Các chủ thể quản lý hoạt động GDTC cho học sin hở trường THCS

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 35 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1.Các chủ thể quản lý hoạt động GDTC cho học sin hở trường THCS

1.4.1.1. Quản lý GDTC của hiệu trưởng trường THCS

Công tác quản lý GDTC trong nhà trường THCS của hiệu trưởng bao gồm các nội dung chính sau:

- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và thiết bị GDTC của nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh. Quản lý tốt cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC nhà trường không chỉ đơn thuần là bảo quản tốt, mà phải phát huy tốt giá trị của chúng cho dạy học và giáo dục. Quản lý tốt còn làm sao để có thể thường xuyên bổ sung thêm những thiết bị mới, có giá trị sử dụng cao.

- Quản lý tốt nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động GDTC của nhà trường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước và của ngành giáo dục, đồng thời biết động viên, thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ các hoạt động GDTC của nhà trường.

- Tổ chức đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên thể dục nói riêng và cán bộ, nhân viên, tập thể học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ GDTC trong chương trình công tác của nhà trường. Động viên, giáo dục tập thể sư phạm thành một tập thể đoàn kết, thống nhất trong việc thực hiện công tác GDTC trong nhà trường. Giáo dục học sinh tích cực phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện thân thể…

- Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn về GDTC theo chương trình giáo dục của Bộ, của các cấp chỉ đạo. Thực hiện nghiêm túc chương trình

năm học, phương pháp giáo dục luôn được cải tiến… từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên thể dục. Chỉ khi nào đời sống vật chất của giáo viên được đảm bảo, tinh thần phấn khởi thì hiệu quả của công tác GDTC sẽ được nâng lên và công tác quản lý của người hiệu trưởng mới có thể nói là hiệu quả. Cần tạo thành một phong trào thi đua phấn đấu liên tục trong nhà trường, thầy dạy tốt, trò học tốt, cả trường hướng tới một chất lượng GDTC tốt.

- Quản lý tốt việc học tập, việc rèn luyện thân thể của học sinh theo qui chế của Bộ GD&ĐT. Quản lý GDTC đối với học sinh bao gồm cả quản lý thời gian và chất lượng GDTC, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp rèn luyện thể chất. Quản lý tốt việc rèn luyện thể chất của học sinh là nội dung quan trọng của quản lý hoạt động GDTC trong nhà trường.

1.4.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm

Lớp học là đơn vị hành chính cơ bản của nhà trường phổ thông. Các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường chủ yếu diễn ra theo đơn vị lớp học, vì vậy, sự trưởng thành của lớp học gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của mỗi thành viên trong lớp học cũng như sự trưởng thành, lớn mạnh của mỗi nhà trường.

Do tầm quan trọng của mỗi lớp học đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh mà mỗi lớp học đều cần phải có một giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp học cũng như tổ chức mối quan hệ giữa lớp học với nhà trường, gia đình và xã hội.

Trong công tác quản lý hoạt động GDTC của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có một số vai trò chính như sau:

- Thay mặt Ban giám hiệu nhà trường thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh trong lớp học và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn

diện nói chung và chất lượng GDTC nói riêng của học sinh trong lớp học đó. Là cầu nối, giữ mối liên lạc thường xuyên giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, giữa giáo dục nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội khác.

- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như các diễn biến tư tưởng của học sinh, phát hiện và định hướng cho các em phát huy những tiềm năng của bản thân, phát huy những tố chất vận động và phát triển tài năng thể thao của các em.

- Là người thay mặt và đại diện cho quyền lợi chính đáng của tập thể học sinh trong việc phản ánh và đề đạt nhu cầu về việc nâng cao chất lượng GDTC của các giờ học môn thể dục, nhu cầu tổ chức và tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá trong và ngoài nhà trường.

- Là người tổ chức, phối hợp và thống nhất các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động GDTC nói chung và đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá về TDTT cho học sinh.

Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm là người vừa thay mặt hiệu trưởng, thay mặt nhà trường để quản lý và giáo dục toàn diện học sinh, vừa là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động GDTC cho học sinh, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể học sinh.

1.4.1.3. Vai trò của các đoàn thể

Các đoàn thể trong nhà trường có một vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Đối với công tác GDTC, các đoàn thể trong nhà trường có một số vai trò chủ yếu sau đây:

- Phát động các phong trào thi đua nói chung và phong trào rèn luyện thân thể nói riêng cho học sinh thông qua các hoạt động chủ điểm chào mừng các ngày kỷ niệm, ngày lễ của đất nước với các hoạt động thiết thực, bổ ích như hoạt động trại hè, hoạt động dã ngoại, hoạt động thi đấu thể thao…

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá TDTT, hoạt động giao lưu mang tính chất vận động trong và ngoài nhà trường cho học sinh.

- Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, gia đình học sinh tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ kinh phí phục vụ cho các hoạt động GDTC của nhà trường.

- Thông qua việc tổ chức các hoạt động chủ điểm nhằm góp phần giáo dục truyền thống, GDTC và giáo dục toàn diện cho học sinh.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 35 - 38)