MỘT SỐ THÀNH PHẦN CƠ BẢN VÀ ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT VI HỒNG
3.2.1. Câu lặp cấu trúc thành phần
Ở các tác phẩm của Vi Hồng, khoảng cách giữa lời kể chuyện (lời trần thuật) và lời nhân vật (độc thoại, đối thoại) hầu như không có sự khác biệt lắm. Song vai trò của chúng thì hoàn toàn khác nhau, do vậy chúng tôi vẫn tách riêng để khảo sát.
Trong lời trần thuật - nhà văn miêu tả, đánh giá tính chất, hiện tượng, vẻ đẹp thiên nhiên và những biểu hiện ở bên ngoài (ngoại hình, hành động) của nhân vật trong đó có sự xuất hiện với tần xuất cao những cấu trúc cú pháp như: lặp cấu trúc câu, cấu trúc đoạn... Đây có lẽ là một chủ định của tác giả.
Như đã biết, phép lặp cấu trúc trong câu, trong đoạn là: "nguyên tắc kết hợp tạo nhịp điệu, thống nhất và mở rộng nghĩa". Trong các cuốn tiểu thuyết của mình, Vi Hồng rất hay sử dụng thủ pháp này khi trần thuật về nhân vật.
Ví dụ như khi nói về gia đình Châu Đoàn Pàng, tác giả đã dùng hàng loạt các cụm từ (tính từ/ danh từ + "nhất") để diễn tả: "Châu Đoàn Pàng giàu nhất, giỏi nhất, khôn ngoan nhất, thế lực nhất, vợ con cũng nhất mọi nhẽ".
Chính vì thế mà Châu Đoàn Pàng tự tin vào sức mạnh, vào khả năng xoay chuyển, tác động có tính chất chi phối của mình; hoặc khi Vi Hồng diễn tả về "mảnh hồn" dân tộc Tày - là những bài lượn, khúc lượn đã bắt đầu bắt nhịp vào tâm hồn Hoàng lúc Hoàng đến cái tuổi của những chàng thanh niên đang độ xuân nồng, nhà văn cũng diễn tả cái mượt mà, bay bổng, lãng mạn, cái thăng hoa của tuổi trẻ trong Hoàng: "Khúc lượn như gửi cho gió, cho mây, cho mình nuôi giọng"; "câu đau - đau như dứt từ da mà ra; câu buồn - buồn như tình yêu xa tình yêu; câu mừng - mừng như đàn chim bay qua biển lớn bỗng gặp cây rừng". Lượn là niềm say mê, là nơi Hoàng trao gửi những tâm tình riêng tư của cả nỗi lòng buồn khổ đến đắng cay của anh.
Trùng điệp về hình thức cấu trúc song lại phong phú về hình ảnh nên cái được nói đến thường đẹp trong ngôn từ ước lệ - sâu sắc trong các tầng ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghĩa. Ông Phàn trong Tháng năm biết nói cảm ơn Châu Đoàn Pàng đã có
“tấm lòng” mời mình ăn bữa cơm: “miếng chín, miếng mười, miếng tái, món cạn, món nước…”; Ngọc đau đớn vì gia đình mình mang ơn Châu Đoàn Pàng
lúc nghèo khổ để giờ “nợ miệng, nợ túi tiền, nợ cả gánh cả ghềnh” - món nợ
ghê gớm ấy ép bố mẹ Ngọc phải đồng ý gả Ngọc cho Bùng. Với Vi Hồng khi diễn giải một hiện tượng nào trong câu văn bao giờ cũng dùng tổ hợp các cụm từ có cấu trúc tương đương (ít nhất là hai cụm từ) để miêu tả.
