Một trong những đặc điểm tạo nên nét đặc sắc của tiểu thuyết Vi Hồng là cách viết - như là một phong cách độc đáo của ông! Đó là một cách viết:
"vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa dân gian vừa bác học, vừa truyền thống
vừa hiện đại. Nhưng thường là cái lãng mạn lấn cái hiện thực, cái dân gian lấn cái bác học và cái truyền thống lấn cái hiện đại" [59].
Viết về đề tài dân tộc và miền núi: Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, nếu như sáng tác của các nhà văn dân tộc Kinh viết về miền núi, cho
dù ít nhiều thành công song vẫn chỉ là "những phác thảo, chưa thể nên sơn
mài, sơn dầu được" (ý kiến của Tô Hoài trên Báo Văn nghệ số 18 ngày 3/5/1980), thì với các tác giả người dân tộc thiểu số như: Đinh Ân (Mường), Mã Thế Vinh (Nùng), Mã A Lềnh (Mông), và nhất là Vi Hồng - nhà văn có tâm thế của người trong cuộc, không bị ngăn cách bởi cái rào cản văn hóa mà những nhà văn miền xuôi không dễ gì vượt qua được, Mặt khác, Vi Hồng có cái ưu thế của một giáo viên đại học, nhiều năm giảng dạy văn học dân gian ở khoa Ngữ văn - Đại học Việt Bắc - nên cái chất văn hóa dân gian, nhất là văn hóa dân gian Tày đã thấm đẫm vào tâm hồn ông và trở thành máu thịt trong cơ thể và trái tim của nhà văn.
Đặc điểm thứ hai của ông là thành công lớn nhất trong tiểu thuyết của Vi Hồng là viết về những kỉ niệm, những mảng cuộc sống mà nhà văn đã từng nếm trải. Cùng với sự gắn bó mật thiết với con người, cuộc sống, thiên nhiên miền núi, ông đã để lại những trang viết tinh tế, sống động, đậm chất trữ tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và lãng mạn đặc biệt là những mối tình đẹp đẽ của con người miền núi. Trong tác phẩm của mình, Vi Hồng luôn chú ý khai thác những mối quan hệ giữa cuộc sống chiến đấu, lao động sản xuất với cuộc sống tình cảm của những người con dân tộc thiểu số. Nhà văn khiến cho chúng ta thêm yêu mến những con người miền núi chân thật, chăm chỉ hăng say trong lao động sản xuất và thật mãnh liệt trong tình yêu. Đó là các nhân vật: Đàng và Hinh trong Vãi
Đàng, Va Đáo và Thế Ru trong Phụ Tình, Nhình Hỉ và Eng Háo trong Đi tìm
giàu sang, Tú trong Người trong ống, Slao trong Núi cỏ yêu thương, Đào
Quỳnh The, Ki Nọi trong Đoạ đầy, Hoàng, Băng trong Tháng năm biết nói...
Sau năm 1986, cùng với sự vận động và phát triển nhanh chóng, vươn tới những thành tựu đáng trân trọng của văn xuôi các dân tộc thiểu số nói riêng cũng như của nền văn xuôi nước nhà nói chung, tiểu thuyết của Vi Hồng cũng có sự thay đổi rõ rệt từ cảm hứng sáng tác đến đề tài, chủ đề. Vi Hồng chuyển nhanh từ chủ đề cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền núi sang chủ đề mới - chống tiêu cực và luận giải số phận con người. Năm 1990, hai tiểu thuyết tiêu biểu cho xu hướng này đồng thời ra
mắt bạn đọc: Người trong ống - Nxb Lao động, Gã ngược đời - Nxb Văn hóa
dân tộc, đã gây được sự chú ý của bạn đọc cả nước lúc bấy giờ. Tiểu thuyết của Vi Hồng đã hòa nhập một cách nhanh chóng vào dòng chảy chung của tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thập kỉ chín mươi. Đánh giá về tiểu
thuyết Vi Hồng ở mảng đề tài này, PGS-TS Vũ Anh Tuấn viết: "Từ 1985, Vi
Hồng dồn toàn bộ tâm lực cho thể loại tiểu thuyết để luận giải thân phận con người. Thành công và chưa hẳn thành công nhưng Vi Hồng rất thành tâm."
Đối với Vi Hồng, yêu thương, căm giận là hai mặt đối lập của một cảm hứng chủ đạo trong sáng tác nghệ thuật. Hai mặt này bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau tạo nên phong cách Vi Hồng khá rõ nét trong tiểu thuyết: " Mạch lạc và dứt khoát đôi khi đến cực đoan trong đời riêng, trái tim nhà văn không ngừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đập giữa hai dòng yêu thương và hờn giận. Song trước sau, ông vẫn là một con người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và luôn khát khao được yêu thương" [55, tr15]. Với tấm lòng yêu thương rộng mở, trân trọng mọi giá trị nhân văn của con người, Vi Hồng cảm thông, xót thương cho mọi nỗi đau của con người, các dân tộc thiểu số miền núi: "Dân tộc Tày Nùng cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác còn nhiều nỗi đau lắm". Những tiểu thuyết như: Ái tình và kẻ hành khất, Thung lũng đá rơi, Núi cỏ yêu thương là những tiểu thuyết bộc lộ tư tưởng này một cách rõ nét nhất điều đó.
Trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình là một trong những cảm hứng nổi trội, thường gặp ở các nhà văn gắn bó sâu nặng với quê hương. Tác phẩm của họ như là một bảo tàng nghệ thuật để lưu giữ các nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc. Các nhà văn dân tộc thiểu số mà Vi Hồng là một trường hợp tiêu biểu luôn có ý thức sâu sắc về vấn đề này!. Vốn là nhà nghiên cứu văn học dân gian, Vi Hồng rất hiểu những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc mình và đây cũng chính là đặc điểm thứ ba trong nội dung sáng tác tiểu thuyết của ông. Trong tiểu thuyết của ông, vẻ đẹp của văn hóa truyền thống luôn là yếu tố mới lạ và hấp dẫn bạn đọc.Ví dụ như
tiểu thuyết: Đất bằng, Núi cỏ yêu thương, Thung lũng đá rơi ... Vi Hồng đã
dẫn dắt người đọc trở về với quê hương miền núi, với bản làng Tày thân yêu của mình sau những ngày dài đi xa. Những cảnh vật quen thuộc như: một cánh đồng, một dòng suối, một dãy núi, những cánh đồng xanh thẳm, một cây mận đang ra hoa, một tiếng "úp lều" trâu húc nhau...; cùng với những người thân thiết, gần gũi yêu mến với bao kỉ niệm êm đềm của cuộc đời - từ thủa ấu thơ đến những ngày khôn lớn... Tất cả như đồng hiện, kéo ta trở về với cội nguồn dân tộc, nơi có những nét đẹp văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tày đang sống ở vùng miền núi Việt Bắc.
Là người viết về dân tộc mình nên Vi Hồng luôn có tâm thế của người trong cuộc. Cách viết của ông, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu văn chương...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của ông đều đậm chất Tày và chính điều đó đã tạo nên nét riêng biệt, độc đáo và hấp dẫn và cũng là nguyên nhân dẫn đến những thành công trong sáng tác