5. Bố cục của luận văn
3.1.2.7 Công tác quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp
Công tác quy hoạch tỉnh Hà Giang trong thời gian gần đây đã đƣợc cải thiện một bƣớc đáng kể, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên công tác quy hoạch chƣa làm đúng đƣợc vai trò định hƣớng cho sự phát triển của tỉnh trong cơ chế kinh tế thị trƣờng và xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế.
Quy hoạch sử dụng đất còn nhiều điểm chƣa phù hợp với thực tiễn, chƣa dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng quỹ đất, thiên về sắp xếp các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính, chƣa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trƣờng nên thƣờng phải điều chỉnh quy hoạch, chƣa phát huy hiệu quả tiềm năng. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp chƣa định hƣớng hình thành đƣợc các ngành hàng sản phẩm nông nghiệp hiệu quả cho diện tích đất nông nghiệp với nhiều nét đặc thù của Hà Giang.
3.1.2.8 Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo
Bên cạnh những thành quả đáng kể về kinh tế - xã hội đạt đƣợc của tỉnh Hà Giang - tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc XĐGN thì cũng vẫn còn có những hạn chế ảnh hƣởng đến việc XĐGN. Những hạn chế chính có thể kể đến bao gồm:
- Cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm không tạo ra lực đẩy từ phát triển công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp - là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động nghèo.
- Sản xuất nông nghiệp vùng núi cao vẫn mang tính chất tự túc tự cấp, sản xuất quảng canh với giống cây trồng địa phƣơng, không ứng dụng đƣợc các tiến bộ khoa học công nghệ nên năng suất hiệu quả thấp.
- Cơ cấu đầu tƣ XDCB chƣa hợp lý, chƣa tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Chất lƣợng nguồn nhân lực lao động nông nghiệp còn hạn chế, phần lớn chƣa qua đào tạo, ảnh hƣởng đến tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng nhƣ phƣơng thức làm ăn tiên tiến, hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội còn rất thiếu và yếu ảnh hƣởng rất nhiều đến đời sống và sản xuất của ngƣời dân.
- Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, chƣa dự báo cũng nhƣ định hƣớng phát triển các ngành hàng nông nghiệp hiệu quả cho các vùng núi cao.
Mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội của Hà Giang thời kỳ 2011 - 2020 đã đƣợc Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV thông qua. Giai đoạn 2011 - 2015, Hà Giang phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân là 14%/năm; Khu vực kinh tế nông-lâm-thủy sản tăng trƣởng bình quân 5,5%/năm; Khu vực kinh tế công nghiệp-xây dựng 17%/năm; Khu vực kinh tế dịch vụ 18%/năm. Giai đoạn 2016 - 2020, Hà Giang phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân là 14,5%/năm; Khu vực kinh tế nông-lâm-thủy sản tăng trƣởng bình quân 6,0%/năm; Khu vực kinh tế công nghiệp-xây dựng 15,8%/năm; Khu vực kinh tế dịch vụ 18,5%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt khoảng 25,6 triệu đồng, gấp hơn 4 lần năm 2009, bằng 80% so với trung bình của cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: nông-lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21%, công nghiệp và xây dựng chiếm 39%, dịch vụ chiếm 40%. Đạt kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD. 100% dân số đô thị và 90% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 100%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40 - 50%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo gần với mức bình quân chung của cả
Với mục tiêu phấn đấu cao nhƣ vậy, rất cần sự thay đổi có tính đột phá, tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hà Giang. Cần khắc phục sự sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tƣ cơ giới hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả các hoạt động đầu tƣ và tạo nên sản phẩm hàng hóa chất lƣợng cao, do vậy công tác theo dõi đánh giá có ý nghĩ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tƣ và góp phần tiếp tục giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh và bền vững.
