Lời văn sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, ngôn ngữ mang yếu tố liệt kê, lối so sánh trùng điệp

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 87 - 94)

MỘT SỐ THÀNH PHẦN CƠ BẢN VÀ ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT VI HỒNG

3.2.2 Lời văn sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, ngôn ngữ mang yếu tố liệt kê, lối so sánh trùng điệp

kê, lối so sánh trùng điệp

Như ta đã biết, điệp từ, điệp ngữ là: "biện pháp tu từ được sử dụng lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu); (99 biện pháp tu từ). Điệp ngữ thường có 3 loại: điệp ngữ nối tiếp; điệp ngữ cách quãng; điệp ngữ vòng; từ ngữ được điệp liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếp nhau (điệp nối tiếp). Từ ngữ điệp được sử dụng giãn cách nhau (điệp cách quãng), điệp ngữ mà ở đó từ ngữ được điệp nằm ở cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới tiếp nó (điệp vòng). Và một kiểu câu là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học, là một phương tiện thể hiện đặc điểm phong cách tác giả. Vi Hồng là nhà văn có ý thức bảo tồn tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Biểu hiện ý tưởng này là Vi Hồng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: điệp từ, điệp ngữ, phép so sánh, liên tưởng, phép liệt kê, cách sử dụng câu văn dài trùng điệp – đây chính là sở trường trong lời văn của ông để diễn tả tư tưởng, tình cảm của người dân tộc miền núi. Ví dụ như trong lúc chia tay Bội Hoan, Ki Nọi dặn: "Giữ vàng cho sáng sắc vàng, giữ ngọc cho sáng sắc ngọc" [32, tr 6], hoặc nhấn mạnh vẻ đẹp của trăng in trên dòng sông Nậm Đáo tác giả sử dụng điệp ngữ liên tiếp để miêu tả: "Trăng bát ngát lên cao cùng núi đất núi đá. Trăng ngân nga cùng đồng ruộng, trăng rắc vàng trên dòng Nậm Đáo. Trăng thắp đèn lung linh trong cặp mắt non trẻ. Một trời Nậm Đáo sóng sánh ánh trăng" [17, tr55]; Khi diễn tả sự suy nghĩ căng thẳng hết mức của Hoàng: "Hoàng nghĩ dài, nghĩ nhiều, nghĩ bộn bề, căng thẳng. Hoàng nghĩ tầng tầng lớp lớp - những ý nghĩ đè lên nhau như sóng con thác Chín Thoong" [36, tr7]; Hay phán ánh sự phẫn uất của một nữ sinh viên khi trước cách giải quyết ấu trĩ, thô bạo của ông Hiệu trưởng: "Thưa ông Hiệu trưởng: - Tôi bị đuổi học trong trường hợp này, chẳng có gì phải ân hận, tôi chỉ thấy căm uất thôi... Tôi không kí vào bất cứ cái gì tương tự như ông vừa nói. Vì tôi không hủ hoá, đến ý nghĩ cũng không thể làm sao có thực..." [29, tr103], hoặc

miêu tả thác Chín Thoong: "Cái thác Chín Thoong vượt qua ba quả núi cao,

Từ trên trời đổ cái tiếng ầm ào của nó xuống, rừng núi êm và ấm như tiếng sấm mùa xuân. Ở bản gần thác thì nó gào thét, nhưng cách vài núi thì tiếng nó như tiếng ông trời đổ thóc vào xay. Cái tiếng rù rù, ầm ầm, ấm áp, làm cho người ta tưởng như trên trời kia có cuộc lao động khẩn trương. Tiếng thác như tiếng ông trời thở, vì làm lụng mệt nhọc" [30, tr 38]…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoặc tác giả sử dụng phương pháp điệp cách quãng để ca ngợi tình yêu một lòng chung thuỷ như hai loài chim Sam - Péc và Anh Tài như biểu tượng chung thuỷ của núi rừng: "Hoa kia chỉ có ong này cũng như Sam - Péc chỉ có Anh Tài mà thôi. Nếu hoa kia quyết khép cánh, thì ong này nguyện đậu trên cành hoa mà chết héo chết khô. Sam - Péc thiếu Anh Tài thì thì Sam - Péc sẽ tự rỉa thịt mình ăn cho đến khi tự ăn hết quả tim mình mới thôi. Ong lượn trăm vòng không tiếc sức chỉ mong hoa rộng cánh cho ong về, rộng lối cho ong lại. Ong mãi mãi mang ơn bái cùng hoa..." [17, tr117].

