Huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội)

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội)

gia tích cực và công tác GDTC cho học sinh

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Sự phát triển của con người là toàn bộ sự phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần, nó bị chi phối bởi hàng loạt những yếu tố chủ quan và khách quan. Cấu trúc hình thái, đặc điểm các chức năng của cơ thể phát triển chịu sự chi phối của nhiều tác động xã hội trong đó ba lực lượng tác động cơ bản là nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo với sự tác động vượt trội về sự sử dụng các bài tập thể chất một cách chủ động có phương pháp, phương tiện, nội dung một cách có khoa học để tác động một cách đầy đủ nhất đến thể chất người học. Giáo dục gia đình tác động liên tục trong một thời gian dài về chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho sự đòi hỏi về năng lượng cung cấp cho các hoạt động của học sinh về nề nếp sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, về môi trường sống, về vệ sinh... Với các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục xã hội tác động tích cực đến nhận thức của học sinh cũng như những thành viên của xã hội về mặt pháp luật, chủ trương chính sách nhà nước, nếp sống văn minh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động lễ hội, văn hoá thể thao, phong trào thi đua...

Tuy vai trò giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội có những nhiệm vụ vượt trội khác nhau. Nhưng nhờ đó mà học sinh được thụ hưởng giáo dục tinh hoa của các môi trường giáo dục tác động, tạo ra sự phát triển hài hoà về thể chất, về năng lực trí tuệ và các phẩm chất công dân.

Mục tiêu của biện pháp: Tạo môi trường GDTC thống nhất trong nhà trường, gia đình và xã hội để mọi học sinh, mọi người đều biết bảo vệ, rèn luyện sức khoẻ, xây dựng cuộc sống vui khoẻ, lành mạnh.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Giáo dục thể chất có mục tiêu chung về sức khoẻ tâm thần và thể chất của con người. Nếu sức khoẻ thể chất tốt mà sức khoẻ tâm thần không tốt sẽ trở thành người bệnh hoạn. Nếu sức khoẻ tâm thần tốt, sức khoẻ thể chất không tốt thì cũng không đủ năng lực làm nhiều việc có ích cho mình và xã hội. Bởi vậy giáo dục thể chất ở nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự thống nhất cơ bản về mục tiêu chung. Giáo dục nhà trường vượt trội về mặt trang bị kiến thức, kỹ năng phát triển trí tuệ, thế giới quan; Giáo dục gia đình vượt trội về mặt giáo dục tình cảm đạo đức, thói quen, nếp sống, sinh hoạt trong gia đình truyền thống họ tộc. Giáo dục cộng đồng vượt trội về mặt giáo dục ý thức trách nhiệm công dân, đoàn thể, thực hiện các luật, chủ trương, chính sách, các quy định về an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh, môi trường, dân số, dinh dưỡng... cho mọi thành viên trong cộng đồng. Các công việc đó chỉ thực hiện được khi có sự tổ chức chỉ đạo thống nhất của tổ chức “Hội đồng giáo dục” của các trường. trong Hội đồng giáo dục có đại diện chính quyền làm chủ tịch, đại diện các cơ sở sản xuất, tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh... Trong đó, đại diện nhà trường là đầu mối tổ chức liên kết của Hội đồng giáo dục.

- Hội đồng xây dựng các tiêu chí đánh giá công nhận “Gia đình văn hóa mới”. Trong đó các tiêu chí để đánh giá về: Vận động, tạo điều kiện cho con học tốt; thực hiện nếp sống sinh hoạt có văn hoá, vệ sinh môi trường sống trong nhà và cộng đồng. Giữ gìn trật tự trị an, tránh bạo lực trong gia đình, trong cộng đồng, tránh cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, gương mẫu chấp hành các chính sách nhà nước, địa phương…

- Các tiêu chí đánh giá gia đình văn hoá được “Hội đồng giáo dục” soạn thảo, thảo luận thống nhất, được chính quyền xã hoặc huyện phê duyệt, ra quyết định triển khai trong xã hoặc huyện.

- Hội đồng giáo dục phân cấp trách nhiệm giám sát thực hiện đến các tổ, các gia đình.

- Các trưởng thôn, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi..v.v. tham gia tuyên truyền, vận động các gia đình thực hiện “Gia đình văn hoá mới”. Học sinh vừa là người tuyên truyền, vừa là người thực hiện các tiêu chuẩn gia đình văn hoá mới.

- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh được hướng vào các hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động lễ hội, văn nghệ, TDTT do nhà trường cùng với địa phương tổ chức.

3.2.4.3. Cách tiến hành

- Xây dựng kế hoạch nhà trường cần tham mưu và làm đầu mối cho chính quyền địa phương xây dựng “Hội đồng giáo dục” cấp xã, xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng.

- Tổ chức phân công Hội đồng xác định rõ mục đích, phân công giao nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong “Hội đồng” trong thực hiện kế hoạch.

- Giám sát, báo cáo định kỳ, có sự phối hợp hỗ trợ nhau hoàn thành từng nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

- Tăng cường tự kiểm tra, kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch; có những quyết định bổ sung, điều chỉnh, tạo điều kiện cho mọi người hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm của Hội đồng giáo dục khen thưởng công bằng, công khai.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)