Tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đánh giá chƣơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 86 - 91)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2.3. Tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đánh giá chƣơng

chương trình 135 tại Hà Giang

* Công tác theo dõi đánh giá

Các đơn vị, xã, huyện có chƣơng trình 135 cho đến nay vẫn chƣa thực sự triển khai hệ thống theo dõi đánh giá theo QĐ số 04 của UBDT. Lý giải về vấn đề này, các đơn vị thực hiện dự án đều cho rằng có một số nguyên nhân nhƣ sau:

- Hệ thống bao gồm quá nhiều chỉ tiêu đo lƣờng (trên 100 chỉ tiêu đối với cấp xã, huyện; và 80 chỉ tiêu đối với cấp tỉnh).

- Tần suất yêu cầu theo dõi quá dày, tất cả các chỉ tiêu đều yêu cầu báo cáo hàng quý và hàng năm

- Hệ thống thông tin thu thập theo phần mềm riêng do UBDT thiết kế và xây dựng, việc thực hành vận hành theo phần mềm này phức tạp đối với cán bộ cấp xã và cấp huyện.

- Nhiều xã 135 hiện nay chƣa có máy tính, hoặc máy tính không hoạt động thƣờng xuyên hoặc trục trặc, vì vậy công tác số liệu, báo cáo thƣờng thu thập theo bảng hƣớng dẫn và điền số báo cáo theo cách “thủ công”.

- Không có kinh phí để bố trí cho công tác theo dõi tại cấp cơ sở , tƣ̀ cấp huyện trở xuống

Hiện nay, công tác theo dõi và đánh giá chƣơng trình đƣợc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện dựa theo Khung lộ trình thực hiện chƣơng trình 135 đƣợc ban hành theo quyết định số 1405/QD-UBND của UBND tỉnh Hà Giang. Khung lộ trình này đƣợc xây dựng trên cơ sở khung lộ trình chung của chƣơng trình do Uỷ ban dân tộc xây dựng. Đây thực tế là khung logic cho việc thực hiện dự án, trong đó có nêu rõ nội dung, các kết quả cần đạt đƣợc theo từng năm, chỉ số đầu vào, đầu ra, tác động đối với từng hạng mục của chƣơng trình. Khung lộ trình cũng quy định “Cơ sở theo dõi việc thực hiện khung lộ trình”. Theo đó, việc theo dõi đƣợc chia thành 2 phần, phần 1 về cải tiến chính sách, cơ chế gồm các nội dung sau:

a. Xác định đối tƣợng (có 6 chỉ tiêu)

b. Công tác lập kế hoạch có sự tham gia (có 14 chỉ tiêu) c. Quản lý tài chính (có 5 chỉ tiêu)

d. Theo dõi đánh giá (có 6 chỉ tiêu) e. Truyền thông (có 9 chỉ tiêu)

Phần 2 là các chỉ tiêu về kết quả thực hiện một số nội dung chủ yếu, bao gồm: a. Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu (có 10 chỉ tiêu)

b. Phát triển cơ sở hạ tầng (Có 9 chỉ tiêu)

c. Đào tạo và nâng cao năng lực (có 12 chỉ tiêu).

Nếu thực hiện đúng theo khung lộ trình này, có tổng số 71 chỉ tiêu phải theo dõi và cập nhật. Những chỉ tiêu đƣợc lựa chọn quy định trong Khung lộ trình thực hiện tƣơng đối toàn diện bao gồm cả chỉ tiêu đầu vào, đầu ra và tác

động. Trong số nhóm chỉ tiêu nêu trên có nhiều chỉ tiêu định lƣợng và định tính, nhiều chỉ tiêu mà nếu theo dõi đƣợc sẽ rất hữu ích trong việc đánh giá tác động của dự án (ví dụ nhƣ những chỉ tiêu: số hộ hài lòng với những cải tiến của dịch vụ khuyến nông, số hộ ứng dụng kiến thức đƣợc học từ các lớp tập huấn, số lƣợt ngƣời dân tham gia họp lựa chọn công trình…).

Tuy nhiên, qua trao đổi và phỏng vấn cán bộ của các cấp (tỉnh, huyện, xã) tham gia chƣơng trình 135, hầu hết các chỉ tiêu này cho đến nay chƣa đƣợc thu thập thông tin và theo dõi, tổng hợp. Các chỉ tiêu theo dõi và báo cáo chƣơng trình 135 tại tỉnh hiện nay tập trung chủ yếu là theo dõi các chỉ tiêu về tài chính theo từng hợp phần, tiến độ giải ngân, khối lƣợng thực hiện tổng hợp (số đầu điểm công trình, tổng số hộ nhận hỗ trợ… ). Hầu hết các chỉ tiêu theo dõi về chỉ số đầu ra, kết quả chƣa thực hiện đƣợc. Nguyên nhân của tình trạng đƣợc phân tích nhƣ sau:

a. Hiện nay không có một văn bản pháp lý của tỉnh quy định việc thực hiện theo dõi và đánh giá, ban hành các chỉ số theo dõi đánh giá phù hợp, đơn giản cho các cấp thực hiện. Khi chƣa có quy định ban hành những chỉ tiêu theo dõi, đánh giá, các cấp cơ sở đƣợc hiểu là sẽ phải thực hiện theo quy định của Trung ƣơng (Quyết định 04 về hệ thống theo dõi đánh giá và khung lộ trình chung), tuy nhiên, cả hai hệ thống chỉ tiêu này đều quá phức tạp, tốn kém về thời gian và nguồn lực để thực hiện đối với cấp xã và cấp huyện.

b. Thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm giữa các các đơn vị là chủ đầu tƣ, đơn vị thực hiện và cơ quan hữu quan khác giữa các cấp trong việc cung cấp thông tin, báo cáo.

c. Ngân sách cho theo dõi đánh giá, giám sát rất hạn chế, hầu nhƣ không đáng kể, chỉ có thể phục vụ một phần chi phí đi lại cho các hoạt động kiểm tra, giám sát liên ngành, giám sát của cơ quan thƣờng trực đối với các xã dự án.

