Phân tuyến nhân vật theo lí tưởng xã hội

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvông (tòm văn + tóm tắt) (Trang 47 - 54)

6. Cấu trúc của luận án

2.1.1. Phân tuyến nhân vật theo lí tưởng xã hội

Có nhiều cách phân loại nhân vật trong văn học. Dựa vào vai trò của nhân vật, có thể chia nhân vật làm ba loại: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nhưng nếu xét trên phương diện tư tưởng, tức là quan hệ đối với lí tưởng xã hội của nhà văn thì nhân vật chỉ được chia làm hai loại: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện hay còn gọi là nhân vật tích cực, là những nhân vật có đạo đức, lí tưởng cao đẹp, thể hiện quan điểm tư tưởng tích cực của nhà văn. Khi nhân vật chính diện mang ý nghĩa chuẩn mực cho cả một giai cấp, tầng lớp, dân tộc sẽ trở thành nhân vật lí tưởng. Đối lập với nhân vật chính diện, nhân vật phản diện luôn là đối tượng để nhà văn gửi gắm trong đó thái độ phê phán, phủ định của mình. Đây cũng là một đặc trưng trong cách phân tuyến nhân vật của nhà văn Suvănthon. Cách phân tuyến nhân vật này vốn khá quen thuộc trong các truyện kể dân gian, sau này được các nhà lí luận Mac xit kế thừa và phát huy trên cơ sở thế giới quan và nhân sinh quan mới.

* Tuyến nhân vật chính diện

Trong chiến tranh và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào, những con người được coi là đẹp nhất, là tinh hoa của dân tộc và thời đại là những chiến sĩ trên trận tuyến, những thanh niên ưu tú luôn tiên phong trong các phong trào xây dựng cuộc sống mới. Viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lào, Suvănthon đã xây dựng thành công tuyến nhân vật chính diện là những người anh hùng trên hai mặt trận ấy.

Các nhà lí luận Macxit thường tuyệt đối hóa vẻ đẹp của các anh hùng sử thi. Gorki cho rằng: “Trong khi xây dựng nhân vật sử thi, nhân dân đã tập trung hết vào cá nhân anh hùng đó tất cả sức mạnh của tâm lí tập thể và đưa nó ra đối lập hay đặt ngang hàng với các thần linh” [dẫn theo 52, tr.153]. M. Bakhtin khẳng định, người anh hùng sử thi là con người “hoàn tất và toàn vẹn ý nghĩa” [89, tr.67]. Chúng ta có thể hiểu, “hoàn tất” là các mặt đều có phẩm chất cao nhất, tuyệt đối, siêu việt. Còn “toàn vẹn ý nghĩa” là hiện thân cho tất cả những quan niệm của cộng đồng và thời đại về cái đẹp.

Cũng như các nhà văn Việt Nam, các nhà văn Lào nói chung và nhà văn Suvănthon nói riêng chịu ảnh hưởng bởi các giá trị tư tưởng truyền thống vốn được phản ánh trong các truyện kể dân gian, đồng thời tiếp thu quan điểm của các nhà lí luận Macxit (tuy chậm và muộn hơn) trong bối cảnh xã hội đương thời ở Lào. Cho nên, trong nhiều bộ tiểu thuyết của mình, Suvănthon đã tổng hợp vào nó nhiều đặc trưng của nghệ thuật thi pháp sử thi, đặc biệt trong việc phân tuyến nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Điều này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh nền văn học Lào những năm chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong hoàn cảnh ấy, việc xây dựng những mẫu người “hoàn tất và toàn vẹn ý nghĩa” để nêu gương, cổ vũ chiến đấu và lao động sản xuất là rất cần thiết.

Khái niệm anh hùng có thể thay đổi theo từng thời đại, từng quốc gia, từng thể chế chính trị và tùy thuộc vào quan niệm của nhà văn. Các nhà văn cách mạng vô sản xây dựng cho mình một hệ thống quan niệm anh hùng trong nghệ thuật mà chúng ta gọi đó là “anh hùng tập thể, anh hùng cách mạng, anh hùng vô sản”. Nhà nghiên cứu Vũ Khiêu cho rằng: “Anh hùng là gì? Anh hùng là một khái niệm chỉ những hành động dũng cảm, xuất sắc được mọi người kính phục”. Ông giải thích thêm, người anh hùng có những hành động phi thường nhưng đồng thời họ cũng là người biết làm những hành động

bình thường. “Phi thường và bình thường là sự thống nhất biện chứng trong hành động của người anh hùng” [dẫn theo 52, tr.154].

