Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 54)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh

huynh học sinh về vai trò của hoạt động GDTC

Hoạt động GDTC là một hoạt động bắt buộc và có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh. Để hoạt động GDTC đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi các cán bộ quản lý, các giáo viên và học sinh tham gia vào hoạt động này phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động GDTC.

Để khảo sát thực trạng nhận thức của những người tham gia vào hoạt động này, đề tài đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi những đối tượng sau:

- 15 cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục thị xã Bắc Kạn và cán bộ quản lý của các trường THCS thị xã Bắc Kạn.

- 50 giáo viên chủ nhiệm và giáo viên thể dục của trường THCS thị xã Bắc Kạn.

- 500 học sinh của các trường THCS trên địa bàn thị xã Bắc Kạn.

- 200 phục huynh học sinh của các trường THCS trên địa bàn thị xã Bắc Kạn.

Với nội dung phỏng vấn được trình bày ở phiếu điều tra số 1. Kết quả phỏng vấn sau khi xử lý tính tỉ lệ % được trình bày ở bảng 2.3:

Bảng 2.3: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất cho

học sinh THCS Kết quả điều tra

Khách thể điều tra Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng n % n % n % Cán bộ quản lý (n = 15) 7 46,7 8 53,3 0 0 Giáo viên (n = 50) 17 34,0 33 66,0 0 0 Học sinh (n = 500) 87 17,4 342 68,4 71 14,2 Phụ huynh học sinh (n = 200) 13 6,5 187 93,5 0 0 Tổng cộng 124 16,2 570 74,5 71 9,3

Qua bảng 2.1 cho thấy: Cán bộ quản lý và giáo viên chỉ có từ 34% đến 46,7% nhận thức vai trò phát triển của GDTC trong giáo dục học sinh là ở mức rất quan trọng. Và có 53,3% đến 66% cán bộ quản lý và giáo viên chỉ đánh giá vai trò phát triển thể chất của GDTC trong giáo dục học sinh ở mức quan trọng.

Đối với nhận thức của học sinh, có 17,4% cho rằng GDTC có vai trò rất quan trọng để phát triển thể chất; 68,4 số học sinh được hỏi cho là GDTC chỉ có vai trò quan trọng đối với phát triển thể chất. Điều đáng quan tâm là còn có tỷ lệ không nhỏ 14,2% đánh giá vai trò GDTC trong việc phát triển thể chất cho học sinh là không quan trọng.

Bên cạnh đó, 100% phụ huynh học sinh được hỏi đều cho rằng giáo dục thể chất có vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có 6,5 % phụ huynh học sinh cho rằng, giáo dục thể chất có vai trò rất quan trọng.

Từ các kết quả điều tra trên ta có thể rút ra nhận xét chung là: Các cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh đã có nhận thức đúng đắn về vai

trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh. Song ở đối tượng học sinh còn có một tỷ lệ khá lớn chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hoạt động GDTC trong nhà trường. Đây cũng chính là một trong những rào cản trong việc nâng cao chất lượng GDTC mà công tác quản lý GDTC ở các trường THCS thị xã Bắc Kạn cần tháo gỡ.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 54)