Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC ở trường THCS

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC ở trường THCS

1.3.2.1. Mục tiêu GDTC trong trường THCS

GDTC với tư cách là một mặt giáo dục giữa chức năng của “khoa học giáo dục cơ thể, rèn luyện cơ thể” nhằm mục đích chính là bảo vệ, bồi dưỡng sức khỏe cho học sinh. Nó được thể hiện qua các tiêu chuẩn sau:

- Không mắc bệnh tật.

- Hình thái, cấu trúc và chức năng cơ thể phát triển nhịp nhàng, hài hòa, cân đối theo đúng quy luật sinh lý.

- Các năng lực trí tuệ và vận động phát triển đến mức cao ở từng lứa tuổi. - Có tinh thần lạc quan, nghị lực kiên cường, ý chí dũng cảm.

- Thích nghi dễ dàng với môi trường sống.

- Góp phần phát triển con người toàn diện, chuận bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động, sáng tạo và bảo về Tổ quốc.

* Chương trình giáo dục phô thông cấp THCS đề cập đến mục tiêu, yêu cầu GDTC như sau:

- Kiến thức:

+ Biết phương pháp đơn giản rèn luyện sức nhanh, sức bền. Hiểu một số chiến thuật, luật thi đấu đá cầu và môn tự chọn.

+ Có kiến thức sơ bộ về đặc điểm cấu tạo, sinh lý cơ thể người; bước đầu hiểu được cơ sở khoa học của khẩu phần ăn và các biện pháp vệ sinh, rèn luyện cơ thể và phòng chống bệnh tật.

- Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng các kỹ năng đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung liên hoàn, kỹ thuật chạy nhanh 60m, chạy địa hình tự nhiên; nhảy xa kiểu “ngồi”; nhảy cao kiểu “bước qua”, một số bài tập kỹ thuật đá cầu và môn thể thao tự chọn bước đầu có kỹ năng rèn luyện sức khỏe và các biện pháp vệ sinh phòng chống bệnh tật.

- Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với khả năng; có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường.

1.3.2.2. Nhiệm vụ của GDTC trong trường THCS

Đảm bảo cho cơ thể không ốm đau, lớn lên theo đúng độ tuổi, có sức chống đỡ những ảnh hưởng có hại đến từ môi trường xung quanh, chuẩn bị tốt các phẩm chất vận động toàn diện.

Hình thành trong học sinh những thói quen gìn giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, lao động vừa sức, tổ chức sinh hoạt có khoa học trên cơ sở nắm vững những kiến thức khoa học cơ bản và những kỹ năng, kỹ xảo chủ yếu.

Góp phần phát hiện năng khiếu, tạo điều kiện bồi dưỡng nhân tài thể dục, thể thao cho đất nước.

Giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí và thẩm mĩ cùng các mặt giáo dục khác thúc đẩy phát triển thí lực.

Để hiểu đúng đắn và thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra trên đây, nhà trường cần nắm vững mấy nguyên tắc sau đây của GDTC:

Phải nhằm mục tiêu chính là nâng cao sức khỏe.

Phải gắn mục tiêu chính với yêu cầu học tập, sản xuất và chiến đấu. Phải phát triển đồng thời cả thể chất và tinh thần, tuổi nào cũng rèn luyện các tố chất cơ thể.

Phải lôi cuốn mọi thành viên giáo dục trong xã hội vào việc GDTC cho học sinh.

1.3.2.3. Nội dung của GDTC trong trường THCS

Nội dung của GDTC được xác định trên cơ sở phân tích tác dụng của các nhân tố hàng ngày ảnh hưởng đến cơ thể học sinh.

Người ta xếp 4 nhân tố chính: Vệ sinh, TDTT, các chế độ sinh hoạt (học tập, lao động, nghỉ ngơi, vui chơi) và dinh dưỡng.