Như vậy, theo quan điểm của các nhà văn cách mạng vô sản thì người anh hùng lí tưởng phải có sự kết hợp cả những phẩm chất chung của con người bình thường lẫn con người phi thường biểu hiện ở nguồn gốc xuất thân, tác phong lối sống và ý thức bổn phận đối với cộng đồng.

Trước hết, người công dân kiểu mẫu của chế độ mới phải là con người lao động, khác với nhân vật anh hùng trong sử thi cổ đại là những người xuất thân từ thành phần cao quý trong xã hội, các nhà văn cách mạng vô sản quan niệm: Tầng lớp công nông binh là tầng lớp tiên tiến nhất của thời đại, có sứ mệnh lật đổ chế độ phong kiến tư sản để thiết lập nên chế độ do dân nghèo làm chủ.Vì vậy nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết của Suvănthon là tầng lớp công nông binh xuất hiện với hình dáng đẹp đẽ, hành động cao thượng.

Trong tất cả các bộ tiểu thuyết của mình bao gồm Hồi tưởng lại, Hai chị em, Tiểu đoàn Hai, Hai bên bờ sông, Người con gái của Đảng, Suvănthon đã thể hiện nhất quán quan niệm nghệ thuật về con người. Nhà văn giới thiệu thành phần xuất thân của nhân vật để chứng minh rằng: những người lính xuất thân từ tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ xứng đáng là thành phần ưu tú của cách mạng, vì vậy khi giới thiệu về nhân vật, nhà văn không trực tiếp nói về nhân vật mà thường kể về truyền thống gia đình của nhân vật rồi sau đó mới dẫn đến nhân vật. Điều này được chứng minh qua lời giới thiệu về nhân vật Khăm Mặn trong tiểu thuyết Tiểu đoàn Hai: Gia đình Khăm Mặn có truyền thống yêu nước. Ông nội anh tham gia quân đội của Kom Ma Đăm và bị Pháp giết chết. Cha Khăm Mặn tham gia bộ đội Itsala (Tự do) và cũng bị Pháp giết chết. Khi Khăm Mặn 13 tuổi, mẹ Khăm Mặn nghèo khổ quá đi làm thuê, bị đánh chết. Từ đó Khăm Mặn phải đi làm thuê, làm mướn, đi ăn xin lang thang hết làng này qua làng khác trên khắp vùng cao nguyên, “hết đi chăn trâu mướn lại đi làm thuê ở các vườn cà phê những nhà giàu” [176,

tr.14]. Đến năm 1952, Khăm Mặn được nhận vào bộ đội Itsala và làm liên lạc trong đội Xay Sệt Thả. Trong suốt thời kì này, Khăm Mặn được học tập chính trị, tập luyện quân sự và trở thành cán bộ chỉ huy …

Kể về lai lịch, hoàn cảnh gia đình của nhân vật, nhà văn muốn khẳng định chất anh hùng vốn là truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời trong tính cách của người dân lao động, nó được kết tinh từ nhiều yếu tố khách quan và không ngừng phát triển qua các thế hệ nối tiếp.

Là những chiến sĩ trên Mặt trận đấu tranh giải phóng, là những thanh niên ưu tú của thời đại, nhân vật trong tiểu thuyết của Suvănthon còn là những con người hành động, có tác phong giản dị, chất phác, có tính cách trong sáng chân thành. Họ mang bản chất của nhân dân lao động và mang dáng vẻ của con người sử thi, con người được “ngoại hóa” hoàn toàn theo quan điểm của Bakhtin, “ở con người đó chẳng có gì phải tìm tòi, ức đoán; không thể lột mặt nạ nó”. Vẻ đẹp nội tâm của nó bộc lộc rõ ràng ra ở vẻ đẹp hành động và vẻ đẹp ngoại hình. Lời của nó là chuẩn mực, phát ngôn của nó cũng là phát ngôn chung của cả cộng đồng “con người sử thi không có tính chủ động về ngôn ngữ; thế giới sử thi chỉ biết duy nhất một ngôn ngữ thống nhất và có sẵn [90, tr.76]. Lời nói, suy nghĩ, việc làm đều thống nhất nhau trên một bình diện. “Quan niệm của nó về bản thân mình hoàn toàn trùng hợp với quan niệm về nó của những người khác, của xã hội” [90, tr.75]. Vì vậy, các nhân vật trong tiểu thuyết của Suvănthon thường không tạo ra sự phức tạp trong đánh giá. Bởi lối sống của họ quá giản dị. Các nhân vật như Khăm Mặn, Sổm Phon (Tiểu đoàn Hai), Bun Mi, Vông Phăn (Hai chị em), Nết (Hai bên bờ sông) mặc dù có những chuyện rắc rối trong đời tư nhưng nhân vật hầu như không có sự dằn vặt nội tâm. Nhân vật Nôôc Kẹo (Hai chị em) mặc dù gặp cảnh chồng góa con côi, chồng hi sinh để lại cho chị một nách hai con nhỏ, nhưng chị vẫn cố gắng “vừa nuôi con vừa phấn đấu làm công tác”, học văn hóa “ba năm lên bốn lớp” [117, tr.136], con đang ốm nhưng nửa đêm vẫn

