Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 41 - 43)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1.7Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Hà Giang có trữ lƣợng tài nguyên khoáng sản khá đa dạng với 175 mỏ và điểm khoáng sản. Đáng kể đến là các khoáng sản rắn nhƣ sắt, vàng, manggan, boxit ... và nhiều khoáng sản khác có trữ lƣợng lớn nhƣ đá vôi, cao lanh, sét, đá sỏi ... Tuy nhiên, khoáng sản của Hà Giang có trữ lƣợng thấp, phân bố ở vị trí có điều kiện khai thác khó khăn, hầu hết chƣa đƣợc đánh giá cụ thể về trữ lƣợng và chất lƣợng.

3.1.1.8 Đánh giá tính đặc thù của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống của người dân Hà Giang

Hà Giang có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi cho việc giao thƣơng không những với các tỉnh trong vùng mà còn với thị trƣờng Trung Quốc thông qua hệ thống các cửa khẩu. Tuy nhiên cho đến nay, Hà Giang chƣa hình thành đƣợc vùng sản xuất hàng hóa tập trung, một trong những nguyên nhân là do có những khó khăn về địa hình, khí hậu, những hạn chế về tài nguyên đất và nƣớc.

Địa hình núi cao hiểm trở, có độ dốc lớn cùng với chế độ mƣa phân bố không đều trong năm, lƣợng mƣa tập trung trong các tháng mƣa, đã gây nên ngập lụt trong mùa mƣa, hạn hán trầm trọng trong mùa khô và có nơi hạn hán xảy ra ngay cả trong mùa mƣa do độ dốc lớn. Ngập lụt và hạn hán là một trở ngại lớn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống ngƣời dân. Do độ dốc cao nên cũng gây khó khăn cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông, giữ nƣớc và cấp nƣớc... Để xây dựng các hồ chứa nƣớc, đƣờng giao thông, đƣờng nƣớc sạch sinh hoạt, bố trí dân cƣ,... cần phải gia cố chống trƣợt, chống sạt lở, vận chuyển nguyên vật liệu khó khăn,... do đó đòi hỏi chi phí nhiều hơn so với vùng đồng bằng.

Về tài nguyên đất: Tài nguyên đất ở Hà Giang không có nhiều thuận lợi cho phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nhất là ở các huyện vùng núi cao. Phần lớn diện tích đất có độ dốc lớn từ 15 - 25 độ và trên 25 độ, dễ bị rửa trôi, xói mòn, khó khăn cho trồng cây lƣơng thực. Đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không nhiều, phân bố chủ yếu ở vùng thấp, ở các vùng núi cao phân bố rải rác khắp địa bàn huyện xen kẽ với núi đá, núi đất. Ở 4 huyện vùng cao núi đá, diện tích canh tác của các hộ gia đình không thể tính bằng m2 mà tính bằng gieo đƣợc bao nhiêu kg giống ngô, lúa ...

Về tài nguyên nƣớc: Mặc dù nguồn nƣớc mặt dồi dào nhƣng do địa hình núi cao, dốc lớn nên không giữ đƣợc mức nƣớc ổn định cung cấp cho đời sống và sản xuất trong cả năm. Đối với vùng núi cao, thiếu nƣớc cho sản xuất ngay cả trong mùa mƣa do không thể giữ đƣợc nƣớc, “đói đất” và “đói nƣớc” là hai nguyên nhân chính gây nên “nghèo đói” của các huyện vùng núi cao của Hà Giang.

Rừng là nguồn tài nguyên tƣơng đối phong phú và đa dạng của Hà Giang. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch và đầu tƣ thích đáng để đẩy nhanh tiến trình cải tạo và phát triển các loại rừng để vừa bảo vệ môi trƣờng sinh thái, nguồn nƣớc, đồng thời là nguồn sinh kế cho ngƣời dân Hà Giang rất thiếu đất sản xuất nông nghiệp.

Về tài nguyên khoáng sản: mặc dù phong phú về chủng loại nhƣng hạn chế về số lƣợng, lại chƣa đƣợc khảo sát điều tra để có kế hoạch khai thác cụ thể nên ngành công nghiệp khai khoáng chƣa phát triển mạnh ở Hà Giang.

Trong thời gian tới, vấn đề giải quyết nguồn nƣớc, chọn giống cây trồng vật nuôi thích hợp, tạo việc làm phi nông nghiệp sẽ là cứu cánh thoát nghèo của ngƣời dân Hà Giang ở các huyện nghèo vùng núi cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 41 - 43)