Các cấp độ trần thuật

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvông (tòm văn + tóm tắt) (Trang 141 - 150)

6. Cấu trúc của luận án

4.2.2. Các cấp độ trần thuật

G. Genette chia thời gian nghệ thuật thành hai lớp cơ bản: thời gian của sự việc được kể (Chuyện) và thời gian của truyện kể (Truyện). Nói cách khác, Chuyện là sự kiện, còn Truyện là cách kể lại sự kiện đó. Để biết được nghệ

thuật kể chuyện của tác giả, có thể căn cứ vào yếu tố: trật tự, thời lưu. Đây chính là các cấp độ quan hệ giữa thời gian của Chuyện và thời gian của Truyện.

* Trật tự thời gian được hiểu như là mối quan hệ giữa thời gian kế tiếp nhau của các sự kiện (Chuyện) với trật tự (giả - thời gian) do nhà văn sắp xếp chúng (Truyện). Nếu nhà văn sắp xếp sự kiện theo trình tự thời gian trước sau thì sẽ có thời gian biên niên hoặc thời gian tuyến tính. Nếu đảo lộn trật tự, sẽ có thời gian sự kiện đảo tuyến hoặc thời gian phi tuyến.

Là một nhà tiểu thuyết sự kiện, thời gian trong tiểu thuyết của Suvănthon chủ yếu phát triển theo trật tự tuyến tính, đó là những tác phẩm có kết cấu mạnh thẳng, cốt truyện trung tâm được diễn biến theo trình tự thời gian trước sau. Thời gian sự kiện chính chủ yếu nằm ở thời hiện tại xét từ vị trí của người trần thuật ở ngôi thứ ba. Nhân vật chính hoạt động chủ yếu trong hiện tại. Nếu nhân vật hồi tưởng hoặc được tác giả giới thiệu thêm về quá khứ thì nội dung đó chỉ là phụ, có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến cốt truyện. Thời gian quá khứ chỉ được nhắc lướt qua, không chiếm dung lượng lớn trong tác phẩm. Tuy vậy, nếu xét ở các cấp độ thấp hơn trong văn bản như câu văn, đoạn văn, chi tiết … thì trong mỗi tác phẩm đều có những yếu tố xáo trộn thời gian, chỉ có điều, sự đảo tuyến đó chỉ giữ vai trò phụ, không chi phối tới sự kiện trung tâm của tác phẩm.

Có hai hình thức đảo ngược thời gian, một là nhà văn lui về quá khứ để giới thiệu đoạn đời đã qua của nhân vật, hai là, nhà văn để cho nhân vật hồi tưởng qua suy nghĩ hoặc tự kể lại. Hình thức đảo tuyến mang nhiều chức năng khác nhau. Trước hết, nó nhằm bổ sung thêm một số nội dung trong tác phẩm, miêu tả quá khứ để hiểu thêm hiện tại, dùng quá khứ để giải thích hiện tại. Trước những hành động quả cảm của nhân vật, nhà văn thường quay về miêu tả quá khứ của nhân vật đó như để làm tăng thêm phẩm chất anh hùng và nhấn mạnh rằng, truyền thống yêu nước vốn được nuôi dưỡng trong tâm hồn

nhân vật từ rất lâu (nhân vật Khăm mặn, nhân vật Xô Pha trong Tiểu đoàn Hai, nhân vật Vông Phăn trong Hai chị em); cũng có khi, việc quay về miêu tả quá khứ của nhân vật lại nhằm khẳng định sự thay đổi trong cuộc đời, số phận, thay đổi cách nhìn và lí tưởng sống của nhân vật (nhân vật Vông Phết trong Hai chị em, nhân vật Sổm Phết trong Hai bên bờ sông). Ngoài ra, việc quay về miêu tả quá khứ hoặc để nhân vật hồi tưởng và tự kể lại còn có tác dụng giải lao tâm trí người đọc, giúp bạn đọc tạm thời thoát khỏi những xung đột căng thẳng ngột ngạt trong hiện tại. Chính lúc nhân vật Sổm phon hốt hoảng, sợ hãi nhất, khi lần đầu tiên được chứng kiến tận mắt cuộc hành quân của một tiểu đoàn quân cách mạng mà trước đây cô chỉ được biết đến qua lời lẽ nói xấu xuyên tạc của quân đội tay sai, nhà văn đã để cho nhân vật nhìn thấy thấp thoáng hình ảnh người anh trai (đã mất tích bao năm nay) trong đội quân, những căng thẳng lo sợ của nhân vật bỗng tan biến, thay vào đó là dòng hồi tưởng về những kỷ niệm gắn với người anh thân yêu của cô. Trong cuộc chiến đấu giáp lá cà với quân địch, khi bị kẻ thù bao vây, khi phải đối mặt với sự sống và cái chết, Vông Phăn đã nhớ lại hành động chiến đấu anh dũng của Bun Mi tại mặt trận Phu Khum, người mà cô thầm yêu trộm nhớ, và ngay sau đó, cô như có thêm sức mạnh, lòng quyết tâm để giáng những đòn thật mạnh cuối cùng hòng tiêu diệt lực lượng địch. Việc để nhân vật có những phút hồi tưởng kịp thời trong những tình huống khẩn trương ấy như một phương pháp thư giãn khá quen thuộc đối với các nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết của Suvănthon, hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân trong tiểu thuyết của ông do đó không cứng nhắc khiên cưỡng như các anh hùng sử thi mà trở nên gần gũi, quen thuộc với cuộc sống đời thường. Như vậy, việc đảo ngược thời gian nghệ thuật không phải là việc làm ngẫu hứng mà xuất phát từ dụng ý của nhà văn nhằm khắc họa chân dung nhân vật và tạo sắc thái biểu cảm.