Nhà trường làm tốt công tác vệ sinh nghĩa là:

Giáo dục cho học sinh có tình cảm, ý thức, hiểu biết vệ sinh tối thiểu như: Vệ sinh thân thể, vệ sinh đồ dùng cá nhân, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh học tập, vệ sinh lao động, vệ sinh rèn luyện, vệ sinh tinh thần, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch. Cần giáo dục liên tục gắn với thực tế, xây dựng thành thói quen và nếp sống.

Tạo điều kiện cho học sinh học tập và lao động hợp vệ sinh. Trường lớp đúng quy cách, đủ ánh sáng, thông khí tốt, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, bàn ghế vừa tầm có công trình nước sạch, nhà vệ sinh đúng quy cách. Có sân chơi bãi tập, môi trường xanh, sạch đẹp.

Nhà trường phải là đơn vị tiên tiến trong phong trào tiêm chủng, dập tắt sớm các dịch bệnh lan vào trường, chữa bệnh sớm cho học sinh, tuyên truyền vệ sinh trong phụ huynh học sinh. Ngăn ngừa các tệ nạn nghiện hút, xâm nhập vào nhà trường.

Nhà trường tổ chức sinh hoạt hợp lý cho học sinh có nghĩa là:

Nghiêm chỉnh chấp hành các qui chế giảng dạy và học tập về khối lượng, nội dung chương trình về thời gian quy định cho tiết học, buổi học, tuần học, học kỳ năm học. Luôn luôn cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập giúp cho học sinh học một cách tự giác, đễ hiểu, nhớ lâu.

Tổ chức cho học sinh lao động vừa sức: Hình thái hợp lý, dụng cụ nhỏ nhẹ, cường độ thích hợp, an toàn tuyệt đối.

Trả đủ thời gian nghỉ thực tế cho học sinh (khi nghỉ chuyển tiết, nghỉ ra chơi, ngày chủ nhật…) tôn trọng thời gian ngủ.

Hướng dẫn học sinh vui chơi giải trí lành mạnh và thoải mái ở trong và ngoài trường bằng nhiều hình thức, trong vui chơi có học tập, song chủ yếu để giải trừ mệt mỏi, gây hưng phấn thần kinh.

Học sinh là những người tuyên truyền vận động gia đình cải tạo môi trường không khí, nước sạch, xây dựng các công trình vệ sinh khoa học trong điều kiện có thể có được. Biết tự bảo vệ sức khỏe cá nhân, đề phòng các bệnh thông thường.

Nâng cao dẫn mức dinh dưỡng theo đà phát triển kinh tế xã hội. Phụ huynh lo việc này là chính, nhà trường thông qua chức năng của mình để giáo dục học sinh ăn uống sạch sẽ, hợp lý nhằm giúp các em triệt để tận dụng dinh dưỡng, không mắc bệnh vì thiếu vệ sinh.

Chống ý nghĩ cho rằng dinh dưỡng thiếu, không tập được thể dục. Thực tế đã chứng minh tập thể dục trong hoàn cảnh nào cũng có lợi, miễn là tập luyện vừa sức, môn tập thích hợp, tập ở mọi nơi không khí trong lành, tập theo đúng phương pháp khoa học…

Nhà trường làm tốt thể dục, thể thao nghĩa là:

- Nghiêm túc giảng dạy thể dục, thể thao theo một chương trình hệ thống, liên tục các năm học, gồm các môn: Đội hình đội ngũ, trò chơi vận

động, thể dục tay không, thể dục có dụng cụ đơn giản, điền kinh, bơi lội. Học nội khóa phải có rèn luyện ở nhà như bất cứ bộ môn văn hóa nào khác.

- Hướng dẫn học sinh rèn luyện ngoài giờ bằng nhiều cách: Thể dục buổi sáng, thể dục trước giờ học, thể dục giữa giờ, thể dục một phút, tham quan du lịch, hành quân cắm trại, các môn bóng…

Mở rộng thi đấu để kiểm tra kết quả rèn luyện thân thể, dần dần tiêu chuẩn rèn luyện thân thể sẽ được áp dụng để làm chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của học sinh.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)