Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại

- Nhận thức về GDTC của cán bộ, giáo viên, học sinh còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên, học sinh hiểu GDTC trong nhà trường là dạy môn thể dục, và một số môn thể thao tự chọn. Chưa quan tâm đến các vấn đề giáo dục môi trường, giáo dục vệ sinh phòng chữa bệnh, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh học đường, phòng tránh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, nghiện hút,...

- Các lực lượng xã hội chưa xây dựng được môi trường giáo dục sức khoẻ thống nhất trong trường, ở gia đình và trong cộng đồng. Một trong các nguyên

nhân là vì hoàn cảnh kinh tế, địa lý ở địa phương có khó khăn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là các cấp quản lý chưa quan tâm đũng mức đến vấn đề GDTC, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa đặt thành các mục tiêu phấn đấu hàng năm.

- Giáo viên thể dục ở một số trường còn thiếu dẫn đến việc dạy chéo môn, dạy dồn, dạy ghép. Số giờ giảng dạy chuyên môn đã vượt quá tiêu chuẩn quy định trong khi đó giáo viên thể dục lại phải đảm nhiệm nhiều công việc về hoạt động phong trào; thiếu thời gian học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu huấn luyện các môn tự chọn. Đây là những khó khăn và là nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động GDTC trong các nhà trường THCS. Nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên, việc đáp ứng đủ số lượng, chất lượng giáo viên theo quy định là điều kiện cơ bản để đáp ứng việc thực hiện mục tiêu GDTC đã đề ra.

- Các trường ở miền núi có những khác biệt rất lớn so với các trường miền xuôi. Việc thực hiện nội dung chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành là pháp lệnh song để đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế ở các vùng miền cần “mềm” hoá nội dung chương trình. Công việc này cần sự chỉ đạo của cán bộ quản lý và được bàn bạc trao đổi một cách nghiêm túc trong giáo viên thì việc tăng cường nội dung GDTC ngoài giờ lên lớp vào các các hoạt động khác mới thực hiện được. Mặt khác việc tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh cũng cần những điều kiện như kinh phí xây dựng chương trình, sự tham gia nhiệt tình của giáo viên dạy các môn... Qua thăm dò ý kiến cán bộ, giáo viên cho thấy: Ở các trường THCS thị xã Bắc Kạn chưa có nội dung chương trình hoạt động thể thao ngoại khoá kết hợp với các hoạt động phong trào khác ngoài giờ lên lớp. Đây là một vấn đề còn tồn tại trong quản lý GDTC cần được giải quyết.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi luyện tập, dụng cụ thể thao đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, trong thực tế ở nhiều trường những điều kiện cơ bản cần

thiết hơn như lớp học, bàn ghế, đồ dùng dạy học,... vẫn chưa được đáp ứng tốt thì việc tập trung kinh phí để đầu tư sân bãi, mua sắm trang thiết bị dụng cụ học tập TDTT là rất khó khăn. Nhiều trường chỉ trông chờ vào kinh phí các dự án tài trợ. Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để thực hiện các giờ học TDTT và các hoạt động GDTC ngoài giờ. Để có một nhà trường với trang thiết bị dụng cụ, sân bãi tập luyện thể dục thể thao có thể đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động GDTC hiện nay ở thị xã Bắc Kạn là rất cần có sự đầu tư của nhà nước, của các cấp, các ngành, đoàn thể cũng như sự tham gia ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong toàn xã hội.

- Môi trường hoạt động thể thao ngoại khoá cho các đối tượng thiếu niên nhi đồng nói chung và đối tượng học sinh THCS nói riêng của thị xã Bắc Kạn còn hạn chế. Các hoạt động ngoại khoá trong hệ thống giáo dục của địa phương mới chỉ dừng lại ở một số hoạt động thi đấu theo hệ thống Hội khoẻ Phù Đổng, hệ thống hội thi thể thao các cấp mà chưa có các hoạt động thi đấu giao lưu thể thao thường xuyên giữa các lớp, các khối, các trường… Một số ngành chuyên môn như ngành văn hoá, thể thao, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi… chưa tổ chức được nhiều lớp năng khiếu thể thao, câu lạc bộ thể thao để tạo môi trường thuận lợi thu hút và đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao ngoại khoá nâng cao thể chất, phát triển tài năng thể thao cho các em học sinh.

- Việc kiểm tra đánh giá công tác GDTC chưa có chuẩn cụ thể và chưa được tổ chức thường xuyên. Nội dung GDTC mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá kỹ năng vận động, nhiều nội dung khác thuộc nhiệm vụ của GDTC chưa được đề cập trong các hình thức kiểm tra đánh giá. Việc đánh giá tình trạng sức khoẻ toàn diện của học sinh, kiểm tra đánh giá kiến thức về vệ sinh thân thể phòng bệnh... chưa được quan tâm và chưa có cách thức kiểm tra đánh giá phù hợp.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 của luận văn đã nêu những nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và sự nghiệp giáo dục - đào tạo của thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Luận văn đã khảo sát thực trạng hoạt động GDTC ở các trường THCS của thị xã Bắc Kạn. Cụ thể, chúng tôi đã tìm hiểu nhận thức của cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh về ý nghĩa của hoạt động GDTC; hứng thú của học sinh với hoạt động GDTC; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho hoạt động GDTC.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đã khảo sát về thực trang quản lý hoạt động GDTC ở các trường THCS của thị xã Bắc Kạn. Qua phân tích số liệu khảo sát thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong các công tác quản lý hoạt động GDTC. từ đó tìm ra những yếu tố làm hạn chế hiệu quả của công tác này trong thời gian qua, đặt ra những vấn đề mới trong công tác chỉ đạo, tổ chức quản lý, điều hành, thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDTC của các nhà trường, khắc phục những hạn chế, phát huy những điểm mạnh để trong thời gian tới quản lý GDTC được tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nhà trường và nhu cầu của xã hội.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƢỜNG THCS THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)