Hay "Một tiếng chim khảm khắc lảnh lót từ sườn núi vọng xuống đồng rồi lọt vào vách núi bên này, tiếng chim nghe ướt sũng sương đêm. Tiếng gọi bạn tình cứ muôn thủa đều đều, run rẩy trong đêm đen. Tiếng chim như làm trời lạnh hơn, vách đá hứng mãi tiếng chim ấy cũng buồn rũ" [30,tr 155].

Khi miêu tả nhân vật Pá Ngạn xấu xí và gian giảo, Vi Hồng cũng đã vận dụng điệp ngữ để làm tăng thêm bản chất xấu xa đê tiện của hắn: "Pá Ngạn cất tiếng cười hè hè, cặp môi dày và trề ra như một cái máng con"; "Lão cười nói hả hê. Cười to như ngựa hí, cười nhiều tiếng như dòng thác Nặm Khao réo gào những ngày nước lũ mở mồm và cặp môi dày cộm, thâm xì luôn nói" [2, tr71]…

Trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng, ta nhận thấy: ngoài việc tác giả sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, nhà văn còn sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh trùng điệp. Khi miêu tả vẻ đẹp của con người Vi Hồng luôn gắn với thiên nhiên, so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên, dường như ông đã theo lối người xưa: lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. Trong lễ hội mường Khoang Đông, vẻ mặt tưng bừng, rộn rã của những con người đang độ thanh xuân của cuộc đời đã được tác giả so sánh với những loài vật, loài hoa,

loài quả như: “trai non - gái trẻ mặt sáng như gương, mắt long lanh như mắt

họa mi, môi đỏ như cánh hoa mạ, như quả nhót chín mọng”. Qua hình ảnh so sánh, ta như thấy được cái náo nức, rạng rỡ trên từng nét mặt, trong từng ánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mắt trong veo của những nam thanh nữ tú vùng miền núi cao này - một vẻ đẹp của mùa xuân tuổi trẻ đã tỏa sáng cả lễ hội !. Hoặc khi miêu tả vẻ đẹp của

người con gái - Ngọc trong Tháng năm biết nói tác giả viết: “thân hình tròn

chắc như cây chuối bóc”, “nước da trắng như cây chuối bóc, mịn và thơm như bột nếp nhuyễn, má hồng như cánh hoa mạ vách núi, eo như con ong mật, lông mày đen sắc như con họa mi”, nàng Ai Hoa ở tiểu thuyết Người trong ống cũng được khắc họa thật nổi bật với những hình ảnh so sánh thân thuộc: “khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh như một đứa trẻ bụ bẫm, thật mịn màng, đang ửng hồng như một trái đào đang độ ương chín, cặp môi không son phấn như một quả nhót chín mọng”. Cách so sánh trong lời văn của Vi Hồng thật giản dị, dễ hiểu, dễ cảm nhưng rất giàu hình ảnh, bởi các hình ảnh so sánh đều rất gần gũi, rất quen thuộc đối với người Tày.

Tâm trạng của các nhân vật cũng được Vi Hồng đưa vào so sánh với các

hình ảnh thiên nhiên, đem lại sắc thái biểu cảm mới cho lời văn. Đó là khuôn

mặt buồn thảm, héo hắt của thân phận như ông Phàn trong Tháng năm biết nói - một con người nặng lòng với bản mường Chín Thoong, lúc nào cũng trăn trở băn khoăn tìm con đường đưa quê hương, đưa người trong bản đến với ánh sáng của văn minh, tiến bộ. Sự dày vò của ông được miêu tả ở nhiều

trạng thái trong những so sánh giàu sức gợi cảm: “có lúc trong lòng ông háo

hức náo nức như những dòng thác của quê ông, ông chỉ muốn lao vào mà làm việc cho quê hương. Nhưng có lúc ông cảm thấy phẳng lì như mặt vực Chín Thoong trong mùa nước lặng...”, có khi lại “chấp chới như con cá gáy tìm nơi vật đẻ!”. … (Tháng năm biết nói).

