5. Bố cục của luận văn
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của hệ thống theo dõi, đánh giá
* Hiệu quả về tính năng, giá trị sử dụng
- Một hệ thống theo dõi, đánh giá đƣợc coi là hiệu quả nếu sự vận hành hệ thống này giúp đƣa ra kết quả nhƣ mong muốn trong thiết kế của hệ thống về tính
năng sử dụng, tức là nó cho phép rút ra những kết quả theo dõi, hoặc kết quả đánh giá đúng trọng tâm, trọng điểm, đƣa ra những thông tin đánh giá kịp thời, chuẩn xác cho những nhà quản lý về lĩnh vực cần đánh giá.
- Một hệ thống theo dõi, đánh giá hiệu quả là qua vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá cho phép rút ra đƣợc những phát hiện quan trọng về tiến độ, chất lƣợng, số lƣợng kết quả đầu ra của một chƣơng trình hoặc dự án.
- Hệ thống đƣợc coi là không hiệu quả khi mà các chỉ tiêu rút ra từ hệ thống, kết quả và phát hiện không thể hiện đƣợc kết quả và thực trạng hoạt động của chƣơng trình, dự án
* Hiệu quả về chi phí: hợp lý về chi phí, chấp nhận đƣợc về chi phí để có thể có đƣợc các kết quả theo dõi đánh giá nhƣ mong muốn. Hợp lý về chi phí còn bao gồm cả việc sử dụng hợp lý nguồn lực về con ngƣời, cơ sở vật chất, năng lực của những ngƣời vận hành và sử dụng kết quả theo dõi đánh giá.
* Hiệu quả về thể chế: việc vận hành hệ thống đƣợc đặt trong tổng thể các
hoạt động, hoặc trong hệ thống tổng thể theo dõi đánh giá chung của một ngành, hoặc một lĩnh vực, hoặc một địa phƣơng. Tức là các chỉ số theo dõi đánh giá của một hệ thống theo dõi, đánh giá của một chƣơng trình nào đó có sự liên kết, gắn kết chặt chẽ với hệ thống chung của ngành, các chỉ tiêu bổ trợ cho nhau, liên thông và kế thừa đƣợc kết quả của nhau.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ, NĂNG LỰC THEO DÕI ĐÁNH GIÁ CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN GIẢM
NGHÈO Ở TỈNH HÀ GIANG 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của Tổ quốc. Phía Bắc và Tây Bắc giáp nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đƣờng biên giới đất liền dài khoảng 275 km, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Trung tâm tỉnh là thành phố Hà Giang, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 320 km.
Hà Giang gồm 10 huyện, 01 thành phố và 195 đơn vị hành chính cấp xã, có tổng diện tích tự nhiên là 794.779,55 ha, dân số năm 2011 là 715.013 ngƣời. Hà Giang có 8 cửa khẩu, trong đó cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy đƣợc xây dựng thành cửa khẩu quốc tế. Trên địa bàn có các trục đƣờng Quốc lộ quan trọng nhƣ: Quốc lộ 2, 4C, 34 đã đƣợc rải nhựa, nâng cấp.
3.1.1.2 Địa hình
Nằm trong vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, chiếm 48,36% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m, điểm thấp nhất cao 100m so với mực nƣớc biển. Hà Giang có đỉnh cao nhất là là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.418m.
Địa hình Hà Giang có thể phân thành 3 dạng chính:
Địa hình vùng cao núi đá phía Bắc: còn gọi là cao nguyên, gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, có diện tích khoảng trên 235.000 ha, với 90% diện tích là núi đá vôi. Ở đây có dạng địa hình hiểm trở với
những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng, đất bị xói mòn rửa trôi và khô hạn, thiếu nƣớc trầm trọng, rất khó khăn cho sản xuất, đời sống và trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Địa hình vùng cao núi đất phía Tây: gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và phía Tây Bắc của huyện Bắc Quang và Vị Xuyên, với diện tích khoảng gần 146.000 ha. Có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Đất ở đây có độ dốc lớn, sông suối ở dạng hẻm nƣớc chảy xiết, đất bị quá trình xói mòn và rửa trôi mạnh. Phần lớn đất canh tác đều dựa vào nƣớc trời, thậm chí trong mùa mƣa cũng bị thiếu nƣớc, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Địa hình vùng núi thấp và các dãy đồi: chủ yếu phân bố ở 4 huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê và thị xã Hà Giang. Đây là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng núi thấp, chủ yếu là đất đồi với diện tích khoảng trên 400.000 ha. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối. Đây là vùng trọng điểm nông nghiệp của tỉnh.
3.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu Hà Giang có tính chất nhiệt đới và á nhiệt đới, mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè nóng mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21,60
C - 23,90C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngƣợc lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l). Biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70
C.
Chế độ mƣa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lƣợng mƣa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mƣa lớn nhất nƣớc ta. Dao động lƣợng mƣa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn.. Mƣa, bão tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 8. Chế độ mƣa nhƣ vậy làm cho vùng núi cao Hà Giang bị khô hạn kéo dài từ 4 - 6 tháng trong năm, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao. Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và dao động không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%.