* Thời lưu

Thời lưu trong tác phẩm văn học còn gọi là thời lượng, khoảng thời gian hoặc độ dài văn bản. Tức là độ dài của các biến cố được kể, được tính bằng số câu và số trang viết, nói cách khác đó là tốc độ kể. Chẳng hạn, có nhiều sự việc diễn ra trong thời gian một ngày nhưng nhà văn này chỉ miêu tả nó trong một câu trong khi nhà văn khác lại tả tới hàng ngàn câu. Tiểu thuyết của Suvănthon thiên về miêu tả sự kiện, cốt truyện diễn biến theo chuỗi biến cố sự kiện liên tiếp, thời gian trần thuật không bị hạn chế, nên trong các tác phẩm của ông, ta thường bắt gặp lối miêu tả dài dòng kéo dài các chi tiết, người ta gọi đó là lối “trì hoãn sử thi”. Mục đích là để miêu tả tỉ mỉ, tường tận, bổ sung thêm nội dung, tạm thời loại bỏ cao trào, kéo dài sự hồi hộp ... Ngoài ra, đó cũng là yếu tố ngôn ngữ quan trọng, là sự đóng góp to lớn của nhà văn trong quá trình hình thành và phát triển thể loại tiểu thuyết ở Lào, mà biểu hiện cơ bản trước tiên, chính là ở khả năng kéo dài câu chuyện kể của nhà văn, nhiều tiểu thuyết dài hơi của Suvănthon do đó được xem là tiểu thuyết sử thi trong đó Tiểu đoàn Hai được xem là tiểu thuyết tiêu biểu nhất cho phong cách này của ông. Trong tiểu thuyết, thời gian chuyện kể kéo dài sáu bảy năm diễn biến qua nhiều sự kiện biến cố trọng đại của dân tộc, điều đặc biệt, mỗi sự kiện lịch sử trọng đại ấy đều được miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất. Chỉ xét riêng sự kiện Tiểu đoàn Hai rút quân, vượt vòng vây ra khỏi Cánh đồng Chum trở về khu căn cứ với thời gian sự kiện chỉ diễn ra trong một đêm nhưng tác giả đã kéo dài thời gian văn bản tới ba mươi trang sách. Trong một khoảng thời gian lịch sử ngắn ngủi ấy, Suvănthon đã dồn chứa trong đó hàng loạt những tình huống bất ngờ, ngoài những tai ương, rủi ro do thiên nhiên, đất trời mang lại còn có cả những khó khăn, bất trắc ngay trong niềm vui, niềm hạnh phúc của con người. “Chị Phongxamut trở dạ đau đẻ. Thật là gay go ... Ban chỉ huy tiểu đoàn cho đại đội bốn ở lại bảo vệ phía sau, chờ cho chị Phongxamut sinh nở. Bộ phận còn lại tiếp tục hành quân ...

