Nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh hùng – chiến sĩ

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvông (tòm văn + tóm tắt) (Trang 54 - 150)

6. Cấu trúc của luận án

2.1.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh hùng – chiến sĩ

Có nhiều cách để cho một nhân vật có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. Nhiều nhà văn cho rằng, muốn vậy phải xây dựng nhân vật có cá tính góc cạnh, có cả ưu lẫn khuyết điểm, cao cả lẫn tầm thường, dung chứa trong

mình những phức tạp vốn có của xã hội và lịch sử ... Nói như Bakhtin, “nhân vật tiểu thuyết cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn đặc điểm phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc” [dẫn theo 52, tr.174]. Đây là quan niệm nghệ thuật về con người đồng thời cũng là thủ pháp để tăng tính sinh động cho nhân vật. Tuy nhiên nhiều nhà văn khác lại quan niệm, văn học có chức năng giáo dục nên phải xây dựng những nhân vật lí tưởng để nêu gương. Trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, đại đa số các nhân vật là mẫu người lí tưởng mặc dù không phải nhân vật nào cũng để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Ra đời giữa lúc cuộc đấu tranh giải phóng đang lên cao (cuối những năm 60 đầu những năm 70), nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại Lào cũng không nằm ngoài quy luật phản ánh đó. Tuy nhiên, cũng như các nhà văn trong nền tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, mỗi nhà văn Lào đều cố gắng tìm tòi, lựa chọn cho riêng mình những phương pháp và thủ pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật lí tưởng phù hợp với quan điểm, phong cách của nhà văn và nội dung tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn đó muốn phản ánh. Nhân vật trong tiểu thuyết của Chănthi Đưởnsavẳn chủ yếu được miêu tả ở quá trình vận động tự thân của nhân vật từ bóng tối ra ánh sáng. Nhà văn đặt nhân vật trong hai hoàn cảnh đối lập nhau (bé sống trong nghèo khổ, tủi nhục cô đơn – lớn cuộc sống ấm cúng, tự do hạnh phúc) để khẳng định sự trưởng thành của nhân vật. Trong tiểu thuyết của nhà văn Khămliêng Phônsêna, hình tượng nhân vật lí tưởng chủ yếu được xây dựng qua việc khắc họa tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, tính hiện thực do đó có sự gia tăng, tính lí tưởng chủ yếu được miêu tả qua sự lựa chọn con đường đi của nhân vật. Ở một số nhà văn khác như Đao Nửa, Thoongsợp lại quan tâm miêu tả sự bất khuất của người chiến sĩ giải phóng quân trong chiến đấu. Đối với nhà văn Suvănthon, việc lựa chọn phương pháp và thủ pháp xây dựng hình tượng người anh hùng – chiến sĩ có sự đa dạng hơn, nhà

văn không chỉ đặt nhân vật trong những hoàn cảnh đặc biệt (điển hình) để thể hiện khả năng phi thường của nhân vật mà còn quan tâm miêu tả tình cảm thái độ của nhân vật trong những mối quan hệ cụ thể, miêu tả vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp nhân cách của nhân vật.

2.1.2.1. Huyền thoại hóa khả năng của nhân vật

Các anh hùng cổ đại luôn hấp dẫn nhân loại bởi khả năng siêu phàm của họ. Khả năng thần thánh của các anh hùng thể hiện niềm tin và ước mơ của con người về khả năng phi thường để chiến thắng kẻ thù. Còn ở văn xuôi cách mạng đặc biệt là tiểu thuyết, yếu tố siêu phàm như một thủ pháp nghệ thuật để thể hiện tài trí tuyệt vời của con người. Sinh thời, Gorki đã nhiều lần kêu gọi các nhà văn đừng ngại ngùng trong việc “lãng mạn hóa các hiện tượng tích cực” trong cuộc sống: “Chủ nghĩa lãng mạn cách mạng, về thực chất là biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” [dẫn theo 29]. Sử dụng bút pháp lãng mạn sẽ giải phóng nhu cầu sáng tạo của nghệ sĩ. Theo ông, những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hình ảnh kỳ vĩ của các anh hùng là phóng đại và nhân hóa. Đó cũng chính là các thủ pháp cơ bản để tạo ra màu sắc huyền thoại khi miêu tả các kỳ tích anh hùng trong thời hiện đại.

