Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 94 - 100)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Sân bãi, dụng cụ tập luyện vừa là phương tiện, vừa là điều kiện quan trọng để thực hiện các nội dung dạy học môn GDTC. Sân bãi, dụng cụ nếu

không đủ về số lượng, diện tích tập luyện, đủ về số lượng dụng cụ tập luyện… sẽ làm cho việc triển khai thực hiện bài tập gặp nhiều khó khăn, làm giảm mất cường độ tập luyện, tạo ra tâm lý ức chế cho người tập… Tất cả các ảnh hưởng xấu đó sẽ dẫn tời làm giảm hiệu quả của công tác GDTC cho học sinh.

Cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp này chính là thực trạng còn quá yếu kém về cơ sở vật chất sân bãi, dụng cụ tập luyện môn thể dục ở trường trường THCS thị xã Bắc Kạn. Những yếu kém này thể hiện ở các mặt:

- Thiếu diện tích mặt bằng tập luyện.

- Thiếu các dụng cụ tập luyện như bóng, lưới, vợt…

- Chất lượng sân bãi dụng cụ chưa cao như độ phẳng, độ bền, độ chuẩn mực kém.

- Công tác quản lý công cụ, dụng cụ chưa tốt…

Từ đó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường THCS thị xã Bắc Kạn.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Dựa trên cơ sở lý luận phân tích về lý luận cũng như thực tiễn của việc chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ dạy học ở các trường THCS thị xã Bắc Kạn, đề tài đề xuất một số biện pháp như sau:

Dựa vào các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định về diện tích tập luyện TDTT, lãnh đạo trường cần phối hợp với các cấp, ngành chức năng có thẩm quyền đề nghị có kế hoạch mở rộng diện tích sân chơi, bãi tập cho nhà trường.

Hàng năm cần lập kế hoạch bổ sung kinh phí và mua sắm thêm dụng cụ tập luyện các giờ chính khoá.

Vận động các gia đình các học sinh tích cực trang bị cho con em mình những dục cụ tập luyện cá nhân phù hợp với điều kiện của gia đình và phù hợp với các nội dung học tập chính khoá cũng như phù hợp với các môn thể thao hoạt động ngoại khoá.

Tích cực vận động các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân tài trợ kinh phí cho các hoạt động thể thao trong nhà trường.

Tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức bảo quản, giữ gìn các dụng cụ tập luyện. Đồng thời xây dựng một số nội quy sử dụng dụng cụ, sân bãi trong nhà trường.

3.2.5.3. Cách tiến hành

- Tổ chức khảo sát và đánh giá một cách toàn diện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị TDTT phụ vụ cho giảng dạy, học tập và tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá cho học sinh để có thể xây dựng được kế hoạch cụ thể, chi tiết về việc đầu tự nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ TDTT, mở rộng qui mô, diện tích sân bãi tập luyện TDTT trong nhà trường.

- Căn cứ các văn bản pháp quy của nhà nước như chỉ thị của Chính phủ, các thông tư của các bộ ngành liên quan. Các văn bản quy chế về sử dụng đất đai của cấp tỉnh, của thị xã Bắc Kạn để có cơ sở pháp lý đề nghị cấp thêm đất đai phục vụ cho hoạt động GDTC của các nhà trường.

- Căn cứ các quy định của nhà nước về kinh phí cho hoạt động GDTC và căn cứ vào nhu cầu của nhà trường, điều kiện của ngành, của địa phương để lập kế hoạch xin kinh phí mua sắm dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDTC của nhà trường.

- Phối hợp với các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh để tiến hành vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tham gia đóng góp đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC của nhà trường.

Tóm lại, việc tăng cường hệ thống cơ sở vật chất trong nhà trường cần phải đảm bảo đúng các qui định, đúng các nguyên tắc về quản lý tài chính, quản lý tài sản công. Việc đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí và những tiêu cực trong quá trình thực hiện. Thường xuyên tổ chức kiểm kê, thống kê và đánh giá về số lượng, chất

lượng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC trong nhà trường để có những kiến nghị, đề nghị bổ sung, thay thế kịp thời nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho việc không ngừng nâng cao chất lượng công tác GDTC. Bên cạnh đó, hiệu trưởng nhà trường cũng cần phải tích cực cùng với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thu hút nguồn lực ủng hộ của xã hội, đặc biệt là của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế của địa tích cực tham gia đóng góp, đầu tư nguồn lực tài chính góp phần xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho nhà trường.

3.2.6. Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDTC

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là một chức năng của hoạt động quản lý nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. Việc kiểm tra đánh giá không chỉ được áp dụng đối với học sinh mà còn được áp dụng đối với giáo viên. Với đặc thù là môn dạy thực hành, việc hoàn thành được tiết dạy thể dục phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, điều kiện sân bãi, dụng cụ thể thao. Vì vậy, tăng cường kiểm tra đánh giá là một hoạt động để duy trì nề nếp chuyên môn của giáo viên, đồng thời thông qua kiểm tra, đánh giá giúp cho cán bộ quản lý nắm bắt được thông tin, tạo được mối liên hệ ngược thường xuyên về bền vững, giúp cho việc điều chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý. Việc cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC.