Có một nghịch lý là hệ thống theo dõi đánh giá của chƣơng trình 135 đƣợc thiết kế tƣ̀ cấp trung ƣơng , với mục tiêu thƣ̣c hiện đầy đủ và đồng bộ tƣ̀ cấp trung ƣơng đến cấp xã, thôn bản. Tuy nhiên, yêu cầu kỹ thuật và vận hành của hệ thống này đòi hỏi khá cao , với nhiều chỉ tiêu phƣ́c tạp , tần suất theo dõi dày nhƣng điểm bất cập là không phân bổ hợp lý ngân sách cho theo dõi đánh giá đến tận cấp cơ sở . Lƣ̣c lƣợng cán bộ thƣ̣c hiện dƣ̣ án ở các cấp xã , huyện cũng rất mỏng và năng lực của đội ngũ cán bộ này chƣa đảm đƣơng đƣợc nhiệm vụ và yêu cầu của theo dõi đánh giá

* Công tác giám sát chương trình

Chƣơng trình 135 là một trong những chƣơng trình mục tiêu đƣợc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Công tác giám sát việc thực hiện chƣơng trình đƣợc tổ chức đƣợc lãnh đạo tỉnh rất chú trọng. Hàng năm thƣờng xuyên tổ chức các đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh và các cơ quan chức năng thƣờng xuyên kiểm tra giám sát.

Ban giám sát cấp xã đƣợc thành lập ở tất cả các xã thực hiện chƣơng trình 135. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, năng lực giám sát của các ban giám sát đã đƣợc cải thiện, thành viên các ban giám sát đƣợc tập huấn về kỹ năng, đƣợc cung cấp sổ tay hƣớng dẫn giám sát công trình. Vai trò của ban giám sát đã đƣợc phát huy trong việc theo dõi giám sát việc thực hiện chƣơng trình. Theo đánh giá của cán bộ cấp xã, Ban giám sát chƣơng trình 135 đang dần phát huy hiệu quả trong việc giám sát các công trình xây dựng, đặc biệt là công trình nhỏ ở cấp xã, cấp thôn. Thực tế cho thấy nhờ có hoạt động của ban giám sát mà nhiều sai sót của đơn vị thi công đƣợc phát hiện và khắc phục kịp thời.

Tuy nhiên, hoạt động của ban giám sát cũng còn nhiều điểm bất cập cần khắc phục. Trƣớc hết là tính pháp lý của Ban giám sát, trong quá trình các nhà thầu xây dựng thi công công trình, ban giám sát làm việc và theo dõi, giám sát,

tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp tiếng nói của Ban không đủ trọng lƣợng. Một vấn đề nữa là năng lực hạn chế, ít hiểu biết về kỹ thuật để giám sát.

3.3.2.4. Khuyến nghị nhằm cải thiện công tác theo dõi đánh giá của chương trình 135 cho giai đoạn tiếp theo

Cho đến nay chƣa có quyết định chính thƣ́c về việc chƣơng trình 135 giai đoạn tiế p theo có triển khai hay không và triển khai ở địa bàn nào , với trọng tâm hoạt động nào . Tuy nhiên, có nhiều khả năng về việc tiếp tục thực hiện chƣơng trình này vì đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu vùng xa , vùng miền núi, dân tộc ít ngƣời vẫn là một trong nhƣ̃ng chƣơng trình ƣu tiên của Chính phủ trong những năm tới nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và khoảng cách phát triển giƣ̃a các vùng miền . Nếu chƣơng trình tiếp tục đƣợc thực hiện, tỉnh Hà Giang cần triển khai những hoạt động sau đây nhằm đẩy mạnh và cải thiện công tác theo dõi và đánh giá:

i. Ngay khi chƣơng trình ban hành bộ chỉ tiêu theo dõi đánh giá , cơ quan thƣờng trƣ̣c thƣ̣c hiện chƣơng trình cần tham mƣu ngay cho UBND tỉnh để ban hành các quy định cụ thể quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan, các cấp, các ngành trong việc thực hiện theo dõi đánh giá.

ii. Ban hành quy định bắt buộ c đối với các xã làm chủ đầu tƣ chƣơng trình phải thực hiện công tác theo dõi đánh giá từ cấp xã và cấp thôn

iii. Ban hành quy định yêu cầu các cơ quan phối hợp phải báo cáo số liệu thƣ̣c hiện và các chỉ tiêu theo dõi k hác cho các quan thƣờng trực để kịp thời thƣ̣c hiện báo cáo, theo dõi và tổng kết

iv. Tập huấn , đào tạo cho các cán bộ chủ chốt của các ban ngành liên quan về công tác theo dõi đánh giá ; nên sƣ̉ dụng các dƣ̣ án hiện đang thƣ̣c hiện trên địa bàn và đề nghị các dƣ̣ án quốc tế hỗ trợ đào tạo , tập huấn về công tác theo dõi đánh giá

(v) Bố trí kinh phí phù hợp cho công tác theo dõi đánh giá , đặc biệt là bố trí kinh phí cho các cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)