Các phương thức trần thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvông (tòm văn + tóm tắt) (Trang 132 - 150)

6. Cấu trúc của luận án

4.2. Các phương thức trần thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon

4.2.1. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon

Điểm nhìn là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật, là vấn đề then chốt của kết cấu tác phẩm văn học. “Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, vì nó thể hiện sự chú ý quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc sáng tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống, sự thay đổi từ nghệ thuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn” [49, tr.113]

Điểm nhìn trần thuật là phương diện thể hiện mức độ can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả. Người kể chuyện càng có thái độ khách quan thì câu chuyện càng tự nhiên, đáng tin cậy, bảo đảm tính hợp lí, gần gũi với đời sống. Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần

thuật với những gì mà nhà văn miêu tả. “Điểm nhìn mang ý nghĩa của sự lựa chọn và giới hạn thông tin trần thuật, của việc nhìn các sự kiện và cấu trúc của sự kiện từ điểm nhìn của một người nào đó và của việc tạo ra cái nhìn đồng cảm hoặc mỉa mai ở người quan sát [88, tr.50]; “Điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, quan sát, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là các vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa” [122, tr.149].

Trong lịch sử văn học thế giới, từ thế kỷ XIX trở về trước, người ta thường sử dụng kiểu trần thuật khách quan, là câu chuyện do một người ở ngôi thứ ba biết hết sự việc kể lại từ đầu đến cuối. Nhà văn ở địa vị “Đức chúa toàn năng biết hết tất cả”. Bước sang thế kỷ XX, cùng với kiểu trần thuật “biết hết” trên, người ta bắt đầu sử dụng kiểu trần thuật phi tụ điểm, có nghĩa là, câu chuyện không chỉ do một người kể mà do nhiều nhân vật kể lại. Sự thay đổi trong nghệ thuật tự sự từ thời gian hình tuyến đến thời gian đồng hiện, từ kết cấu đơn tuyến đến kết cấu đa tuyến, từ cốt truyện sự kiện đến cốt truyện tính cách, tâm lí, rõ ràng không thể sử dụng kiểu trần thuật do một người biết hết sự việc kể lại ngọn ngành mà phải sử dụng lối trần thuật các ngôi khác nhau do các nhân vật trong tác phẩm đảm nhiệm. Trần thuật có lúc biến thành dòng độc thoại nội tâm, hay “dòng ý thức”

Văn xuôi hiện đại Lào nói chung chưa thịnh hành lối trần thuật chuyển dịch điểm nhìn, những dấu hiệu của quá trình đổi mới nghệ thuật trần thuật mới chỉ xuất hiện ở một số tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon Bupphanuvông và Khămliêng Phônsêna nhưng chưa rõ nét và không có tính chất liên tục trong tác phẩm, phương thức trần thuật truyền thống vẫn giữ vai trò chủ yếu trong kết cấu tác phẩm. Vì vậy, khi nghiên cứu điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu kỹ thuật chọn chỗ đứng của tác giả trong tọa độ không gian và thời gian để quan sát (thể hiện phương

hướng nhìn, khoảng cách nhìn và đặc điểm của khách thể được nhìn) và kể lại cho người nghe, độc giả, từ đó, nhận thức hệ thống quan điểm của nhà văn về

4.2.1.1. Điểm nhìn của người trần thuật

Phương thức trần thuật chủ yếu trong các tiểu thuyết của Suvănthon là điểm nhìn từ ngôi thứ ba, điểm nhìn trần thuật mà người kể chuyện đứng ngoài nhưng có vai trò như “thượng đế biết tuốt” mọi việc nhân sinh vũ trụ, quá khứ, hiện tại, tương lai, hiểu được mọi ngóc ngách trong thế giới tâm hồn con người. Người kể chuyện “có quyền xuất hiện ở mọi nơi, hiểu biết về tất cả, có thể phơi bày ra toàn bộ các khía cạnh của các sự kiện và các nhân vật, cảm giác lập thể rất phong phú. Tác giả ngự trị bên trên toàn bộ thế giới tiểu thuyết, từ trên cao nhìn xuống để quan sát, điều chỉnh tất cả. Bằng cặp mắt tinh tường của mình, tác giả quan sát từ đầu đến cuối câu chuyện. Quan sát nguyên nhân, kết quả, quan sát lời nói cử chỉ, thế giới nội tâm nhân vật. Tác giả tìm tất cả những gì về nhân vật kể cả những điều mà bản thân không hay biết hoặc không ý thức được. Tác giả có thể lúc thì bước vào thế giới nội tâm của nhân vật này, lúc lại bước sang thế giới nội tâm của nhân vật khác. Tác giả có thể liên tục ra vào thế giới tiểu thuyết, lúc thì ở trong câu chuyện, lúc lại bước ra ngoài câu chuyện.” [116, tr.34].