Gần sáng, một tổ liên lạc của tiểu đoàn quay lại báo tin: Dù chị Phongxamut chưa đẻ, tất cả đều phải hành quân vì quân địch đang khép vòng vây! Khoảng năm giờ sáng, chị Phongxamut sinh được một cậu con trai. Các chiến sĩ cởi áo của mình để lau và làm tã lót bọc cho cậu bé” [177, tr.89]. Cách miêu tả tỉ mỉ trong khoảng thời gian nhất định làm cho thời gian trong tác phẩm luôn được kéo căng cao độ, sự hồi hộp được kéo dài, tạo hứng thú cho người đọc. Trong nhiều tác phẩm khác như Hồi tưởng lại, Hai chị em, Hai bên bờ sông, Người con gái của Đảng, nhà văn đều nhất quán trong cách miêu tả của mình, hầu hết các sự kiện đều được kéo căng hết biên độ. Tính hoành tráng sử thi trong tiểu thuyết của Suvănthon chính là ở chỗ, tác phẩm vừa có thể miêu tả thời gian sự kiện kéo dài với hàng loạt những biến cố sự kiện trọng đại diễn ra dồn dập liên tiếp, vừa có thể dồn nén sự kiện trong một khoảng thời gian nhất định để miêu tả tỉ mỉ chi tiết. Bức tranh hiện thực do đó được tái hiện trên cả hai diện rộng và sâu tạo nên âm hưởng hào hùng.

4.3. Tiểu kết

Đặc trưng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon không chỉ biểu hiện ở nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng trong thời đại mới trên cơ sở tổ chức xây dựng kết cấu không gian thời gian mang tính hoành tráng sử thi, mà còn được biểu hiện qua nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ, sử dụng phương thức trần thuật phù hợp với kết cấu tác phẩm và đặc trưng lối sống của con người Lào. Các chất liệu ngôn ngữ phản ánh đặc điểm văn hóa của dân tộc như ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ Phật giáo được nhà văn sử dụng khá linh hoạt trong tác phẩm, điều đó không chỉ làm cho ngôn ngữ tiểu thuyết trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn có khả năng khắc họa chân dung và tính cách nhân vật một cách rõ nét. Ngoài ra, với sự kết hợp sử dụng một số yếu tố ngôn ngữ hiện đại như: ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ song điệu, nhà văn không chỉ có điều kiện đi sâu vào đời sống tâm hồn của nhân vật, phản ánh những nét tính cách đa dạng của nhân vật và qua đó có thể

khái quát thành những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh mà còn bộc lộ một hướng tìm tòi, sáng tạo trong quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ dân tộc, xây dựng và phát triển nền tiểu thuyết Lào hiện đại.

Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định bởi người kể chuyện. Trong tiểu thuyết của Suvănthon, người kể chuyện có vai trò toàn năng với điểm nhìn thông suốt tất cả. Cũng có khi điểm nhìn của người kể chuyện thông qua độc thoại nội tâm của nhân vật hay từ các nhân vật khác để thể hiện những quan điểm, tư tưởng của nhân dân các bộ tộc Lào về các giá trị của cuộc sống và con người. Tuy vậy, điểm nhìn chi phối mọi điểm nhìn trong tác phẩm vẫn là điểm của người kể chuyện, bởi thực tế, xen lẫn trong những lời độc thoại, những nhìn nhận đánh giá từ phía các nhân vật khác, vẫn có sự tham gia của người kể chuyện. Có thể nói, người kể chuyện luôn thường trực, tính chất “ẩn” của người kể chuyện trong tiểu thuyết của Suvănthon chỉ mang tính tạm thời. Đây là một trong những đặc trưng chung của nền tiểu thuyết hiện đại Lào.

1. Tiểu thuyết Lào xuất hiện được xem là một bước tiến nhảy vọt của nền văn xuôi hiện đại Lào. Mặc dù ra đời muộn, nhưng nó đã bắt kịp ngay vào đời sống hiện thực, đồng thời đạt được những thành tựu đáng kể cả về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt đã hình thành được những phong cách tiểu thuyết tiêu biểu, trong đó, Suvănthon Bupphanuvông được xem là một tiểu thuyết gia lớn nhất ở Lào từ trước đến nay. Khảo sát các bộ tiểu thuyết của Suvănthon, chúng ta thấy, ở đó có sự kế thừa, tiếp thu, đổi mới và cách tân những giá trị văn học truyền thống. Trong các sáng tác của ông mang nhiều giá trị đặc biệt về nội dung và kết cấu với một phong cách riêng trong nghệ thuật tự sự trên các phương diện: Nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian, ngôn ngữ và các phương thức trần thuật... Mỗi giá trị nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của ông không chỉ đánh dấu sự trưởng thành của nền tiểu thuyết Lào hiện đại mà nó còn góp phần soi tỏ hơn những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc Lào.