Bằng sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, Suvănthon đã tạo ra màu sắc huyền thoại trong tiểu thuyết Tiểu đoàn Hai khi miêu tả kỳ tích anh hùng của nhân vật trong cuộc tiến đánh ở Xala Côctan (phía Nam Viêng Chăn) do Khăm Mặn làm đại đội trưởng trực tiếp chỉ huy. Phẩm chất anh hùng của anh được bộc lộ ngay sau khi nhận nhiệm vụ, trong khi quân đội hoàng gia (lực lượng cùng phối hợp chiến đấu) thờ ơ vô trách nhiệm, Khăm Mặn đã chủ động xây dựng cơ sở chiến đấu, bố trí trận địa, phân công bộ đội tác chiến và trực tiếp chiến đấu. Trước những tình huống bất thường xảy ra, đầu tiên là lực lượng lính phiến loạn lao xe vun vút vào trận địa, tiếp theo là hàng loạt xe tăng địch và lính đánh bộ rầm rập đổ vào trận địa, đạn súng cối của địch, pháo 105 ly từ phía Thái Lan bắn đến dồn dập trong lúc lực lượng và súng đạn của

ta quá ít khiến “mạch máu ở hai thái dương Khăm Mặn căng lên giật giật” [178, tr.188]. Sau phút căng thẳng, anh đã trao súng cho chỉ huy quân đội hoàng gia ở lại trận địa, còn anh “dẫn các chiến sĩ chạy xuống bờ sông, … bí mật vận động … và mai phục… Chờ 5 xe tăng địch đi khỏi và đám bộ binh địch lọt vào nơi mai phục, Khăm Mặn hạ lệnh nổ súng… Đội hình quân địch bị cắt ra từng đoạn, rối loạn, không liên lạc được với nhau” [178, tr.189], năm chiếc xe tăng địch vội vã rút chạy bỏ mặc bộ binh phía sau. Trước sự chỉ huy tài tình của Khăm Mặn, tên thiếu úy Phôn chỉ huy quân đội hoàng gia đã thốt lên vẻ xúc động: “Các ngài đánh thật tuyệt! Hoan hô các ngài! Rất khâm phục các ngài!” [118, tr.240]. Nhưng liền ngay sau đó lại một trận chiến đấu ác liệt xảy ra, khi đại đội Khăm Mặn đến chi viện cho một đơn vị quân chính phủ đang bị bao vây thì gặp một đại đội địch đánh vào sau lưng, Khăm Mặn đã nhanh chóng bố trí đội hình án binh bất động nằm mai phục, đợi cho quân địch xả súng và tấn công đến gần, Khăm Mặn lệnh cho anh em ném lựu đạn đồng loạt và bắn mạnh vào đội hình quân địch. Sau đó “Khăm Mặn dẫn đầu đại đội xông lên đánh giáp lá cà. Trước mặt Khăm Mặn có ba tên địch đang xông tới. Súng ngắn hết đạn, anh liền nhổ một cọc rào nhanh tay gạt mạnh lưỡi lê tên đi đầu xỉa tới … Tên thứ hai vừa xông đến liền bị anh giáng một gậy vào giữa mặt … Khăm Mặn nhảy đến cướp súng và xóc lưỡi lê vào giữa ngực tên thứ ba”[178, tr.191]. Ngòi bút của Suvănthon khi miêu tả trận đánh như tung hoành, sảng khoái cùng chiến công của nhận vật. Người chiến sĩ Pathet Lào dưới ngòi bút của ông mang dáng dấp của người dũng sĩ mình đồng da sắt, bất khả chiến bại, có sức mạnh của thần thánh có thể tả xung hữu đột giữa bọn địch đầy xe tăng, đại bác để giành thắng lợi.

Không chỉ được biểu hiện nơi trận tuyến, các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết của Suvănthon luôn tiềm ẩn một khả năng phi thường trong mọi tình huống, đặc biệt trong những hoàn cảnh bị động, bị bao vây cô lập nhất sức mạnh phi thường của nhân vật lại được tỏa sáng hơn bao giờ hết. Hành