3.1.3 Tỷ lệ hộ nghèo
Nếu xét về mức thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Giang cao thứ ba sau Lai Châu và Điện Biên, đây đều là những tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Từ năm 2007 đến năm 2011, tốc độ xóa đói giảm nghèo của Hà Giang tƣơng đối nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,4%/năm, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao so với các tỉnh trong cả nƣớc, gây nên mối lo ngại về khả năng giảm nghèo nhanh và bền vững cho tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện trong Tỉnh đƣợc thể hiện trong bảng sau (xem bảng trang sau).
Số liệu trong bảng cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Giang phân nhóm tƣơng đối rõ nét theo tiểu vùng sinh thái. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo bình quân chỉ trên 20%, nhƣng phân bố nghèo đói rất khác biệt theo vùng sinh thái. Các huyện ở vùng cao núi đá có tỷ lệ hộ nghèo bình quân tiểu vùng cao nhất (34,8%), sau đó đến các huyện thuộc vùng cao núi đất (29%) và tỷ lệ hộ nghèo thấp trong tỉnh là các huyện, thị thuộc vùng đồi núi thấp (10,7%). Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi cao gấp từ 2 đến 3 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của vùng đồi núi thấp. Có thể thấy, tỷ lệ hộ nghèo tỷ lệ thuận với độ cao và độ dốc địa hình, tỷ lệ nghịch với diện tích đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời. Tỷ lệ hộ nghèo cao tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi nhƣ điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai.
Bảng 5: Tỷ lệ hộ nghèo các huyện của Hà Giang giai đoạn 2007 - 2011 TT Địa phƣơng 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh 65.568 58.136 48.496 38.894 31.931 Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 51,05 43,73 35,50 27,64 21,52 1 Thành phố Hà Giang 10,68 7,80 3,72 1,53 0,84 2 Huyện Bắc Quang 29,51 20,10 12,81 4,58 2,90 3 Huyện Quang Bình 43,46 38,29 22,26 16,93 11,04 4 Huyện Vị Xuyên 47,88 41,33 34,08 26,87 19,60 5 Huyện Bắc Mê 53,25 43,68 35,76 30,00 22,60 6 Huyện Hoàng Su Phì 62,55 54,79 45,30 38,23 29,91 7 Huyện Xín Mần 62,46 55,92 48,97 37,36 28,00 8 Huyện Quản Bạ 69,39 61,15 51,90 39,72 34,32
9 Huyện Yên Minh 63,55 54,22 45,33 36,00 27,45
10 Huyện Đồng Văn 77,77 68,95 60,25 51,82 42,72
11 Huyện Mèo Vạc 65,80 58,90 51,93 44,22 35,74
Cả tỉnh chỉ có 78/195 xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của Tỉnh. Bên cạnh các xã, phƣờng có tỷ lệ nghèo đói dƣới 2% (tập trung ở thành phố) thì vẫn còn các xã có tỷ lệ hộ nghèo lên đến 40 - 50%, thậm chí trên 60%. Các xã có tỷ lệ nghèo cao thƣờng ở những huyện vùng núi cao, có điều kiện rất khó khăn, rất ít đất canh tác, xa trung tâm, bị hạn hán nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Có 39 xã của Hà Giang có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%.
Bảng 6: Một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 40% của Hà Giang năm 2011
Huyện xã Tỷ lệ nghèo năm 2011
1. Mèo Vạc Khâu Vai 44,06 Sủng Trà 43,79 Tả Lùng 47,91 Thợng Phùng 49,78 Cán Chu Phìn 50,86 Pả Vi 44,14 2. Đồng Văn Sủng Trái 60,65 Hồ Quáng Phìn 45,69 Vần Chải 53,78 Lũng Phìn 51,52 Ma Lé 45,36 Tả Phin 40,68 Sính Lủng 49,34 Lũng Cú 41,38 Phố Là 41,25 Phố Cá 46,86 Lũng Táo 42,91
Huyện xã Tỷ lệ nghèo năm 2011
Tả Lủng 44,97
Sảng Tủng 41,76
3. Yên Minh Thăng Mố 52,78
Hữu Vinh 41,09 4. Quản Bạ Bát Đại Sơn 56,36 Cán Tỷ 45,35 Nghĩa Thuận 59,84 Thái An 52,31 Lùng Tám 57,81 Tả Ván 58,55 5. Xín Mần Pà Vầy Sủ 40,94 Thu Tà 41,31 Chế Là 45,77 Nàn Xỉn 40,59 6. Hoàng Su Phì Thèn Chu Phìn 54,31 Ngàm Đăng Vài 40,19 Pố Lồ 41,36 Pơ Ly Ngài 41,71 Đản Ván 40,20 7. Quang Bình Bản Rịa 51,75 8. Vị Xuyên Ngọc Minh 56,05
9. Bắc Mê Yên Phong 45,19
Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình nghèo đói của các huyện, xã khảo sát.