Tiểu thuyết của Suvănthon mang cảm hứng yêu nước và ngợi ca tinh thần đoàn kết anh dũng của bộ đội và nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, vì vậy, điểm nhìn của người trần thuật là điểm nhìn của một công dân đối với Tổ quốc và đồng bào, thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Chịu ảnh hưởng đậm nét của tư duy truyền thống, lại được soi chiếu dưới ánh sáng của lý tưởng cách mạng, nên người trần thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon thường hướng tới những vẻ đẹp hào hùng trong đấu tranh cách mạng và trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, nhằm ngợi ca những tấm

gương anh hùng trong chiến đấu và trong lao động sản xuất, là kết tinh trí tuệ và sức mạnh của cộng đồng dân tộc (điều này đã được phân tích ở chương 2).

Để bộc lộ lòng tin, sự ngưỡng mộ đối với thế hệ thanh niên, bộ đội chiến sĩ Pathet Lào, người trần thuật đã cường điệu, phóng đại những khả năng và sức mạnh của họ. Trong mọi tình huống khó khăn nhất, những người con ưu tú của dân tộc chỉ có thể sẵn sàng đối mặt với hoàn cảnh và dũng cảm vượt qua, xem đó là những hành động bất khả chiến bại (điều này cũng được phân tích ở chương 2). Vì vậy, giọng điệu trần thuật trong các tiểu thuyết của Suvănthon thường nhanh, dồn dập, ít có những hồi tưởng, hồi cố sự việc, suy tư làm giãn cách mạch trần thuật. Đây là một trong những yếu tố làm nên âm hưởng sử thi hào hùng trong tiểu thuyết của ông.

Đứng từ bên ngoài quan sát và kể lại diễn biến câu chuyện, người kể chuyện trong tiểu thuyết của Suvănthon không phân tích tâm trạng của nhân vật mà chỉ kể lại những gì anh ta nghe thấy, nhìn thấy và chỉ kể lại với một thái độ dửng dưng vô can, với vai trò là người dẫn dắt câu chuyện. Tất cả những biến cố trong cuộc đời nhân vật cũng như những biến cố lịch sử của đất nước Lào đều được kể thông qua một nhân chứng bên ngoài theo phương pháp khách quan.

Điểm nhìn trần thuật bên ngoài của người kể chuyện thường xuất hiện khi miêu tả những cuộc hành quân, chiến đấu của anh em chiến sĩ và nhân dân các bộ tộc Lào hoặc các phong trào cải tạo, lao động sản xuất tập thể ở thành phố và các bản mường Lào.

Cách kể chuyện đơn giản, song lại tạo nên tính khách quan, chân thực cho truyện kể và có khoảng cách nhất định đối với nhân vật, tạo được sự tin cậy cao cho người đọc. Người kể chuyện kể theo con mắt máy ảnh – một cách trình bày sự kiện hoàn toàn từ bên ngoài và mang tính “hành vi”, nên đọc nhiều đoạn trong tác phẩm, người đọc có cảm giác giống như một bản sao do máy quay phim ghi lại, với cái nhìn tĩnh tại của máy quay phim, thiếu vắng

điểm nhìn bên trong làm cho sự vật, hiện tượng hiện ra một cách chân thực như nó vốn có.

Trong khi quan sát kể lại câu chuyện, người trần thuật có đưa ra những lời bình luận đánh giá về đối tượng được đề cập đến trong truyện kể. Điểm nhìn trần thuật bên trong cũng được người kể chuyện vận dụng linh hoạt, tạo nên sự liên kết trong tác phẩm. Điểm nhìn trần thuật bên trong được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật. Từ điểm nhìn của nhân vật, các quan niệm sống mang màu sắc tâm linh, tôn giáo cũng được thể hiện. Tuy nhiên, lối trần thuật này xuất hiện chưa nhiều trong các tiểu thuyết của Suvănthon.