Khi viết về tình yêu nam nữ, Vi Hồng luôn coi tình yêu là một đối tượng so sánh với hình ảnh thiên nhiên đem lại cảm giác trong trẻo, hồn nhiên, ngọt ngào, gần gũi và thân yêu biết bao. Ví dụ như: lời Hinh nói đầy sự cảm thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn như cá tin vào nước, như chim tin ở trời…”. Hoặc lời của Hoàng trong Tháng năm biết nói trách Băng không hiểu tình cảm của mình: “Băng cứ nói như nước ruộng bừa, nước dưa khú”… Những kiểu so sánh như thế của Vi Hồng thật đúng như cách nói, cách ví von của người Tày nói riêng, của người miền núi nói chung. Có một cách so sánh mang tính liên tưởng ổn định cụ thể thông qua hình ảnh về các con vật cũng được Vi Hồng sử dụng khá nhiều. Ví dụ: Nhân vật thằng Bùng sau khi bị dìm ở dưới nước lên: "cái miệng rộng bẹt thè lè như miệng con cóc"; nhân vậtThằng Thìm có: "cặp mắt to như hai con ốc nhồi"; ông anh cả của nó thì: "khi cười thì cái mũi kéo lại, nhăn thủn thủn như con đỉa"; ông anh thứ ba của nó thì: "nước da nhẵn như da lươn già"; rồi cả những đứa con thằng Thìm sau này cũng: "đen như đít chảo nấu cám"… Khi miêu tả người đàn bà xấu xí, độc ác, bẩn thỉu - mụ Tẹo - Vi Hồng so sánh: "Đầu bà Tẹo trọc lốc nhẵn bóng như quả đài hái, như vỏ quả bầu già! Ngực phẳng lì, đít beo, bắp chân và bắp đùi bằng nhau như hai cái gậy chống đỡ lấy thân ép dẹp. Tẹo giống hệt như một chiếc đòn càn biết đi biết đứng" [30,tr289]…

Lời văn nghệ thuật của Vi Hồng không chỉ làm nổi bật, sống động và chân thực sự vật, hiện tượng cần diễn đạt mà còn thể hiện được vốn sống, vốn văn hóa vô cùng phong phú, dầy dặn của Vi Hồng. Nhà văn đã đưa những hình ảnh so sánh giàu chất liên tưởng và rất đậm đà bản sắc của người miền núi đến với độc giả trong cả nước. Sự gắn bó sâu sắc với những kỷ niệm của thời thơ ấu, sự từng trải của cả một cuộc đời đầy vất vả nhưng luôn hướng về nguồn cội, là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp giúp cho Vi Hồng có những sáng tạo đặc biệt, đậm bản sắc dân tộc đến vậy.

Chúng tôi đã lập một bảng thống kê việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng một cách khá cụ thể (Bảng phụ lục 3 – Trang 95)

Sử dụng cảm thán trong cấu trúc câu cũng là một nét đặc trưng trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng. Ví dụ như: nhân vật Hoàng trong Tháng năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn biết nói đã bao lần thốt lên tiếng “ôi”- tiếng kêu đau đớn và tuyệt vọng: “Ôi! gắn bó với một con người mà mình căm ghét, một con người vơ lấy cái tốt về mình, gạt phần cái xấu cho người trong nhà một cách trắng trợn, như lật ngược con ngươi…! Lần đầu tiên mình biết căm ghét thật lòng”; khi hiểu lầm Băng, Hoàng cũng bật nỗi buồn thành tiếng: “Ôi sao mình lại làm khổ cho Băng! Băng đang thắp đèn trang điểm sửa lại xiêm áo cho ngày mai đi về nhà chồng”; khi đem được Băng thoát ra khỏi nỗi đau khổ của nàng thì Hoàng lại rơi

vào một bi kịch khác: “Ôi, đời mình còn bí lỗ chôn kim, cái cay đắng ngập đến

cổ, vùi đến mắt, lại thêm Băng!”; hoặc khi Hoàng hối hận về hành động của mình: “Ôi thôi mình cũng nói tục, cũng thành thằng Thìm, thành con mụ rồi”...

