Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 51 - 54)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2.6Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội

Hệ thống đường giao thông: Mạng lƣới giao thông của Hà Giang chƣa

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là giao thông tới các huyện và các xã vùng cao. Đƣờng bộ là loại hình giao thông chủ yếu của Tỉnh. Hà Giang có hệ thống đƣờng quốc lộ dài 458 km nối liền Hà Giang với các tỉnh trong khu vực và với Trung Quốc đã đƣợc nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn cấp III, IV. Đây là một lợi thế đáng kể của địa phƣơng trong phát triển kinh tế-xã hội. Hệ thống đƣờng tỉnh lộ với tổng chiều dài 1.664 km, phần lớn đã đƣợc nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn cấp IV nhƣng vẫn còn những tuyến đƣờng đang đƣợc nâng cấp, cải tạo nên giao thông đi lại vẫn rất khó khăn. Đến năm 2011, 100% các xã đã có đƣờng ô tô nối đến huyện, tuy nhiên chất lƣợng và tiêu chuẩn của hệ thống đƣờng huyện, xã vẫn còn rất hạn chế, mặt đƣờng xấu, hệ thống thoát nƣớc kém. Mặc dù có rất nhiều sông nhƣng việc phát triển giao thông đƣờng thủy trên địa bàn Tỉnh gặp nhiều khó khăn do lòng sông hẹp, có nhiều đá ngầm, thác ghềnh...

Hệ thống công trình thủy lợi:

Với hệ thống các công trình đập, hồ chứa nƣớc hiện nay mới chỉ đảm bảo tƣới cho khoảng 30% diện tích đất nông nghiệp. Hệ thống công trình thủy lợi chƣa đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc trong sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống mạng lưới điện:

Mạng lƣới cung cấp điện của Tỉnh ngày càng phát triển rộng khắp và đa dạng với các nguồn điện lƣới quốc gia và các nguồn thủy điện nhỏ, diezel. Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng về điện đã đƣợc đầu tƣ, nâng cấp nhiều, sản lƣợng điện thƣơng phẩm tăng liên tục. Tuy nhiên, nguồn điện cho các xã nghèo, nhất là các xã nghèo vùng cao còn rất thiếu thốn.

Hệ thống cung cấp xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư sản xuất nông nghiệp và hệ thống chợ:

Hệ thống các điểm cung cấp dịch vụ nhiên liệu, vật tƣ thiết yếu cho sản xuất và đời sống phân bố không đồng đều ở các địa phƣơng, chủ yếu tập trung ở một số huyện vùng thấp (Quang Bình, Vị Xuyên) và thành phố Hà Giang. Các huyện vùng cao chỉ có 1 - 2 điểm cung cấp cho mỗi loại dịch vụ. Thực trạng này ảnh hƣởng nhiều đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân ở các huyện núi cao, phải mua dịch vụ với giá cao hơn trong khi mức thu nhập thấp hơn.

Hệ thống chợ của Hà Giang đã đƣợc chú ý đầu tƣ trong những năm gần đây, tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn hẹp nên cơ sở hạ tầng của hệ thống chợ, gồm cả các chợ tại thành phố và các thị trấn, nhất là chợ ở các xã vùng cao núi đá, chƣa đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa của ngƣời dân Hà Giang cũng nhƣ khách du lịch.

Hệ thống thông tin, truyền thông:

Ngành Bƣu chính viễn thông Hà Giang đã và đang cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản (phát hành báo chí, bƣu phẩm, bƣu kiện, chuyển tiền, tiết kiệm bƣu điện,...) đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Năm 2011, 154/195 xã, phƣờng, thị trấn có điểm bƣu điện văn hóa, trong đó có 14 điểm có internet công cộng; toàn Tỉnh có 136.351 máy điện thoại cố định và di động, đạt 20,5 máy/100 dân với 103 trạm phủ sóng thông tin di động; có 116/195 xã, phƣờng, thị trấn đƣợc phủ sóng phát thanh, truyền hình. Tuy nhiên cũng mới chỉ có 64/195 xã, phƣờng, thị trấn có báo đọc hàng ngày; vẫn còn khoảng 3% dân số chƣa đƣợc phủ sóng phát thanh và 12% dân số chƣa đƣợc phủ sóng truyền hình, chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cao.