Các hƣớng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu nhƣ chỉ có một hƣớng gió đông nam.
3.1.1.4 Tài nguyên nước
Nước mặt: Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có
mật độ sông - suối tƣơng đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, không thuận lợi cho giao thông đƣờng thuỷ. Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thành phố Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Chảy bắt nguồn từ sƣờn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang. Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thành phố Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho phần đông của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn nhƣ sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cƣ.
Hà Giang tuy có nguồn nƣớc mặt với tổng lƣợng dòng chảy phong phú nhƣng không cân đối và đồng đều cả về thời gian và không gian. Mùa mƣa, nƣớc ở thƣợng nguồn các sông đổ về, do độ dốc lớn gây ngập lụt ở các hồ đập ở vùng thấp. Về mùa khô, nguồn nƣớc lại rất hạn chế, cây trồng, vật nuôi và con ngƣời ở các vùng núi cao lại bị khô hạn, thiếu nƣớc nghiêm trọng.
Nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm ở Hà Giang có 2 dạng tồn tại chủ yếu là nƣớc lỗ hổng và nƣớc khe nứt. Nhìn chung đều có khả năng giữ nƣớc kém, không đồng
nhất, nghèo nƣớc, chỉ khai thác nhỏ lẻ, không có khả năng khai thác với lƣu lƣợng lớn. Về mùa khô, mực nƣớc ngầm sâu nên các giếng đào, giếng khoan đều khô cạn, nhất là các huyện núi cao nhƣ Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh là những huyện thiếu nƣớc trầm trọng cho sinh hoạt của con ngƣời và cây trồng, vật nuôi.
3.1.1.5 Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Giang là 794.579,55 ha. Các nhóm đất chính ở Hà Giang gồm:
+ Nhóm đất phù sa: có diện tích 14.433,8 ha, chỉ chiếm 1,82% diện tích tự nhiên nhƣng phân bố ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh, chủ yếu tập trung ở vùng thấp gồm các huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Bắc Quang, thành phố Hà Giang. Đây là nhóm đất có độ phì nhiêu khá nên ƣu tiên trồng lúa nƣớc, các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Nhóm đất lầy và than bùn: có diện tích không đáng kể (38,8 ha) phân bố ở huyện Bắc Quang. Hiện nay phần lớn diện tích đất than bùn còn bỏ hoang do đất bị úng nƣớc và lún thụt rất khó canh tác, chỉ có một số ít diện tích cao ở xung quanh đƣợc khai thác trồng lúa nƣớc.
+ Nhóm đất đen: có diện tích 1.028,7 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện vùng núi cao nhƣ Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ. Đây là loại đất có độ phì nhiêu tốt thích hợp trồng lúa nƣớc ở những nơi có điều kiện tƣới tiêu, hoặc các loại cây hoa màu và cây lâu năm ở những nơi khó giải quyết nƣớc tƣới.
+ Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích nhiều nhất 479.771,2 ha, chiếm 60,38% diện tích tự nhiên. Phân bố ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh nhƣng phần lớn ở các huyện vùng cao Đồng văn, Mèo Vạc, Yên Minh, quản Bạ, Xín Mần và ở một số huyện khác nhƣ Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang. Nhóm đất này thích hợp trồng lúa nƣớc, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (từ 900 - 1.800 m): có diện tích nhiều thứ hai, 208.684,0 ha, chiếm 26,46% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần và Bắc Quang, Vị Xuyên. Nhóm đất này có độ phì khá, thích hợp trồng các loại cây hoa màu, cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây ăn quả ôn đới.
+ Nhóm đất mùn trên núi cao (trên 1.800 m): có diện tích 6.903,3 ha, chiếm 0,87% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các huyện Hoàng Su Phì, Vị Xuyên. Đây là loại đất có độ phì nhiêu khá nhƣng do ở địa hình núi cao, độ dốc lớn nên khả năng sử dụng cho nông nghiệp có nhiều hạn chế. Có thể thích hợp để trồng cây dƣợc liệu hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng.
+ Nhóm đất thung lũng: đƣợc hình thành do các sản phẩm bồi tụ từ trên các đồi núi xung quanh đƣa xuống, có diện tích 7.847,2 ha, chiếm 0,99% diện tích tự nhiên nhƣng cũng phân bố ở tất cả các huyện, thị trong Tỉnh. Hiện tại loại đất này đang đƣợc sử dụng để trồng lúa. Có thể thích hợp để trồng lúa 2 vụ/năm ở những vùng chủ động đƣợc nƣớc tƣới hoặc luân canh lúa - màu ở nơi có điều kiện tƣới gặp khó khăn.
+ Nhóm đất khác: bao gồm núi đá, sông suối, hồ ao, ... có diện tích 75.872,55 ha, chiếm 9,55% diện tích tự nhiên.
