Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp điều tra có sử dụng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp về tín dụng của các NHTM để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 89)

- Tiền gửi tiết kiệm + Trong đó trên 12 tháng

2003 2004 Ngành kinh tế

4.3.2 Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp điều tra có sử dụng tín dụng

hợp đồng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.

Tóm lại, từ thực tế điều tra tại các DN chúng tôi cho rằng, trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng vẫn còn phân biệt đối xử không bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, điều đó đã ảnh h−ởng tới quá trình phát triển của các DNV&N nói riêng.

4.3.2 Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp điều tra có sử dụng tín dụng dụng

Điều tra, đánh giá khả năng hoạt động của DN có sử dụng tín dụng (Bảng 4.10) cho thấy, nhìn chung các DN đều kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên ở các loại hình kinh tế khác nhau hiệu quả kinh tế cũng khác nhau.

Đối với DNNN, tỷ suất lợi nhuân trên vốn vay hoặc trên vốn kinh doanh của các DN là t−ơng đối đồng đều. Nếu tính theo doanh thu trên vốn kinh doanh, các DN kinh doanh th−ơng mại luân chuyển vốn nhanh hơn (4,28 vòng) trong năm, các DN sản xuất do chu kỳ sản xuất dài, nên luân chuyển vốn chậm hơn (1,06 vòng). Từ tính chất này, theo chúng tôi, nhằm bảo đảm sự khách quan và bình đẳng về tiếp cận vốn của NH, cơ quan NH và các cán bộ tín dụng khi xem xét cho vay vốn cần tính đến loại hình sản xuất, kinh doanh của DN.

Bảng 4.10: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp điều tra Loại DN DT/ Vốn KD (lần) LN/Vốn KD (%) DT / Vốn vay (lần) LN/ vốn vay (%) DN nhà n−ớc - BQ chung 3,54 3,64 5,49 5,60 - DN th−ơng mại 4,28 3,60 6,63 5,58 - DN sản xuất 1,06 3,77 1,59 5,64 Công ty CP - BQ chung 3,39 6,82 6,54 13,10 - DN th−ơng mại 4,18 8,11 9,78 18,95 - DN sản xuất 2,08 4,71 3,11 7,05 Công ty TNHH - BQ chung 3,17 4,71 6,62 9,80 - DN th−ơng mại 4,89 4,33 16,85 14,92 - DN xây dựng 1,54 5.08 2.22 7.23

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Nếu xét riêng trong lĩnh vực th−ơng mại thì DN t− nhân khai thác vốn hiệu quả hơn các loai hình DN khác, nó đ−ợc thể hiện ở doanh thu/ vốn vay là 16,84 lần.ảơ dĩ có điều đó là do, các DN t− nhân vì khan hiếm nguồn vốn lớn, buộc họ phải luân chuyển nhanh mới đáp ứng đ−ợc yêu cầu kinh doanh của DN. Do vậy, lợi nhuận kinh doanh của loại hình kinh tế này so với vốn vay chiếm tỷ trọng cao, lợi nhuận/ vốn vay là 14,92%.

Để thấy rõ về hiệu quả sử dụng vốn của các DN, số liệu điều tra (Bảng 4.11) cho thấy, mức độ cho vay của các ngân hàng ở các loại hình kinh tế khác nhau cũng khác nhau, cụ thể là:

Bảng 4.11 : Các chỉ số tài chính trong các doanh nghiệp điều tra theo các loại hình doanh nghiệp năm 2004

Loại hình DN Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) Hiệu suất sử dụng tổng TS (lần) Tỷ số vốn vay/ TS (%) Tỷ số vốn vay / vốn SH (%) Tỷ suất sinh lợi / tổng TS (%) Tỷ suất sinh lợi/ vốn SH (%) DN Nhà n−ớc 15,7 3,5 62,5 184,6 3,5 10,4 Công ty CP 8,1 1,9 30,1 107,7 3,9 14,1 Công ty TNHH 7,3 1,8 29,3 101,2 2,7 9,4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

- Đối với DNNN tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn chủ sở hữu là 184,6% - Công ty cổ phần tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn chủ sở hữu là 107,7% - Công ty TNHH tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn chủ sở hữu là 101,2%

Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do, DN Nhà n−ớc vẫn đ−ợc −u ái trong việc vay vốn, nguồn vốn vay nhiều nh−ng việc sử dụng vốn không có hiệu quả, chi phí hoạt động kinh doanh cao, lợi nhuận trên doanh thu thấp. Các DN ngoài quốc doanh vẫn bị phân biệt đối xử trong việc vay vốn của các NHTM, và do ít vốn, nên các đơn vị này khai thác triệt để hơn nguồn vốn hiện có, tăng c−ờng các biện pháp để giảm chi phí hoạt động do đó lợi nhuận của DN tăng lên.