Từ ngữ biểu cảm, cảm thán trong tiểu thuyết của Vi Hồng chiếm một số lượng khá lớn, chi phối lời văn nghệ thuật của nhà văn này. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ riêng trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói với 295 trang, Vi

Hồng đã sử dụng tới 1.048 câu chứa từ ngữ biểu cảm - cảm thán. Qua đó, đã

minh chứng sự giàu có cảm xúc trong lời văn Vi Hồng, đặc biệt là trong lời nói nhân vật. Như vậy nhà văn Vi Hồng đã đem hơi thở, nhịp đập của cuộc sống vào tác phẩm, qua việc miêu tả đời sống nội tâm của các nhân vật dân tộc thiểu số vào từng trang viết. Vi Hồng thường có những trang viết xúc động, những lời văn nhiều cảm xúc, nhất là khi diễn tả nỗi buồn. Bởi, như nhà văn từng tâm sự: “cái buồn có sức mạnh cảm thông hơn với văn chương thì phải… cuộc đời tôi là một chuỗi dằng dặc ngày tháng, rồi năm tiếp năm không bao giờ ngừng cái tiếng vang vọng khổ đau trong tâm linh của mình… nỗi buồn là ngọn nguồn tạo nên những tiểu thuyết của tôi”(Ngả văn chương)…

Nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm văn chương là một thực thể hòa

quyện và thống nhất. Tìm hiểu Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Vi Hồng,

trên bình diện tiếp nhận văn chương, bước đầu chúng tôi muốn được lí giải phần nào những đặc điểm lời văn nghệ thuật của ông và coi đó là những nét

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đặc sắc trong nghệ thuật. Vi Hồng đã tạo nên một phong cách riêng đậm bản sắc văn hoá Tày. Đó là lối diễn đạt giàu hình ảnh, mầu sắc và giàu nhịp điệu cảm xúc. Mỗi tiểu thuyết của ông giống như một bài thơ văn xuôi dài man

mác buồn. Kể cả Người trong ống cuốn sách được coi là bước bứt phá trong

nghệ thuật viết tiểu thuyết của ông (giàu tính hiện thực hơn) thì dấu ấn của lối văn chương dân gian cùng với những đặc trưng thi pháp dân gian vẫn còn trong nhiều trang của tác phẩm này.

Vì vậy, có thể coi đây mới là mặt mạnh, mặt thành công, nét đặc sắc trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng, nhưng mặt khác thì đây cũng chính là phần hạn chế, phần nhược điểm của ông trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Vi Hồng là cây bút tiểu thuyết tiêu biểu cho bộ phận văn học dân tộc

Tày cũng như văn học dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại. Tác phẩm của ông đã phản ánh chân thực, sinh động thiên nhiên, cuộc sống con người Việt Bắc. Thành công lớn nhất trong sáng tác của Vi Hồng kết tinh ở thể loại tiểu thuyết. Tiểu thuyết Vi Hồng góp phần tạo nên vẻ đẹp đa dạng của nền văn học dân tộc đang phát triển trong sự thống nhất. Nghiên cứu tiểu thuyết Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy, một trong những yếu tố cơ bản tạo nên nét đặc sắc

và sự thành công cho các tác phẩm của ông chính là lời văn nghệ thuật. Lời

văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng là một phưương diện hình thức nghệ thuật thật đặc sắc, góp phần tạo nên vẻ đẹp, sự sống động và lôi cuốn cho tác phẩm của ông đối với bạn đọc. Lời văn nghệ thuật góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Vi Hồng - một phong cách tự sự giàu chất thơ, đầy tính hiện thực và chan chứa mầu sắc lãng mạn, vừa mang tính truyền thống và cả tính hiện đại. Cũng chính lời văn nghệ thuật đó đã góp phần tạo nên tính dân tộc đậm đà và đặc sắc trong tiểu thuyết của nhà văn dân tộc Tày Vi Hồng.

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)