chạy đi vì có người trở dạ … Người đọc không thấy nhân vật suy nghĩ, suốt ngày nhân vật chạy như con thoi, không còn thì giờ để suy nghĩ mông lung. Và trong những tiểu thuyết khác cũng vậy, ta chỉ thấy nhân vật đi lại nhộn nhịp, đánh giặc, lao động, cười nói vô tư mà ít khi trầm ngâm suy nghĩ. Đúng như lời nhận xét của Phan Cự Đệ: “Con người mới của chúng ta không phải là con người chỉ biết chiêm ngưỡng thế giới, chỉ biết suốt ngày độc thoại nội tâm lặng lẽ một mình mà là con người hành động cách mạng. Chính do đặc điểm này mà tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa khôi phục lại bản chất anh hùng của nó” [dẫn theo 52, tr.160].

Người anh hùng chân chính là con người thích hành động và mục tiêu hành động của họ là chiến đấu và lao động sản xuất vì lí tưởng của cộng đồng. Các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết của Suvănthon do đó có lí trí rất cao, bởi vậy họ làm theo tiếng gọi của lí trí hơn là tiếng gọi của tình cảm. Nhân vật Thao Ẹc và Nang Nôôc Kẹo vì mãi làm nhiệm vụ mà đã trì hoãn ngày cưới tới hai năm, sau đó tình yêu giữa họ vẫn tiếp tục kéo dài theo nhiều nhiệm vụ mới còn ở phía trước “sau khi họ xa nhau được sáu tháng, tổ chức cho phép anh Ẹc trở về Sầm Nưa để làm lễ thành hôn với chị Nôôc Kẹo. Nhưng chị ấy lại đi dự Hội nghị quốc tế ở nước ngoài. Anh Ẹc lại trở ra tiền tuyến. Khi cùng em đi về khu giải phóng, anh Ẹc cũng được trên cho về Sầm Nưa nhưng đến nửa đường, anh lại tình nguyện đi vào Long Chẹng là sào huyệt của tên phỉ Vàng Phao. Sau đó anh cũng định về Sầm Nưa nhưng đi đến đây, anh ở lại tham gia vào việc vây bắt bọn lính đặc biệt của địch” [117, tr.141]

Ngoài ra, các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết của Suvănthon còn là người có ý thức bổn phận cao đối với cộng đồng. Con người bổn phận vốn là mẫu người đặc trưng của thể loại sử thi và kịch. Nếu các anh hùng trong sử thi Ấn Độ luôn có bổn phận thực hiện đúng đạo lí Dharma thì các nhà văn cách mạng vô sản lại đề cao ý thức nghĩa vụ của con người đối với Tổ quốc

và lí tưởng cách mạng. Người anh hùng lí tưởng trong thời đại cách mạng vô sản là người biết đặt lợi ích cách mạng lên trên lợi ích cá nhân. Họ có thể sẵn sàng chấp nhận hi sinh để giữ gìn bí mật tổ chức cách mạng. Để thấy rõ ý thức bổn phận của người anh hùng, tác giả thường đặt nhân vật vào những thử thách cao độ như đối diện với cảnh tra tấn dã man trong ngục tù. Nhân vật Vông Phăn, nữ chiến sĩ trong Hai chị em, mặc dù bị địch tra tấn khiến “khuôn mặt đẹp như đóa hoa hồng của cô lem luốc máu. Phía đầu bên trái có máu chảy qua má xuống cổ. Đầu nghiêng về bên trái có vẻ đuối sức. Mắt nhắm lại… cánh tay trắng trẻo và những ngón tay búp măng mềm mại sưng tấy lên vì bị trói quá chặt, hằn lên những vết roi tím bầm”. Nhưng “Vông Phăn không những không tiết lộ bí mật mà còn kiên quyết bảo vệ danh dự của người chiến sĩ cách mạng” [173, tr.80].