Hiệu suất sử dụngTSCĐ =Doanh thu thuần/ Tài sản cố định

Hiệu suất ứng dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản Tỷ số vốn vay trên tổng tài sản = Tổng vốn vay/ Tổng tài sản

Tỷ số vốn vay trên vốn chủ sở hữu = Tổng vốn vay/ Vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu Qua số liệu chúng ta nhận thấy rằng, hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản của khối DN Nhà n−ớc cao hơn nhiều so với công ty cổ phần và công ty TNHH. Nguyên nhân của thực tế trên là do, khối DNNN có tài sản cố định mua sắm từ lâu, giá trị còn lại của tài sản thấp hơn rất nhiều so với tài sản cùng loại của khối DN t− nhân và công ty cổ phần (CP) (các DN mới thành lập phải mua sắm mới thời gian khấu hao ch−a nhiều).

Nh− vậy, phân tích số liệu về quan hệ giữa nguồn vốn vay từ các NH với tài sản của các DN ta nhận thấy, toàn bộ tài sản của khối DNNN đ−ợc hình thành bởi 62,56% là vốn vay, còn số t−ơng ứng của công ty CP là 30,08 % và công ty TNHH là 29,3%. Điều đó chỉ rõ sự −u đãi về tín dụng đối với khối DNNN hơn hẳn đối với các loạ hình DN khác.

Tuy đ−ợc −u đãi về tín dụng và các chính sách khác, nh−ng thực tế khối DNNN hiệu quả sử dụng vốn không cao đ−ợc thể hiện ở tỷ suất sinh lời. Hay cụ thể là, cứ 1 đồng tài sản của khối DNNN thì tạo ra đ−ợc 0,035 đồng lợi nhuận, trong khi đó, chỉ số t−ơng ứng của công ty cổ phần là 0,039 đồng lợi nhuận; DNNN 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận, của khối công ty cổ phần tạo ra 0,14 đồng lợi nhuận.

Những phân tích trên đây chỉ ra, các DN khi sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, tất yếu kinh doanh có hiệu quả, chiếm đ−ợc lòng tin đối với ngân hàng, và có khả năng bảo tồn và phát triển nguồn vốn.

* Một số nhận xét rút ra từ thực trạng đầu t của các ngân hàng thơng mại

- Các NHTM đầu t− theo h−ớng giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các DNNN và tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các DN dân doanh và làm khép

dần khoảng cách đối xử không bình đẳng giữa các loại hình DN.

- Vốn tín dụng đã có tác dụng tạo tiền đề, tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của DN. Các DN sử dụng vốn vay có hiệu quả vào nhiều mục đích sản xuất kinh doanh khác nhau. Nh−ng phổ biến là tập trung đầu t− vào các lĩnh vực quan trọng nhằm khai thác các lợi thế so sánh của nền kinh tế, nh− công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề, mở rộng quy mô sản xuất nghề cũ, phát triển dịch vụ th−ơng mại, tăng thu nhập góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đai hoá đất n−ớc.

- Phần lớn các DN đều trả nợ đúng thời hạn, hoặc còn tồn đọng nợ quá hạn nh−ng đang nằm trong mức độ cho phép. Tuy nhiên, tình trạng này còn ở mức cao, đặc biệt là tình trạng nợ của khách hàng ngân hàng ĐT&PT tỷ lệ cao, trong đó tập trung vào tín dụng ĐTXDCB và tín dụng chỉ định.