động “nhảy lên mái nhà đang cháy để cứu một em bé mà người mẹ vì quá sợ đã bỏ con nằm trên nôi, chạy cuống lên trong lúc bom bi đang nổ khắp nơi trong bản ...” [117, tr.104] của Sẻn là hành động tự giác xuất phát từ tình người cao đẹp. Sự phi thường trong hành động của anh biểu hiện ở sự kịp thời nhất ngay chính lúc nguy hiểm nhất mà không phải bất kì ai cũng có thể làm được. Sự anh dũng phi thường trong anh một lần nữa được khẳng định khi anh bất ngờ bị một con trăn to bằng bắp chân quấn chặt hai ba vòng giữa đêm tối và trong lúc anh đang bị thương. Trong tình huống nguy kịch ấy, anh vẫn bình tĩnh cố hết sức để “kéo đuôi trăn ra, cắn lấy thật chắc rồi mới dùng cả hai tay nắm đầu trăn kê vào khúc gỗ. Sau đó anh dùng một tay rút dao ở thắt lưng chặt đầu con vật. Con vật bị đau càng riết mạnh. Anh nghiến răng, tập trung toàn lực chặt cho đến khi đứt đầu trăn và anh ngất đi” [117, tr.120]. Một số nhân vật khác như Vông Phăn, Tọong Chay, Thao Văn trong tiểu thuyết Hai chị em, Nết, Sợt trong tiểu thuyết Hai bên bờ sông đều được nhà văn xây dựng như những nhân vật anh hùng trong tác phẩm với nhiều hành động quả cảm vô song. Nữ bộ đội du kích Vông Phăn, một đối tượng khá nguy hiểm trong nhận thức của quân địch từng hai lần bị bắt, bị tra tấn dã man và bị quân địch xiết chặt bao vây nhưng rồi cả hai lần chị đã trốn thoát ngay trước mắt kẻ thù bằng sự dũng cảm, tinh nhanh và khéo léo của mình. Là một nữ bộ đội liên lạc, trong một lần đi làm nhiệm vụ vào giữa đêm khuya, trước sự tấn công đe dọa của hai “con ma”, Nang Tọong Chay mặc dù có những phút sợ đến lạnh người, nhưng cuối cùng chị đã dũng cảm một mình quyết chiến đấu đến cùng, tay không chị đã bắt “ma”, trói chúng lại và cuối cùng phát hiện ra sự thật, đó chính là “ma bằng xương bằng thịt”.

Có thể nói, những lí tưởng cao đẹp của người dân Lào trong quá khứ đã được người anh hùng – chiến sĩ trong tiểu thuyết của Suvănthon tiếp thu và nâng cao trên cơ sở một thế giới quan mới, thế giới quan Mác xít. Là con người bình thường trong cảnh đời thực mang sắc thái lịch sử cụ thể, song ở

các nhân vật lại có sự kết tinh những phẩm chất cao đẹp trong cuộc sống chiến đấu cũng như trong cuộc sống đời thường, là người mang đạo đức cao đẹp của quần chúng, là chiến sĩ yêu nước thương dân, là người anh hùng mới của thời đại mang lí tưởng của Đảng, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, có lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần quả cảm dám đấu tranh và dám hi sinh…

Miêu tả hành động dũng cảm của các nhân vật, nhà văn đã chứng minh rằng lí tưởng cách mạng cao cả và lòng căm thù giặc sâu sắc đã dồn ý chí, sự say mê của những anh hùng tập trung về một phía và tạo cho họ một sức mạnh phi thường. Nhân vật trong tiểu thuyết của Suvănthon do đó mang vẻ đẹp lãng mạn cách mạng, một vẻ đẹp bắt nguồn từ hiện thực, gắn liền chặt chẽ với một cơ sở hiện thực sâu sắc. Đó là tính chất lãng mạn chân chính không tô vẽ thực tế, nó gắn liền với việc nhận thức bản chất anh hùng trong cuộc sống, mô tả cuộc sống trong sự vận động phát triển về tương lai. Bản thân cuộc sống đặt cơ sở cho tính hiện thực của lí tưởng và lí tưởng soi sáng cho ý nghĩa của cuộc đấu tranh.

Nhiều quan niệm cho rằng, để gia tăng cơ sở hiện thực cho những nhân vật anh hùng lí tưởng “thì phải miêu tả nhân vật có bi kịch, có nội tâm quằn quại, con người nửa thần thánh nửa thú vật, xấu tốt, vàng thau lẫn lộn” [39, tr.189]. Quan niệm này “tưởng là chống sơ lược, chống công thức” trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết nhưng “thực ra lại là một lối công thức mới, giáo điều mới” chẳng khác nào “lối gia giảm kiểu lang băm bốc thuốc”. Thực tế, trong tiểu thuyết của Suvănthon, với nghệ thuật xây dựng nhân vật theo hướng lí tưởng hóa, tô đậm những biểu hiện phi thường, ít nói về những mất mát hi sinh hay những dằn vặt bi kịch, các nhân vật chính diện đều rất tốt, rất anh hùng mà vẫn cứ sinh động. Trong khi đó, chúng ta có thể bắt gặp ở một số tiểu thuyết xây dựng “nhiều nhân vật đau xót, quằn quại, bi kịch rối rắm mà vẫn cứ giả khượt” [39, tr.189]. Như vậy, cái chân thật trong văn chương phải xuất phát từ cái chân thật trong vốn sống và tình cảm của nhà văn. Cái