Trong nhiều tác phẩm, để khẳng định lí tưởng cao đẹp của nhân vật, nhà văn đã đặt nhân vật vào trong thử thách của tình yêu đôi lứa. Tình yêu giữa Khăm Mặn và Sổm Phon, Thao Ẹc và Nôôc Kẹo trong Tiểu đoàn Hai,

tình yêu giữa Bun Mi và Vông Phăn trong Hai chị em, tình yêu giữa Nác và Xẻng Đưởn trong Hai bên bờ sông… là tình yêu của những người lính cách mạng. Họ gặp nhau trong nhiều tình huống khác nhau của cuộc chiến đấu rồi thầm trao cho nhau trái tim yêu của mình, nhưng chưa một lần hẹn ước, bởi lẽ trong cuộc chiến đấu ấy, họ không có nhiều cơ hội gặp nhau. Mặc dù, trong các tác phẩm, nhà văn cố tạo nên những tình huống đặc biệt như để hai người làm nhiệm vụ bắt nối liên lạc cho Tổ chức. Nhưng vì ý thức bổn phận quá lớn đã chi phối suy nghĩ và hành động của nhân vật. Trong những tình huống đặc biệt ấy, họ vẫn chỉ có thể làm đúng vai trò và nghĩa vụ của bản thân, nên khi nghe Sổm Phon hỏi: “Anh đi với em một đoạn có được không?”, Khăm Mặn đã thở dài và trả lời: “Mong em thông cảm, kỷ luật không cho phép, anh phải đi ngay” [178, tr.140]. Bun Mi và Vông Phăn nhận ra nhau qua ánh đèn pin lù mù khi cả hai đang bàn bạc công việc qua một tờ giấy và sau những ngày mỗi

người đều được tin người kia bị địch bắt, tra tấn không biết sống chết thế nào, nhưng họ đã không hỏi về nhau, càng không thể nói với nhau một lời riêng tư vì kỷ luật không cho phép, “sau khi bàn bạc công việc xong, họ chia tay tạm biệt nhau” [175, tr.87].

Tuyến nhân vật chính diện trong tiểu thuyết của Suvănthon luôn có sự thống nhất giữa cái phi thường và cái bình thường. Họ có tác phong giản dị, giàu lòng yêu nước thương dân, đoàn kết cộng đồng, có ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với dân tộc. Vì danh dự của Tổ quốc, vì hạnh phúc của cộng đồng, họ sẵn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân mình.

Ngoài tuyến nhân vật chính diện là những người anh hùng – chiến sĩ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong nhiều tác phẩm, Suvănthon còn xây dựng thành công tuyến nhân vật phản diện là những điển hình tiêu biểu của thế lực thù địch.

* Tuyến nhân vật phản diện

Việc phân chia thành hai tuyến nhân vật chính diện – phản diện một cách rõ nét trong tiểu thuyết của Suvănthon, ngoài những ảnh hưởng tiếp thu từ quan niệm Macxit, nhà văn còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn học truyền thống và những tư tưởng mang màu sắc Phật giáo. Đó là tư tưởng về lòng từ bi, bác ái và quan niệm về cái thiện, cái ác.

Cái ác bao giờ cũng được miêu tả đối lập với cái thiện. Tuyến nhân vật phản diện trong tiểu thuyết của Suvănthon do đó luôn được miêu tả trong sự đối lập về diện mạo, tác phong, lối sống, nhân cách với nhân vật chính diện. Khi khắc họa chân dung nhân vật phản diện, nhà văn thường sử dụng ngôn ngữ so sánh phóng đại với giọng điệu phê phán giễu cợt nhằm lột trần bản chất xấu xa của nhân vật ngay từ những lần xuất hiện đầu tiên “Òn Chẳn cho xe chạy đến chợ Phônsạvẳn. Cũng vừa lúc tên đại úy Kệtsạnả xuống xe, hai đứa bắt tay nhau cười hí hí. Chúng mặc quân phục màu lá chuối non, khoác

tay nhau lượn đi lượn lại để tìm những cô gái đến chợ” [176, tr.29]. Trong nhiều trường hợp, nhà văn còn dùng những từ ngữ phàm tục như “con quỷ dâm dục” (phỉ pop phu sảo) [176, tr.28] để làm nổi bật bản chất xấu xa, sự tàn bạo thiếu nhân tính vốn luôn tiềm ẩn trong con người của chúng.

Tuy vậy, các nhân vật phản diện trong tiểu thuyết hiện đại Lào nói chung và tiểu thuyết của Suvănthon nói riêng chưa có sự đa dạng trong tính cách. Nhà văn thường chỉ tô đậm một nét đặc trưng tính cách, thậm chí cường điệu bản chất của nhân vật làm cho nhân vật đơn giản, khô cứng, không phát triển hợp logic khách quan của cuộc sống. Khi xây dựng các nhân vật, khắc

Một phần của tài liệu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvông (tòm văn + tóm tắt) (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w