Kiểu lời văn mang cấu trúc lặp như thế này cũng rất phổ biến khi Vi Hồng miêu tả, khắc họa con người từ những hiểu biết bề ngoài đến nội tâm bên trong. Chỉ miêu tả tiếng cười của các nhân vật trong tác phẩm cũng cho thấy sự phổ biến của phép lặp cấu trúc, sự linh hoạt của từng hình ảnh trong cụm từ. Cái cười của người đàn bà đần độn xấu xí sinh thằng Thìm được miêu
tả: “cô ta chỉ nhếch mép cười như trâu cười nước đái của nó. Nghĩa là cười
bằng cách nhắm tít mắt, cặp môi vênh váo - cười im lặng, cười câm”. Thật là một nụ cười vừa có phần ngu ngơ lại vừa có phần ẩn bí; Thằng Thìm sau này
cũng vốn mang cái cười gia truyền của dòng máu nhà nó: “nó cười câm cười
trâu cười đại suốt ngày”, “cười nhoẳn cả mũi, cười vặn cả cặp môi”...; Còn nụ cười của bố Phàn thì chứa đầy tâm trạng của con người mang nặng tình đời, trước cái khao khát học hành của cậu bé Hoàng dù phải lấy vợ, và trước cái hồn nhiên đến đáng thương của tâm hồn trẻ thơ (khi Hoàng chưa hiểu vợ là gì): “bố Phàn cười chảy nước mắt, cười lớn cười to”, để ngay lập tức ông ta im bặt và lau nước mắt đầy chua xót! Vẫn con người ấy, nhưng khi đau đớn:
“ông lại cười méo mó,... cười như lẫn với cay đắng tan biến vào máu thịt trên khuôn mặt đầy phúc hậu của ông” - khi ông nghe Hoàng giải thích tại sao gọi vợ mình là chị và kể về những tính xấu của vợ mình, còn nụ cười của Băng khi Hoàng chẳng hiểu gì về chuyện chăn gối vợ chồng được mô tả phù hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn lá che thân, mượn ông giấu mặt:” Không chỉ có tiếng cười mà những trạng thái khác cũng được nhà văn cụ thể hóa bằng sự sắp xếp liên tiếp những hình ảnh vừa cụ thể, vừa có tính ước lệ. Khi tả sự ăn uống vô tội vạ của thằng Thìm, ăn không kìm hãm, không cảm giác, tác giả viết: “Nó ăn no, căng bụng, rốn nở hoa mua, bụng vằn chim sẻ”…
Khảo sát nhưng lời thoại của nhân vật trong tác phẩm Vi Hồng (lời đối thoại, độc thoại) ta nhận thấy kiểu câu mang cấu trúc lặp thành phần cũng được sử dụng với ưu thế tối đa. Nhân vật có thể giãi bày tấm lòng mình, trao đổi tâm tình khơi gợi kỷ niệm với người khác; hoặc những lời đối đáp giao tiếp, hỏi thăm trong cuộc sống đời thường. Cũng có khi câu văn ấy là dòng chảy tâm hồn của nhân vật. Câu văn như một chuỗi có vần, có nhịp - mà nhân
vật đã thả hồn mình trong đó. Trong Tháng năm biết nói, rất nhiều những đối
thoại, độc thoại xuất hiện kiểu cấu trúc lời văn như trên. Ngay đầu truyện, khi Hoàng gặp ông mình trong giấc mơ đã xin ông: "câu nói làm ngón tay trỏ" -
trỏ cho cuộc đời mình, thì ông Hoàng đã khuyên: “Cháu chống lại mệnh trời,
đi ngược dòng đời chỉ là chuyện nằm mơ, chuyện lấy chiếc đũa chống trời mà
thôi”!. Tâm lý tuân theo cái mệnh đã có sẵn đã ăn sâu vào tâm thức người Tày
hết thế hệ này đến thế hệ khác, nên bất cứ ai có ý định cưỡng lại số phận đã
được định sẵn chỉ là ảo tưởng, như người Việt nói là “lấy trứng chọi đá” nên
khi Băng nửa úp nửa mở với Hoàng cái bí mật độc ác của cha nàng, nàng nói: “Chuyện buồn chuyện đen tối như đêm ba mươi, chuyện của người già người lớn có liên quan đến Hoàng. Chuyện lớn như ông trời, chuyện nặng như dãy núi đá, chuyện người lớn người già muốn ám hại Hoàng”. Chuyện mà Băng nói đến không có gì rõ ràng, nhưng qua những cụm từ mà Băng diễn tả thì đó là chuyện nguy hiểm liên quan đến tính mạng Hoàng. Một âm mưu lớn và độc ác. Lặp những cụm từ trong hai câu văn trên còn gợi lên nhịp dồn dập nói trong hơi thở gấp gáp trong giọng điệu của Băng. Khi nhân vật Băng than thở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
với Phàn về nỗi khổ cực khi phải sống với một người mẹ suốt ngày rên rỉ mắng, ông viết: “mắng dài mắng dai như trâu đực đái”, hoặc lời nói của
Hoàng: “Em sống với mẹ em đã đủ khổ nhiều, khổ xếp thành gánh trên vai em
rồi anh ạ”. Quan sát cách sắp xếp, cách tổ chức các cụm từ trong câu văn của Vi Hồng, chúng ta thấy rằng các cụm từ, các câu văn trong đoạn, các câu trong hệ thống lặp cấu trúc thường đẳng lập nhau về hình thức, tương đương về ý nghĩa; hoặc cụm từ, câu đứng sau bổ sung làm rõ nghĩa cho cụm từ, câu trước đó. Điều này tạo nên tính liên kết chặt chẽ trong lời văn (về cả hình thức và ý nghĩa) và tính tập trung trong khi diễn tả, tạo hiệu quả nghệ thuật trong một “cách viết riêng” của Vi Hồng.