Điểm nhìn của người trần thuật trong tiểu thuyêt của Suvănthon không chỉ mang tính dẫn dắt tác phẩm mà còn có ý nghĩa nói rõ hơn về nhân vật và phân tích rõ nguyên cớ, biến chuyển trong nhân vật. Người tự sự luôn đứng ở mọi nơi mọi lúc để quan sát, nắm bắt, thấu hiểu nhân vật và là người biết trước, biết hết không bị một hạn chế nào, không có khoảng cách nào với sự việc được kể, thậm chí có lúc, người kể chuyện bước cả vào thế giới nội tâm của nhân vật.

4.2.1.2. Điểm nhìn không gian – thời gian

Điểm nhìn không gian – thời gian là điểm nhìn mà “vị trí của chủ thể trong không gian và thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn” [122, tr.151]

Điểm nhìn không gian – thời gian trong tiểu thuyết của Suvănthon được thể hiện ở cái nhìn lược thuật mang tầm khái quát, tầm xa. Trong trường hợp này, người trần thuật không miêu tả tỉ mỉ mà chỉ kể lại một cách tóm tắt, dòng trần thuật diễn biến liên tục. Tính chất lược thuật biểu hiện khả năng “biết tuốt” của người trần thuật từ lai lịch cuộc đời của nhân vật cho đến diễn biến của các sự kiện lịch sử. Theo khảo sát, trong năm bộ tiểu thuyết của Suvănthon có tất cả mười đoạn văn giới thiệu khái quát về lai lịch cuộc đời của các nhân vật (Hồi tưởng lại (2), Hai chị em (2), Tiểu đoàn Hai (4), Hai

bên bờ sông (1), Người con gái của Đảng (1)) và rất nhiều đoạn văn, câu văn lược thuật sự kiện như: “Khoảng một tiếng đồng hồ, bộ phận gia đình và đại đội súng lớn đã qua suối Xiêng. Sau đó, toàn tiểu đoàn vượt đường số bốn, đi thêm năm ki lô mét đến bản Xiêng Không” [177, tr.38]. “Một đơn vị bộ đội Pathet Lào rời khỏi chỗ trú quân trong rừng vận động rất nhanh vượt qua những thửa ruộng, những con hào nhỏ. Băng qua rừng, họ như những con nai tránh né các cành cây, luồn lách qua những dây leo chằng chịt. Lợi dụng bóng đêm, toàn đơn vị im lặng di chuyển mỗi lúc một gần trại Phôn Khêng trong thành phố Viêng Chăn” [178, tr.108]

Điểm nhìn không gian – thời gian của người trần thuật có khi trùng khít với điểm nhìn của nhân vật mang tính khái quát hóa, thể hiện quan điểm nhân dân “Vông Phết rất cảm kích với cuộc sống mới đầy ý nghĩa này của cô. Trước đây, cô sống trong đêm tối nặng nề của bọn bán nước phản động làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Đến hôm nay, cô đang ngồi sưởi lửa trong hang với các bạn gái yêu nước, con em của nhân dân lao động đi tải gạo ra tiền tuyến, góp phần vào những thắng lợi của bộ đội chiến sĩ và toàn thể nhân dân Lào” [175, tr.3]; và cũng có khi thể hiện những quan niệm mang đậm màu sắc Phật giáo “Sau khi anh em tiểu đoàn Pathet Lào chặt tre, vài hôm sau, từ những bụi tre đó mọc rất nhiều cây bồ đề … tựa như chuyện Phật Thích Ca giáng thế vậy! Có lẽ rồi đây, trên đất nước chúng ta sẽ có những đổi thay ghê gớm. Theo như lời Phật dạy thì “trời rung đất chuyển” chứ không phải vừa!” [176, tr.62]. Quan niệm của nhân vật về một không gian xã hội mới, môi trường xã hội mới sau khi có sự xuất hiện và trưởng thành của anh em bộ đội Pathet Lào là hoàn toàn trùng với quan điểm của người trần thuật và của quần chúng nhân dân, bởi đó là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân các bộ tộc Lào trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Điểm nhìn không gian trong tiểu thuyết của Suvănthon thể hiện điểm nhìn của người trần thuật vận động theo hướng nhìn của mình khi ở chỗ này,

lúc ở chỗ kia để tái hiện lại diễn biến phức tạp của các sự kiện lịch sử và hành động quả cảm của các nhân vật anh hùng “Khăm Mặn dẫn các chiến sĩ chạy xuống bờ sông, bí mật vận động theo bờ sông một đoạn khá xa, sau đó vòng lên bờ và tản ra mai phục hai bên đường quốc lộ” [178, tr.189], “Trong lúc nhảy qua giao thông hào, đồng chí Văn nghe chíu một tiếng trên vành tai bên phải. Mũ của đồng chí bay khỏi đầu. Đồng chí liền lăn ngay sang trái, quay nhìn xem đạn từ đâu bắn tới … Ngay đằng trước mặt, sức tấn công của ta bị ngừng chậm lại … Đồng chí quay nhìn về mũi bên phải. Mũi này cũng tiến rất chậm do sự khống chế của một ụ súng địch … Trên trời, máy bay của địch thay nhau bổ nhào xuống bắn phá các khu vực xung quanh … Đồng chí chợt nghĩ tới giao thông hào bên trái …” [175, tr.77]