Việc thực hiện XĐGN nhanh và bền vững cho Hà Giang nói chung, cho các xã có tỷ lệ nghèo cao hơn mức trung bình của Tỉnh nói riêng, đang đặt ra những thách thức cho các chƣơng trình giảm nghèo của Hà Giang.
3.2. Thực trạng và kết quả giảm nghèo, các chƣơng trình, dự án giảm nghèo ở Hà Giang nghèo ở Hà Giang
3.2.1. Thực trạng và kết quả xoá đói giảm nghèo
Hà Giang là tỉnh nằm ở cực Bắc Tổ quốc với 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó ngƣời Mông chiếm tỷ lệ lớn nhất (31,15%). Toàn tỉnh có tới 6 huyện nghèo nhất cả nƣớc và 112/195 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Cách đây hơn 10 năm, tỷ lệ đói nghèo của Hà Giang lên tới hơn 70%, trong đó số hộ nghèo rơi vào tình trạng thiếu ăn từ 1 - 3 tháng, thậm chí tới 5 tháng chiếm gần 50%. Mỗi năm ngân sách của tỉnh phải trợ cấp cứu đói cho trên 6 ngàn hộ dân và trên 26.000 hộ phải sống trong những căn nhà tạm bợ. Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất của các hộ nghèo chỉ chiếm 8,35% trong tổng số diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, hơn 50% số hộ nghèo chƣa đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia...
Ở các xã vùng sâu, vùng xa, do đặc trƣng vùng miền và điều kiện tự nhiên không thuận lợi, dân phải canh tác trên đất dốc, cả năm làm một vụ nên cuộc sống đang còn rất khó khăn. Thiếu nƣớc, thiếu đất sản xuất, thời tiết khí hậu bất thƣờng khiến cho sản xuất nông nghiệp phát triển chậm. Kết cấu hạ tầng nhiều nơi chƣa phát triển, gây trở ngại cho việc tiêu thụ hàng hóa. Trình độ dân trí thấp, chƣa tiếp thu đƣợc tiến bộ kỹ thuật. Dân cƣ sống không tập trung nên khó khăn trong việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng. Số hộ tái nghèo hằng năm còn cao (trong các năm từ 2009 - 2011), số hộ nghèo phát sinh, tái nghèo lên tới hơn 6.500 hộ; tốc độ giảm nghèo không đồng đều (hiện còn 35 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, 131 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%); còn gần 8.000 hộ nghèo phải sống trong những căn nhà tạm, hàng ngàn hộ vẫn còn phải trông chờ vào sự trợ cấp, cứu đói của Nhà nƣớc...
Hiện tại cả nƣớc có 62 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất nƣớc (trên 50%), trong đó có 6 huyện ở Hà giang là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ,
Hoàng Su Phì và Xín Mần, với 66.437 hộ; trong đó có 64.419 hộ, bằng 343.147 khẩu, chiếm 97,64% là ngƣời dân tộc thiểu số, hiện đang sinh sống ở 94 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, đã đƣợc Chính phủ đƣa vào diện xã 135 giai đoạn II.