Mục tiêu của biện pháp nhằm tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn tạo điều thuận lợi cho đội ngũ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học GDTC ở trường THCS, động viên khích lệ kịp thời cố gắng của các cá nhân, tập thể trong công tác GDTC ở trường THCS.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Bất kỳ hoạt động nào cũng có mục đích, tổ chức thực hiện và kết quả. Muốn biết kết qủa đạt được đến mức độ nào so với mục đích đặt ra, cần kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí đã dự kiến. Bởi vậy muốn đánh giá kết quả GDTC, trong kế hoạch phải đặt ra các mục tiêu với các yêu cầu chuẩn cụ thể. Như vậy nhà trường có các mục tiêu và chuẩn đạt của mục tiêu đối với thể dục chính khoá, các hoạt động thể thao ngoài giờ lên lớp.

Khi phân công nhiệm vụ, các tổ, giáo viên, căn cứ vào các chỉ tiêu được giao để xây dựng kế hoạch triển khai công việc của mình. Các kế hoạch này được báo cáo lại cho lãnh đạo nhà trường. Nhà trường tổng hợp lại thành kế hoạch giám sát, kiểm tra hoạt động GDTC của toàn trường, trong đó có các hình thức kiểm tra, giám sát trực tiếp thông qua dự giờ, dự các hoạt động giáo dục, có hình thức gián tiếp thông qua báo cáo định kỳ cuối tuần, cuối tháng (theo hệ thống thông tin quản lý hai chiều).

- Các tổ, cá nhân căn cứ vào kế hoạch của mình để tự giám sát, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đến kết quả cuối cùng. Khi mỗi cán bộ, giáo viên có nhận thức đúng đắn, tự giác tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao nghĩa là họ trở thành người quản lý công việc của mình đến kết quả cuối cùng thì việc giám sát, kiểm tra của trường, của tổ chỉ là phát hiện các khó khăn, hỗ trợ cho các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.

- Quá trình đánh giá có sự tham gia của nhiều thành phần từ nhiều phía. Nhà trường, hội cha mẹ học sinh, chính quyền, các đoàn thể cùng tham gia tổ chức đánh giá sẽ tạo được sự công bằng, công khai, khích lệ được mọi người cùng tham gia.

3.2.6.3. Cách tiến hành

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động dạy học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu

thập xử lý thông tin về trình độ và khả năng học tập của học sinh, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp học sinh học tập tiến bộ.

Thông qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDTC của giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lý sẽ nắm được chất lượng giảng dạy của giáo viên giảng dạy và chất lượng GDTC của học sinh, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp cụ thể đối với giáo viên giảng dạy và học sinh nhằm nâng cao chất lượng GDTC. Với các cán bộ quản lý chuyên môn trong tổ, việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá của các giáo viên giảng dạy là cần thiết và nó không chỉ giúp cho người quản lý nắm được chất lượng dạy và học mà còn là cơ sở để đánh giá công tác tổ chức hoạt động dạy học và từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong công tác chỉ đạo.

Việc kiểm tra đánh giá kết quả GDTC của học sinh bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng mạng lưới thông tin quản lý hai chiều thông suốt và chính xác. Quy định rõ những thông tin định kỳ hàng tuần, hàng tháng cho quản lý. Dựa vào kế hoạch được giao, các cá nhân báo cáo kết quả cho tổ, tổ báo cáo cho lãnh đạo trường, nhà trường ra quyết định chỉ đạo các hoạt động tiếp theo. - Tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh quy định, quy trình chuyên môn trong công tác kiểm tra đánh giá. Tổ chức tốt và đảm bảo an toàn việc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra.

- Xây dựng các phương án, hình thức đánh giá phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Đánh giá thực hiện chương trình bao gồm: Thực hiện chương trình thể dục nội khoá, trình độ học sinh đạt được theo các yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với môn học. Đánh giá sự phát triển của đội ngũ, phát triển về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm chất lượng GDTC.

- Đánh giá phong trào học sinh nhà trường tham gia các hoạt động chủ điểm, hoạt động VH-XH, thể thao ở địa phương; thành tích trong việc tuyên

truyền giáo dục thực hiện các tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá mới”, bảo vệ môi trường, vệ sinh phòng bệnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội...

- Đánh giá thành tích học sinh trong các hoạt động thể dục đồng diễn, hoạt động thi đấu các môn thể thao trong và ngoài nhà trường...

- Đánh giá thành tích học sinh trong việc xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, nề nếp sư phạm trong học tập, lao động, sinh hoạt...

- Khi có được hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng hoạt động, ban thi đua (hay ban kiểm tra) đánh giá khách quan, công bằng đối với các lớp, các cá nhân, khích lệ động viên mọi người tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao. Niềm vui khi đến trường sẽ tạo hứng thú học tập, làm cho các em tin yêu tập thể, yêu lớp, yêu trường, cố gắng học tập đạt kết quả cao hơn. Đây cũng là một trong các biện pháp thu hút học sinh đến trường học ở các địa phương miền núi có nhiều khó khăn trong giáo dục.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)