài chính

và những nguồn lực khác (thƣờng là chỉ tiêu liên quan đến giải ngân) đƣợc đƣa vào sử dụng.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của hệ thống theo dõi, đánh giá

* Hiệu quả về tính năng, giá trị sử dụng

- Một hệ thống theo dõi, đánh giá đƣợc coi là hiệu quả nếu sự vận hành hệ thống này giúp đƣa ra kết quả nhƣ mong muốn trong thiết kế của hệ thống về tính

năng sử dụng, tức là nó cho phép rút ra những kết quả theo dõi, hoặc kết quả đánh giá đúng trọng tâm, trọng điểm, đƣa ra những thông tin đánh giá kịp thời, chuẩn xác cho những nhà quản lý về lĩnh vực cần đánh giá.

- Một hệ thống theo dõi, đánh giá hiệu quả là qua vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá cho phép rút ra đƣợc những phát hiện quan trọng về tiến độ, chất lƣợng, số lƣợng kết quả đầu ra của một chƣơng trình hoặc dự án.

- Hệ thống đƣợc coi là không hiệu quả khi mà các chỉ tiêu rút ra từ hệ thống, kết quả và phát hiện không thể hiện đƣợc kết quả và thực trạng hoạt động của chƣơng trình, dự án

* Hiệu quả về chi phí: hợp lý về chi phí, chấp nhận đƣợc về chi phí để có thể có đƣợc các kết quả theo dõi đánh giá nhƣ mong muốn. Hợp lý về chi phí còn bao gồm cả việc sử dụng hợp lý nguồn lực về con ngƣời, cơ sở vật chất, năng lực của những ngƣời vận hành và sử dụng kết quả theo dõi đánh giá.

* Hiệu quả về thể chế: việc vận hành hệ thống đƣợc đặt trong tổng thể các

hoạt động, hoặc trong hệ thống tổng thể theo dõi đánh giá chung của một ngành, hoặc một lĩnh vực, hoặc một địa phƣơng. Tức là các chỉ số theo dõi đánh giá của một hệ thống theo dõi, đánh giá của một chƣơng trình nào đó có sự liên kết, gắn kết chặt chẽ với hệ thống chung của ngành, các chỉ tiêu bổ trợ cho nhau, liên thông và kế thừa đƣợc kết quả của nhau.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ, NĂNG LỰC THEO DÕI ĐÁNH GIÁ CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN GIẢM

NGHÈO Ở TỈNH HÀ GIANG 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của Tổ quốc. Phía Bắc và Tây Bắc giáp nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đƣờng biên giới đất liền dài khoảng 275 km, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Trung tâm tỉnh là thành phố Hà Giang, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 320 km.

Hà Giang gồm 10 huyện, 01 thành phố và 195 đơn vị hành chính cấp xã, có tổng diện tích tự nhiên là 794.779,55 ha, dân số năm 2011 là 715.013 ngƣời. Hà Giang có 8 cửa khẩu, trong đó cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy đƣợc xây dựng thành cửa khẩu quốc tế. Trên địa bàn có các trục đƣờng Quốc lộ quan trọng nhƣ: Quốc lộ 2, 4C, 34 đã đƣợc rải nhựa, nâng cấp.

3.1.1.2 Địa hình

Nằm trong vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, chiếm 48,36% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m, điểm thấp nhất cao 100m so với mực nƣớc biển. Hà Giang có đỉnh cao nhất là là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.418m.

Địa hình Hà Giang có thể phân thành 3 dạng chính:

 Địa hình vùng cao núi đá phía Bắc: còn gọi là cao nguyên, gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, có diện tích khoảng trên 235.000 ha, với 90% diện tích là núi đá vôi. Ở đây có dạng địa hình hiểm trở với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng, đất bị xói mòn rửa trôi và khô hạn, thiếu nƣớc trầm trọng, rất khó khăn cho sản xuất, đời sống và trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

 Địa hình vùng cao núi đất phía Tây: gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và phía Tây Bắc của huyện Bắc Quang và Vị Xuyên, với diện tích khoảng gần 146.000 ha. Có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Đất ở đây có độ dốc lớn, sông suối ở dạng hẻm nƣớc chảy xiết, đất bị quá trình xói mòn và rửa trôi mạnh. Phần lớn đất canh tác đều dựa vào nƣớc trời, thậm chí trong mùa mƣa cũng bị thiếu nƣớc, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.

 Địa hình vùng núi thấp và các dãy đồi: chủ yếu phân bố ở 4 huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê và thị xã Hà Giang. Đây là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng núi thấp, chủ yếu là đất đồi với diện tích khoảng trên 400.000 ha. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối. Đây là vùng trọng điểm nông nghiệp của tỉnh.

3.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu Hà Giang có tính chất nhiệt đới và á nhiệt đới, mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè nóng mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21,60

C - 23,90C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngƣợc lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l). Biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70

C.

Chế độ mƣa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lƣợng mƣa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mƣa lớn nhất nƣớc ta. Dao động lƣợng mƣa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn.. Mƣa, bão tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 8. Chế độ mƣa nhƣ vậy làm cho vùng núi cao Hà Giang bị khô hạn kéo dài từ 4 - 6 tháng trong năm, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao. Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và dao động không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%.

Các hƣớng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu nhƣ chỉ có một hƣớng gió đông nam.

3.1.1.4 Tài nguyên nước

Nước mặt: Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có

mật độ sông - suối tƣơng đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, không thuận lợi cho giao thông đƣờng thuỷ. Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thành phố Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Chảy bắt nguồn từ sƣờn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang. Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thành phố Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho phần đông của tỉnh. Ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 30 - 126)