Ví dụ như viết về nỗi buồn riêng trải dài trong suy nghĩ của Hoàng cũng
hiện lên qua lời văn có kết cấu chuỗi như thế: “Hoàng thấy nỗi buồn làm mềm
lòng, mềm loãng cả dòng suy nghĩ”. Những tháng ngày xa quê, mang nặng tình riêng trong lặng câm để mà sống, làm và học, nhưng cứ nghĩ về Chín
Thoong là Hoàng “háo hức, nở hoa, nở nụ trong lòng”, nỗi nhớ quê đầy vơi
như những con sông dâng dạt dào trong trái tim Hoàng: “Hoàng nhớ quê với
nỗi nhớ nhức nhối. Yêu quê lắm, nhớ quê lắm…Hoàng nhớ tất cả những nét uốn cong của mọi dãy núi, nhớ từng bóng chim bay trên trời quê, nhớ từng đàn cá bơi lội giữa dòng Chín Thoong”. Nỗi nhớ của Hoàng đã ôm trọn núi rừng, bản mường Chín Thoong, nó như bùng lên, đốt cháy lòng anh, thôi thúc
bước chân anh về, nhưng cứ nghĩ đến hình ảnh người đàn bà có hàm răng ba
ba thì Hoàng lại ngạt thở …
Bức tranh thiên nhiên của núi rừng trong tác phẩm được đặc tả và được hiện lên với nhiều sắc thái khác nhau qua phép lặp trong cấu trúc lời văn. Ví
dụ khi viết về cái nắng trên dòng thác Chín Thoong trong Tháng năm biết nói
tác giả miêu tả: “nắng nằm sõng soài trên các sườn núi đã quang cây. Nắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chín Thoong”. Những câu văn miêu tả liên hoàn mang đầy hình ảnh, đầy sự vận động của ánh nắng. Ánh nắng đã bao trùm, tuôn chảy. Khắp bản mường Chín Thoong nắng có khi ru mình êm đềm, có khi nhảy nhót, có khi lại lười
biếng thật đáng yêu. Hình ảnh “con nước” mà bố Phàn và Hoàng đã kì công
nghiên cứu để đem về cho dân bản cũng được đặc tả đầy ấn tượng: “Đất chảy
ào ào theo con nước. Con nước đục ngàu chảy băng băng về đồng. Con nước to gấp mấy chục lần con nước do chiếc cọn bao đời múc nước lên ruộng… Nước chảy cả vào con mương nước cọn, nước tràn trề lênh láng. Nước làm trôi cả những đàn vịt về cuối mương” [30, tr180]. Sức mạnh của con nước chính là sức mạnh của văn minh tiến bộ. Khi viết về thiên nhiên, ông luôn tả bằng cả tâm hồn nhạy cảm, bằng con mắt đầy chất thơ và lòng yêu mến của mình. Ông cố gắng làm sao tả thật cụ thể, chi tiết, để làm bật lên vẻ đẹp nguyên hình, nguyên dáng nguyên hương sắc của thiên nhiên mà vẫn đi vào lòng người. Kiểu câu văn dài lặp nhịp, vần hoặc lặp liên tiếp cấu trúc giữa các câu dường như đã chắp cánh cho ngòi bút của tác giả.Ví dụ: hình ảnh cây Mác Bát giữa núi rừng bạt ngàn được nhà văn miêu tả một cách chi tiết, cụ
thể và sống động thế này : “Cây mác bát xòe tán rộng, tròn xoe trắng muốt
như một cái lọng khổng lồ - Hoa mác bát trắng bong, trắng đến nõn nà, lá non của cây mác bát mơn mởn, như láng mỡ, quét dầu. Cây mác bát đẹp biết bao nhưng trong lòng cây thì chứa đầy chất độc” (…); “cây mác bát như một cái ô khổng lồ, úp hờ lên sườn núi, trắng xóa đến ngơ ngác (…), như cây hoa ma quỷ…”…