Bên cạnh những đóng góp tích cực vào việc đầu t− vốn phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh mà NHTM đã đạt đ−ợc trong những năm qua, đánh giá một cách khách quan, việc đầu t− vốn tín dụng các NHTM cũng còn bộc lộ những tồn tại cần phải khắc phục. Tong đó tồn tại nổi cộm nhất, theo chúng tôi đó là nguồn cung ch−a đáp ứng đủ cầu về vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh (đáp ứng đ−ợc 30% nhu cầu thực tế). Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cần phải quan tâm đó là:

Một là: Vẫn còn sự phân biệt đối xử trong việc đầu t− vốn tín dụng đối với DNV&N. Các DN nhà n−ớc khi vay vốn không cần phải có tài sản thế chấp. Còn các DVN&N của t− nhân, hộ kinh doanh cá thể phải có tài sản thế chấp và khi định giá còn bị đánh giá thấp hơn so với giá trị thực trên thị tr−ờng.

Hai là: Thủ tục cho vay đối với DNV&N còn nhiều ràng buộc, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nh−:

khi đó các DN và ng−ời vay vốn ch−a đ−ợc cấp đủ giấy tờ cần thiết nh− chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của các chủ DN, của ng−ời vay.

.- Phụ thuộc vào báo cáo tài chính của các DNV&N. Trong thực tiễn, các báo cáo tài chính của DNV&N th−ờng không đủ độ tin cậy, số liệu không chính xác, đầy đủ, nhiều khi là số liệu giả gây khó khăn trong việc thẩm định ph−ơng án vay vốn cũng nh− không đủ độ tin cậy để ngân hàng phân tích quyết định cho vay theo h−ớng tín chấp.

- Phụ thuộc vào vốn tự có và trình độ quản lý của DNV&N. Vốn tự có của DNV&N thấp, đặc biệt là các DN t− nhân. Vốn tự có thấp là nguyên nhân làm cho ngân hàng khó đầu t− tín dụng vào các dự án lớn, những dự án trung, dài hạn; đầu t− đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại cho các doanh nghiệp.

Ba là: Thông tin hai chiều giữa ngân hàng và khách hàng còn nhiều hạn chế, ngân hàng và DNV&N còn thiếu những thông tin cần thiết, nên ch−a hiểu đầy đủ về nhau để gây dựng niềm tin, trách nhiệm với nhau.

* Về phía khách hàng:

Những dấu ấn trong t− t−ởng của những ng−ời dân hay DN về hoạt động của NH tr−ớc đây theo cơ chế bao cấp mang nặng tính “ban phát”. Từ đó dẫn đến, thái độ của cán bộ TD đối với DN có nơi, có lúc còn quan liêu, cửa quyền, thủ tục r−ờm rà. Do vậy, gây tâm lý trong tiếp xúc với NH, dẫn đến ngại đến với NH. Mặt khác, các DN mong đ−ợc đầu t− trung dài hạn nhiều, món vay lớn, thủ tục đơn giản thuận tiện, đó cũng là khó khăn cho NH vì nguồn vốn của NH huy động hầu nh− là d−ới 12 tháng, những thủ tục là do cơ chế chính sách Nhà n−ớc quy định NH phải thực hiện.

* Về phía Ngân hàng:

Do thực tế từ nguồn vốn của các DNV&N ít, tạo nên tâm lí NH không dám mở rộng TD với các DNV&N vì tài sản thế chấp không đảm bảo; việc

hạn chế. Đặc biệt thông tin về tình hình tài chính DN, thông tin về thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm, quan hệ về thanh toán... đã làm cho ngân hàng không đủ độ tin cậy để giải quyết cho vay cho đúng nhu cầu.

Nguyên nhân: Khách hàng sử dụng ph−ơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng không phải là triệt để mà còn mở tài khoản thanh toán ở nhiều nơi và thanh toán bằng tiền mặt. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát việc trả nợ tiền vay và sử dụng vốn sai mục đích vay.

Bốn là: Ngân hàng thiếu vốn cho vay

Những năm qua, các NHTM ở Thanh Hoá đã cho vay v−ợt quá nguồn vốn huy động tại địa ph−ơng và phải nhận vốn điều hoà từ NHTM TW để cho vay (điển hình là NHNo&PTNT Thanh Hoá). Do nhận vốn điều hoà nên các ngân hàng không chủ động về nguồn để đầu t−, chỉ dám quyết giải ngân mạnh khi nhận đ−ợc nhiều vốn điều hoà và thời gian nhận vốn cũng phụ thuộc vào kế hoạch điều phối của NHTMTW. Đây cũng chính là một hạn chế của các NHTM Thanh Hoá trong việc mở rộng tín dụng đối với loại hình DNV&N trên địa bàn trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp về tín dụng của các NHTM để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)