chân thật trong văn chương đòi hỏi nhà văn phải hiểu biết sâu sắc đời sống dân tộc, tâm lí và tính cách con người. Nó không cho phép một sự bắt chước máy móc giả tạo nào đối với các khuôn mẫu. Về phương diện này, Suvănthon đã đạt được những thành công nhất định. Hình tượng nhân vật chính diện trong các tiểu thuyết của ông mặc dù mang vẻ đẹp lí tưởng nhưng từ trong suy nghĩ và hành động của nhân vật, người đọc có thể nhận thấy ở đó cả nếp nghĩ nếp làm của con người Lào trong bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể. Và điều đặc biệt, để khắc họa chất anh hùng lí tưởng, sự cao cả phi thường của nhân vật, nhà văn đã chuyển hóa lí tưởng chính trị của nhân vật thành những ý thức, tình cảm của họ trong cuộc sống và những hành động cụ thể đối với cộng đồng dân tộc. Bởi vậy, hình tượng người anh hùng trong tiểu thuyết của Suvănthon trở thành hình tượng người anh hùng tập thể, người làm nên sự tích anh hùng của một tập thể, một dân tộc, nhân vật do đó mang đặc điểm của thời đại, phản ánh những biến động về tâm lí con người, những trào lưu chính trị - lịch sử. Là hình tượng con người – công dân, con người – chiến sĩ, là sản phẩm của một thời kì lịch sử, một nhân vật tư tưởng.

Điều cần chú ý, chủ nghĩa anh hùng cách mạng không phải chỉ gắn liền với các cuộc chiến đấu và hành quân, với những “chiếc áo choàng tung bay và ánh gươm lấp lánh”, chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn là bản chất của nhân dân lao động trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kiến thiết đất nước. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện ngay trong công việc lao động sáng tạo hằng ngày của quần chúng, những công việc rất bình thường nhưng có ý nghĩa rất vĩ đại. Lênin đã từng ca ngợi “chủ nghĩa anh hùng vĩ đại nhất” của hơn 100 Đảng viên Bônsêvich là đã tổ chức Ngày Thứ Bảy Cộng sản đầu tiên năm 1919 trên đường xe lửa Matxcơva – Cadăng. Đó là những con người dám bắt tay ngay vào công việc lao động anh hùng để xây dựng đất nước. Từ những lí luận chung của chủ nghĩa xã hội, Suvănthon đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Phim Pha trong tiểu thuyết Người con gái của Đảng. Đây

là tiểu thuyết đầu tiên và cũng là duy nhất của ông viết về đề tài xây dựng cuộc sống mới.

Phim Pha, một cô giáo vừa mới ra trường, trẻ tuổi và chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm cuộc sống, đặc biệt ở những vùng núi cao nghèo khó. Phim Pha được cử đến làng Phả Đẻng là một làng người LàoThơng để xây dựng trường sở. Nơi đây, cuộc sống vẫn còn rất nhiều khó khăn, còn nhiều lề thói lạc hậu, cũ kỹ. Nhà cửa vừa mới dựng lại, công cụ làm ruộng rẫy thiếu thốn, trâu bò bị chết gần hết trong chiến tranh. Vì vậy trình độ sản xuất của bà con dân bản còn rất thấp, kéo theo kinh tế chật vật, thiếu thốn. Trẻ em trong bản không thể đi học, phải đi sản xuất. Trước tình hình đó, Phim Pha đã cùng với Pạn, cán bộ huyện được cử đến giúp bản xây dựng phong trào, cùng các đoàn thể và chính quyền địa phương từng bước xây dựng lại mọi hoạt động sản xuất và phát triển công tác văn hóa dân sinh của bản. Phim Pha cùng với những hạt nhân tích cực ở địa phương như bí thư đoàn thanh niên Pahiêng, anh bộ đội Tămluông, xã đội trưởng du kích Apơng … vận động mọi người phát quang cây cối, dựng trường sở, củng cố tổ đoàn kết, làm ruộng bậc thang, giết hổ, thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về phát triển nông nghiệp, phát triển văn hóa mới, chống mê tín dị đoan, đấu tranh chống lại những phần tử lạc hậu, tiêu cực phá hoại phong trào sản xuất và trật tự văn

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvông (tòm văn + tóm tắt) (Trang 54 - 150)