Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 100 - 107)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Để đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất, tác giả tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu xin ý kiến đánh giá.

Đánh giá tính cần thiết có 3 mức độ: Rất cần, cần và không cần. Ứng với các mức độ có các mức điểm như sau:

- Rất cần: 3 điểm - Cần: 2 điểm - Không cần: 1 điểm

Tác giả đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của 65 cán bộ giáo viên. Trong số 65 phiếu trả lời, có ý kiến của 7 cán bộ Sở GD&ĐT và Phòng Giáo dục thị xã Bắc Kạn; 8 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 50 cán bộ, giáo viên của các trường THCS trên địa bàn thị xã Bắc Kạn.

Trả lời câu hỏi về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDTC do đề tài đề xuất, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất TT Tên biện pháp Mức độ Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc Rất cần Cần Không cần 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của GDTC trong các trường THCS

54 11 0 184 2,83 2

2

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thể dục

49 10 6 173 2,66 4

3

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS

46 19 0 176 2,70 3

4

Huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào công tác GDTC cho học sinh

41 19 5 166 2,55 5

5

Tăng cường cơ sở vật chất

phục vụ cho hoạt động GDTC 58 7 0 188 2,89 1

6

Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDTC

35 25 5 160 2,46 6

Qua kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp mà tác giả đề xuất cơ bản đều được các cán bộ, giáo viên đánh giá ở mức độ cần thiết, điểm trung bình của các biện pháp đề xuất đều tương đối cao, giao động từ 2,46 đến 2,89. Trong đó, biện pháp “Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC” được đại đa số cán bộ giáo viên đánh giá ở mức độ cần thiết. Tiếp

đến là biện pháp “Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của GDTC trong các trường THCS”. Các biện pháp còn lại cũng được các cán bộ giáo viên đánh giá ở mức độ cần và rất cần thiết và đều giao động ở mức điểm trung bình từ 2,46 đến 2,7.

Thăm dò ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, đề tài thu được kết quả ở bảng 3.2:

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp Mức độ Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của GDTC trong các trường THCS

51 14 0 181 2,78 1

2

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thể dục

32 28 5 157 2,41 5

3

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS

40 23 2 168 2,58 3

4

Huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào công tác GDTC cho học sinh

36 23 6 160 2,46 4

5

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC

48 14 3 175 2,69 2

6

Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDTC

Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy, phần lớn các ý kiến của cán bộ, giáo viên đều cho rằng, các biện pháp đề xuất là rất khả thi và khả thi. Cụ thể, biện pháp 1 và biện pháp 3 được đánh giá là rất khả thi, các biện pháp còn lại đều có điểm trung bình từ 2,32 đến 2,58, nghĩa là có nhiều ý kiến cho là khả thi và rất khả thi.

Nhìn vào kết quả thăm dò ý kiến được tổng hợp ở 2 bảng trên chúng ta thấy: Tất cả 6 biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động GDTC ở trường THCS trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn do tác giả nghiên cứu đề xuất đều được đại đa số người được hỏi trả lời nhất trí là cần thiết, rất cần thiết và mang tính khả thi, rất khả thi cao. Từ đó cho thấy nếu các biện pháp đề xuất được áp dụng trong thực tiễn chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động GDTC của các trường THCS trên địa bàn thị xã Bắc Kạn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hết sức lưu ý vì thực tế mỗi biện pháp đều có những tồn tại và ưu thế riêng và chúng có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển. Do vậy khi thực hiện chức năng quản lý hoạt động GDTC đối với các trường THCS thị xã Bắc Kạn phải lưu ý phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp và chất lượng dạy và học ở các nhà trường THCS mới được nâng lên, mới đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Tên biện pháp

Tính cần

thiết Tính khả thi Hiệu số (X-Y) (X-Y)2 Điểm trung bình Thứ bậc (X) Điểm trung bình Thứ bậc (Y) 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của GDTC trong các trường THCS

2,83 2 2,78 1 1 1

2

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thể dục

2,66 4 2,41 5 -1 1

3

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS

2,70 3 2,58 3 0 0

4

Huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào công tác GDTC cho học sinh

2,55 5 2,46 4 1 1

5 Tăng cường cơ sở vật chất

phục vụ cho hoạt động GDTC 2,89 1 2,69 2 -1 1

6

Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDTC

2,46 6 2,32 6 0 0

Áp dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

R = 1 -

6 ∑ (X - Y)2

n (n2 - 1)

Ta có kết quả như sau:

R = 1 -

6 x 4

= 0,89 6 x 35

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Với hệ số tương quan thứ bậc Spearman R = 0,89 cho phép kết luận: Giữa nhận thức và mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý mà tác giả nghiên cứu đề ra có mối tương quan thuận và chặt chẽ, có nghĩa là mức độ nhận thức và mức độ thực hiện là phù hợp. Hay nói cách khác, các biện pháp quản lý được nhận thức ở mức độ quan trọng như thế nào thì mức độ thực hiện cũng quan trọng tương đương như vậy.

Kết luận chƣơng 3

Từ các nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý hoạt động GDTC ở các trường THCS thị xã Bắc Kạn, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý. Biện pháp thứ nhất nhằm nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của GDTC trong nhà trường. Khi có nhận thức đúng đắn, cần có đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện các mục tiêu GDTC đã đặt ra. Vì vậy biện pháp thứ 2 được chọn là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Để góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động nội khoá, đề tài đã đề ra biện pháp đa dạng hoá các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh và tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC của các nhà trường cũng như tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá để có biện pháp khắc phục khó khăn, kịp thời động viên khuyến khích và biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác GDTC.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)