Các nội dung của quản lý hoạt động GDTC cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Các nội dung của quản lý hoạt động GDTC cho học sinh THCS

1.4.2.1. Quản lý giảng dạy môn thể dục

* Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên giảng dạy:

Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên giảng dạy là phương tiện giúp người quản lý nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các giáo viên giảng dạy trong nhà trường, đồng thời hồ sơ chuyên môn của các giáo viên giảng dạy là một trong những cơ sở pháp lý để đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn của họ. Tùy theo quy định cụ thể của mỗi trường mà số lượng, chủng loại hồ sơ chuyên môn của giáo viên giảng dạy có khác nhau, song về cơ bản hồ sơ chuyên môn của giáo viên giảng dạy gồm có:

- Kế hoạch cá nhân.

- Chương trình, kế hoạch phân môn được phân công giảng dạy. - Tập bài soạn.

- Sổ dự giờ.

- Hồ sơ tự học, tự bồi dưỡng (bao gồm: kế hoạch, nội dung và tài liệu học tập).

* Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên thực hiện nhiệm vụ GDTC:

- Quản lý giờ lên lớp và việc vận dụng phương pháp, sử dụng phương tiện dạy học.

- Xây dựng và giám sát chặt chẽ việc thực hiện giờ lên lớp và đảm bảo tiến độ về nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học.

- Tổ chức thao giảng, dự giờ và đề ra những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt việc vận dụng phương pháp dạy học, nhất là việc vận dụng cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.

- Xây dựng kế hoạch trang bị các phương tiện dạy học, quản lí tốt việc sử dụng phương tiện dạy học trong các giờ lên lớp.

Việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh THCS là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh THCS. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.

Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”.

Bản thân giờ học thể dục có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn cho học sinh.

1.4.2.2. Quản lý hoạt động ngoại khoá môn thể dục

Ngoại khóa môn học là nhu cầu và ham thích của học sinh với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên thể dục, của hướng dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài

trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ học tập và sinh hoạt.

Tác dụng của GDTC và các hình thức hoạt động TDTT có chủ định áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.

Quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn là hình thức tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp có kế hoạch có phương hướng xác định được học sinh tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khóa, dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên, nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng bộ môn đã được học trong chương trình chính khóa, đồng thời góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện.

Bởi vì, có một cơ thể khỏe mạnh mới giúp các em đủ sức khoẻ để tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức và tăng sức sáng tạo. Hầu hết các trường bậc THCS ở nước ta hiện nay đều bắt đầu quan tâm đến việc phát triển song song giữa kiến thức và thể chất cho các em. Đây là một điều đáng ghi nhận nhưng GDTC và hoạt động ngoại khóa như thế nào là đủ và hợp lý cũng là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, cũng không nên quá sa đà vào việc tham gia các hoạt động ngoại khóa bởi điều đó dễ khiến các em nảy sinh tâm trạng chán nản khi quay lại với việc học chính khóa. Nếu sắp xếp không hợp lý các tiết học ngoại khóa, GDTC sẽ khiến các em cảm thấy mệt mỏi.

Để qu¶n lý hoạt động ngoại khoá, tăng cường thể chất phát huy được đúng và hết tác dụng của nó thì phụ huynh cũng như mỗi nhà trường cần phải

xác định được việc giáo dục cho trẻ nhỏ không phải là nhồi nhét vào đầu học sinh điểm chác, danh hiệu. Để các em tham gia các lớp ngoại khoá là để phát hiện khả năng của mỗi em, từ đó có hướng đầu tư đúng đắn chứ không phải ép buộc bắt trẻ tham gia vào các lớp này.

Tâm hồn của trẻ mẫn cảm và tươi mới thì hãy để chúng hồn nhiên và vô tự học hành, nô đùa. Chúng cần được phát triển bình thường, toàn diện, cần được bình đẳng và thậm chí, chúng còn phải được đề cao, trân trọng ở mức tối đa.

Với cách hiểu như trên, ngoại khóa bộ môn được xem là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng.

Nhiều năm gần đây thị xã Bắc Kạn thường xuyên tổ chức phong trào hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao theo chủ đề của nhà trường như 20/11, 22/12, 26/3,... thi đấu các môn thể thao giữa các khối lớp, các trường với nhau tạo không khí vui tươi lành mạnh và bổ ích cho các em, hơn nữa phòng Giáo dục định kỳ tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, cấp phòng và tham gia cấp tỉnh,... Qua đó đã góp phần thúc đẩy tốt các môn học khác, tạo điều kiện tốt cho các hoạt động giáo dục và đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu của Đảng đề ra.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 41)