Hệ thống trường học:

Hệ thống trƣờng học của Tỉnh liên tục đƣợc củng cố và phát triển. Đến năm 2011, toàn tỉnh có 174 trƣờng mầm non; 159 trƣờng tiểu học, 67 trƣờng trung học cơ sở, 8 trƣờng trung học cơ sở (THCS) và phổ thông trung học (PTTH), 19 trƣờng PTTH; 11 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; 01 trƣờng Trung cấp Kỹ thuật tổng hợp-hƣớng nghiệp tỉnh; 03 trƣờng Trung cấp chuyên

nghiệp (trung cấp y tế, trung cấp kinh tế-kỹ thuật và trung cấp nghề); 01 trƣờng Cao đẳng sƣ phạm. Hiện nay 195/195 xã, phƣờng, thị trấn của Hà Giang đều có trƣờng tiểu học, trung học cơ sở hoặc phổ thông cơ sở đảm bảo cho con em đồng bào dân tộc học từ lớp 1 đến lớp 9 tại xã mình; tất cả các huyện, thành phố đều có trƣờng PTTH hoặc trƣờng THCS kết hợp PTTH; đội ngũ giáo viên và trang thiết bị đang từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng. Tuy nhiên, ngành giáo dục Tỉnh vẫn phải tiếp tục nỗ lực giải quyết những khó khăn không phải nhỏ về cơ sở hạ tầng trƣờng lớp (số phòng học tạm ở các thôn bản vẫn chiếm tỷ lệ cao), đào tạo sau phổ thông để có nghề nghiệp ổn định... nhất là đối với các huyện, xã nghèo vùng núi cao.

Hệ thống cơ sở y tế:

Ngành y tế đã đƣợc quan tâm đầu tƣ trong những năm gần đây, mạng lƣới y tế phát triển và mở rộng đến tận các thôn bản, các xã vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên so với nhu cầu, ngành còn thiếu thốn cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ y tế, bác sỹ (nhất là bác sỹ có chuyên khoa sâu). Hiện tại đã có 170/195 trạm y tế đã đƣợc xây 2 tầng kiên cố, 14 trạm đang xây, 11 trạm còn lại sẽ tiếp tục đƣợc nâng cấp. Toàn tỉnh hiện có 181/195 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trong số 458 bác sỹ, phần lớn phân bổ ở tuyến tỉnh và huyện, chỉ có 79 bác sỹ đang làm việc ở tuyến xã và 46 bác sỹ luân phiên đến công tác tại các xã, trung bình chỉ có 6,2 bác sỹ/10.000 dân; 100% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi công tác. Tuy nhiên hiện nay Hà Giang còn đang thiếu vài trăm bác sỹ nhƣng không có ngƣời về.

Mạng lưới văn hóa xã hội:

Lĩnh vực văn hóa xã hội của Tỉnh thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Các cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình, thôn bản văn hóa, thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở đã đƣợc các khu dân cƣ đồng tình hƣởng ứng. Năm 2011, toàn tỉnh đã có 64,8% số hộ gia đình và 43,9% số làng đạt tiêu chuẩn văn hóa, có 1.045 đội văn nghệ quần

chúng và dân gian hoạt động. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên hoạt động thông tin văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc còn nhiều hạn chế; việc sƣu tầm, kiểm kê, bảo vệ và phổ biến các giá trị văn hoá dân tộc trong những năm qua chƣa đƣợc tiến hành một cách có hệ thống; việc đi sâu nghiên cứu các giá trị văn hoá truyền thống ở từng tộc ngƣời cụ thể chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 51 - 54)