3.1.1.6 Tài nguyên rừng
Hà Giang là một trong những tỉnh ở Vi ệt Nam hiện nay độ che phủ của rừng còn khá lớn, trong những năm gần đây đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc nên diện tích rừng của Hà Giang đã tăng đáng kể, độ che phủ rừng đạt khoảng trên 50% với 402.430,74 ha đất có rừng. Tài nguyên rừng của Tỉnh khá phong phú với nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao nhƣ lát, trò chỉ, nghiến, táu … và nhiều động vật quý hiếm nhƣ voọc đen má trắng, gấu ngựa, … Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên việc quản lý rừng cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đốt nƣơng làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn tái
diễn, việc quy hoạch rừng và giao rừng cho hộ dân gặp khó khăn về địa bàn quản lý và kinh phí hỗ trợ nên chất lƣợng rừng thấp, chƣa đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn; nhiều loài thú quý hiếm bị suy giảm.
3.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Hà Giang có trữ lƣợng tài nguyên khoáng sản khá đa dạng với 175 mỏ và điểm khoáng sản. Đáng kể đến là các khoáng sản rắn nhƣ sắt, vàng, manggan, boxit ... và nhiều khoáng sản khác có trữ lƣợng lớn nhƣ đá vôi, cao lanh, sét, đá sỏi ... Tuy nhiên, khoáng sản của Hà Giang có trữ lƣợng thấp, phân bố ở vị trí có điều kiện khai thác khó khăn, hầu hết chƣa đƣợc đánh giá cụ thể về trữ lƣợng và chất lƣợng.
3.1.1.8 Đánh giá tính đặc thù của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống của người dân Hà Giang
Hà Giang có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi cho việc giao thƣơng không những với các tỉnh trong vùng mà còn với thị trƣờng Trung Quốc thông qua hệ thống các cửa khẩu. Tuy nhiên cho đến nay, Hà Giang chƣa hình thành đƣợc vùng sản xuất hàng hóa tập trung, một trong những nguyên nhân là do có những khó khăn về địa hình, khí hậu, những hạn chế về tài nguyên đất và nƣớc.
Địa hình núi cao hiểm trở, có độ dốc lớn cùng với chế độ mƣa phân bố không đều trong năm, lƣợng mƣa tập trung trong các tháng mƣa, đã gây nên ngập lụt trong mùa mƣa, hạn hán trầm trọng trong mùa khô và có nơi hạn hán xảy ra ngay cả trong mùa mƣa do độ dốc lớn. Ngập lụt và hạn hán là một trở ngại lớn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống ngƣời dân. Do độ dốc cao nên cũng gây khó khăn cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông, giữ nƣớc và cấp nƣớc... Để xây dựng các hồ chứa nƣớc, đƣờng giao thông, đƣờng nƣớc sạch sinh hoạt, bố trí dân cƣ,... cần phải gia cố chống trƣợt, chống sạt lở, vận chuyển nguyên vật liệu khó khăn,... do đó đòi hỏi chi phí nhiều hơn so với vùng đồng bằng.
Về tài nguyên đất: Tài nguyên đất ở Hà Giang không có nhiều thuận lợi cho phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nhất là ở các huyện vùng núi cao. Phần lớn diện tích đất có độ dốc lớn từ 15 - 25 độ và trên 25 độ, dễ bị rửa trôi, xói mòn, khó khăn cho trồng cây lƣơng thực. Đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không nhiều, phân bố chủ yếu ở vùng thấp, ở các vùng núi cao phân bố rải rác khắp địa bàn huyện xen kẽ với núi đá, núi đất. Ở 4 huyện vùng cao núi đá, diện tích canh tác của các hộ gia đình không thể tính bằng m2 mà tính bằng gieo đƣợc bao nhiêu kg giống ngô, lúa ...
Về tài nguyên nƣớc: Mặc dù nguồn nƣớc mặt dồi dào nhƣng do địa hình núi cao, dốc lớn nên không giữ đƣợc mức nƣớc ổn định cung cấp cho đời sống và sản xuất trong cả năm. Đối với vùng núi cao, thiếu nƣớc cho sản xuất ngay cả trong mùa mƣa do không thể giữ đƣợc nƣớc, “đói đất” và “đói nƣớc” là hai nguyên nhân chính gây nên “nghèo đói” của các huyện vùng núi cao của Hà Giang.
Rừng là nguồn tài nguyên tƣơng đối phong phú và đa dạng của Hà Giang. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch và đầu tƣ thích đáng để đẩy nhanh tiến trình cải tạo và phát triển các loại rừng để vừa bảo vệ môi trƣờng sinh thái, nguồn nƣớc, đồng thời là nguồn sinh kế cho ngƣời dân Hà Giang rất thiếu đất sản xuất nông nghiệp.
Về tài nguyên khoáng sản: mặc dù phong phú về chủng loại nhƣng hạn chế về số lƣợng, lại chƣa đƣợc khảo sát điều tra để có kế hoạch khai thác cụ thể nên ngành công nghiệp khai khoáng chƣa phát triển mạnh ở Hà Giang.
Trong thời gian tới, vấn đề giải quyết nguồn nƣớc, chọn giống cây trồng