Điểm nhìn thời gian trong tiểu thuyết của Suvănthon gắn liền với các sự kiện trong cuộc đời nhân vật chính và những biến cố lịch sử trọng đại của dân tộc. Trong trường hợp này, điểm nhìn thời gian của người kể chuyện được dàn trải để miêu tả tỉ mỉ.

Người kể chuyện có lúc đứng ở hiện tại kể về những sự kiện đã diễn ra. “Hôm ấy anh ta cùng đi với tôi cũng như hôm nay và cũng chính ở con đường này. Chúng tôi ra khỏi Khăng Kin, đi đến rừng thông ở lưng chừng núi, nơi có rất nhiều hố bom … Lúc ấy, máy bay T28 đang lượn ở Khăng Khay … nghĩ thế nào mà cậu ta lại bật đèn xe lên …” [173, tr.11], “Ba tháng trước đây, Vông Phăn cùng với đội nữ du kích Mường Pẹc có nhiệm vụ lội qua sông Nam Ngừm để đến chân núi Phu Kút với đại đội của Bun Mi. Mùa ấy, nước sông Nam Ngừm lên to, tràn ngập cả bờ mà pháo địch thì liên tục bắn vào khu vực này. Tuy vậy, việc vượt sông của bộ đội ta vẫn tiến hành” [173, tr.16], “Sổm phon còn nhớ rất rõ ngày anh Khăm Đeng đi khỏi nhà là ngày lễ Phật Đản. Cha cô giao cho anh Khăm Đeng năm ki lô gam thuốc phiện, đem về Mường Pạc Xăn bán, nhưng khi anh vừa tới Mương Thà Thơn thì bị bọn lính đoan bắt, tịch thu hết số thuốc phiện và bị tống vào nhà giam” [176, tr.10] …

Lúc lại đứng ở hiện tại để kể về những sự kiện đang diễn ra. “Lúc này, trong khu doanh trại vang lên tiếng còi xe, tiếng khóc của trẻ con, tiếng gọi í ới, tiếng chó sủa, tiếng máy bay rú ầm lên. Phía đồi Lạt Thậm, ba chiếc xe đang kéo ba khẩu pháo 75 ly trườn lên đỉnh đồi. Tại đỉnh đồi Lạt Huồng, tên đại úy Kétsanạ cùng một số sĩ quan trong tiểu đoàn của hắn đang đứng chĩa ống nhòm nhìn xuống doanh trại Tiểu đoàn Hai Phathet Lào” [176, tr.139], “Thấy Vông Phăn im lặng vì cô đang rút nắp bút máy ra, tên Sỉ Súc tưởng là cô đã chịu hiến thân cho hắn, hắn liền cúi xuống định hôn. Vông Phăn tát vào mặt hắn thật mạnh. Hắn nổi nóng, ngay lập tức vật mạnh cô xuống giường. Chính trong lúc đó, Vông Phăn lấy bút máy của hắn, đâm mạnh cả vào hai mắt nó. Sỉ súc chỉ kịp kêu lên ú ớ một tiếng và lấy hai bàn tay bưng mặt…” [175, tr.25].

Điểm nhìn không gian – thời gian trong tiểu thuyết của Suvănthon không chỉ tạo sự liên kết trong tác phẩm mà còn giúp người đọc nhận thức được ý đồ của người kể chuyện và bố cục trần thuật theo trục thời gian tuyến tính của tác phẩm.

4.2.1.3. Điểm nhìn đánh giá tư tưởng – cảm xúc

Đây là hệ thống quan điểm cảm nhận thế giới hiện thực “khác với điểm nhìn bên ngoài chỉ ghi nhận đặc điểm nhân vật, đồ vật, điểm nhìn đánh giá xuất phát từ trung tâm giá trị, thường là nhân vật chính, người trần thuật. Quan điểm đánh giá thể hiện ở thái độ của chủ thể lời nói đối với khách thể”

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvông (tòm văn + tóm tắt) (Trang 132 - 150)