2. Hình tượng người chiến sĩ cách mạng của giai cấp vô sản trong tiểu thuyết của Suvănthon là sự khái quát hóa cao độ những khát vọng, lí tưởng về sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm, đức hạnh của toàn thể cộng đồng các dân tộc Lào. Họ trở thành người anh hùng của thời đại, là người con ưu tú của nhân dân, là mẫu mực của cộng đồng về sức mạnh, đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ. Mặc dù mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau với những nhiệm vụ không giống nhau, song giữa họ lại có một nét nổi bật giống nhau và cũng là nét đẹp tập trung nhất, đó chính là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng nhiệt tình hăng hái chiến đấu và lao động sản xuất, là niềm tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng và quyết tâm chiến thắng quân thù.

Vẻ đẹp tâm hồn, tài năng và nhân cách của các nhân vật được nhà văn tái hiện trong tác phẩm qua nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau dựa vào chuỗi sự kiện, nhân vật cũng được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau: ngôn ngữ, hành động, thái độ, suy nghĩ, các mối quan hệ ... qua các biến cố, tạo nên

một kết cấu chặt chẽ, hình tượng nhân vật do đó vừa mang tính lí tưởng vừa có giá trị hiện thực sâu sắc.

Khác với các nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Khămliêng thiên về suy nghĩ, độc thoại, nhân vật trong tiểu thuyết của Suvănthon là những con người hành động. Từ đầu đến cuối tác phẩm, các nhân vật luôn xông xáo, làm việc chiến đấu, di chuyển từ nơi này đến nơi khác gắn với mỗi nhiệm vụ cụ thể trong mỗi sự kiện lịch sử riêng biệt. Kết cấu cốt truyện do đó là một chuỗi những biến cố liên tiếp, cốt truyện diễn biến theo dòng biên niên của lịch sử. Tuy vậy, người đọc không thấy đơn điệu nhàm chán bởi nhà văn đã biết vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật khác nhau trong việc tổ chức cốt truyện, trong đó, việc miêu tả sự kiện thông qua hình tượng nhân vật trở thành một bút pháp tiêu biểu và thành công ở tất cả các tác phẩm. Qua đó hình tượng nhân vật được khắc họa rõ nét và bức tranh hiện thực cũng trở nên sinh động.

3. Cùng với nhân vật và sự kiện, không gian và thời gian trong tác phẩm là những yếu tố quan trọng không thể thiếu để hình thành cốt truyện đồng thời cũng là những tín hiệu nghệ thuật cần thiết tạo nên đặc trưng phong cách của nhà văn. Trong tiểu thuyết của Suvănthon, mỗi tín hiệu thời gian, không gian trong tác phẩm đều là những mốc đánh dấu những sự kiện quan trọng trong cuộc đời nhân vật, là môi trường để nhân vật hành động, bộc lộ tính cách. Do đó nó có ý nghĩa quan trọng và tham gia tích cực vào kết cấu nhân vật. Những tín hiệu thời gian, không gian làm bối cảnh cho sự xuất hiện của nhân vật có ý nghĩa đắc dụng trong việc biểu lộ chiều sâu tư tưởng của tác phẩm xuất phát từ ý đồ sáng tạo của nhà văn.

Nét đặc trưng tiêu biểu trong kết cấu không gian tiểu thuyết của Suvănthon là nhà văn đã tái hiện trong các tác phẩm những bức tranh không gian hoành tráng mang âm hưởng sử thi sâu sắc, trong đó ba loại hình không gian được nhà văn tập trung khai thác là không gian công cộng, không gian

chiến trường và không gian thiên nhiên. Với ba loại hình không gian này, nhà văn đã tạo ra những đường nét khác nhau để tạo nên hình tượng người anh hùng mang vẻ đẹp toàn diện trong các tác phẩm. Mỗi hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật đều gắn với những phân đoạn của không gian nghệ thuật trong tổng thể không gian rộng lớn. Không gian như một phông cảnh rộng lớn tạo nên tầm vóc lớn lao và khẳng định vị thế, vai trò của người anh hùng trong thời đại cách mạng vô sản, đồng thời mở ra hình ảnh đất nước Lào với những phong tục tập quán, những nét văn hóa truyền thống và cả một giai đoạn lịch sử nhiều biến động.

Cũng như không gian, thời gian trong tiểu thuyết của Suvănthon luôn được mở rộng đến tối đa. Thời gian không chỉ gắn với những biến cố, sự kiện

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvông (tòm văn + tóm tắt) (Trang 141 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w