Hiện nay, đời sống nhân dân trên địa bàn 6 huyện vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn, do điều kiện tự nhiên, các công trình giao thông thƣờng bị hƣ hỏng trong mùa mƣa lũ; các công trình trƣờng học, trạm y tế, thủy lợi thƣờng xuống cấp nhanh vì điều kiện thời tiết và không có ngân sách duy tu bảo dƣỡng thƣờng xuyên. Đối với nhà ở, hầu hết các hộ khó khăn đều đã đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng, nhƣng do điều kiện ngân sách, việc xoá nhà tạm bợ, dột nát chỉ mới bằng nhà tạm là chính, nên đa số hiện nay, các hộ vẫn đang cần Nhà nƣớc tiếp tục có chính sách và giải pháp hỗ trợ để thoát khỏi cảnh nhà tạm theo tiêu chí về nhà ở.
Tỉnh Hà Giang cũng đã đề ra Chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 với 12 chính sách, dự án, tập trung vào 3 nhóm cụ thể:
- Nhóm chính sách và dự án tạo điều kiện phát triển sản xuất cho hộ nghèo; - Nhóm chính sách và dự án tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội;
- Nhóm chính sách và hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực giảm nghèo. Các chính sách, dự án hoạt động về cơ bản đều trùng với chƣơng trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo do Chính phủ ban hành. Cùng với các chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo, các hợp phần của Chƣơng trình 135 giai đoạn II ở 94 xã thuộc 6 huyện nghèo nhƣ: Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực và hỗ trợ sản xuất, đều triển khai đạt tiến độ. Ngoài ra, Chƣơng trình 134, Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, Chƣơng trình giải quyết việc làm… đã tác động thiết thực đến công tác giảm nghèo, nhất là đối với 6 huyện vùng khó khăn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác giảm nghèo của tỉnh nói chung và 3 huyện lựa chọn nghiên cứu nói riêng vẫn đang còn nhiều khó khăn, thách thức bởi kết quả giảm nghèo chƣa có tính bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo còn lớn, số hộ tái nghèo hàng năm còn cao, chủ yếu nằm ở các huyện vùng cao và hàng năm tỉnh vẫn phải trợ cấp cứu đói cho hàng ngàn hộ vào lúc giáp hạt…
Nguyên nhân của những tồn tại phần lớn là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, diện tích đất trồng ít và khó canh tác; xuất phát điểm của tỉnh thấp, kinh tế chƣa phát triển, dân cƣ chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, việc lồng ghép các chƣơng trình, dự án liên quan đến giảm nghèo còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, một số chính sách chƣa thực sự phù hợp với thực tiễn địa phƣơng, hoặc chƣa đƣợc điều chỉnh kịp thời; trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập; là tỉnh nghèo, nên nguồn thu ngân sách hạn hẹp, đời sống kinh tế của nhân dân mặc dù đã đƣợc cải thiện, song thu nhập vẫn ở mức thấp… do đó việc hỗ trợ để ngƣời nghèo thoát nghèo trong thời gian ngắn và đảm bảo tính bền vững là khó thực hiện. Do vậy cần có những giải pháp phù hợp để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững.
* Phương hướng xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2015
Mục tiêu của Hà Giang trong thời gian tới là khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế để tạo bƣớc đột phá trong tăng trƣởng kinh tế và nâng cao chất lƣợng phát triển, phấn đấu tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đạt 13%/năm. Tăng cƣờng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Áp dụng nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, xóa đói giảm nghèo bền vững, phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ ra khỏi danh sách tỉnh đặc biệt khó khăn, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 20%, tăng tỷ lệ khá, giàu lên 35%.
Để đạt đƣợc các mục tiêu nêu trên, Hà Giang đang nỗ lực thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo. Triển khai nhanh và có hiệu quả Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững trong 6 huyện nghèo, tập trung ngân sách tỉnh hỗ trợ những xã đặc biệt khó khăn không thuộc các huyện này. Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về xóa đói giảm nghèo, gắn trách nhiệm cụ thể đối với từng cấp ủy, chính quyền và tổ chức đoàn thể trong công tác này. Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, trong đó