Lời trần thuật gián tiếp (ngôn ngữ người trần thuật):

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 74 - 78)

MỘT SỐ THÀNH PHẦN CƠ BẢN VÀ ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT VI HỒNG

3.1.1. Lời trần thuật gián tiếp (ngôn ngữ người trần thuật):

Đọc các tiểu thuyết tiêu biểu của Vi Hồng như: Núi cỏ yêu thương, Tháng năm biết nói, người trong ống và Đoạ đầy, ta dễ dàng nhận ra một bức tranh chân thực, sống động về cuộc sống, con người miền núi, dễ dàng cảm nhận được thái độ, tình cảm mà nhà văn gửi gắm; đồng thời qua đó ta cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận thấy khá rõ đặc điểm phong cách nghệ thuật của Vi Hồng - một phong cách tự sự giàu chất thơ và đậm đà bản sắc dân tộc (Tày). Góp một phần không nhỏ để làm nên những đặc sắc đó trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng chính là ngôn ngữ người trần thuật.

Có thể nói, trong sáng tác của Vi Hồng nói chung và trong 4 tiểu thuyết (trong phạm vi nghiên cứu) này nói riêng, nhân vật người kể chuyện - người trần thuật thường không xưng danh. Ta ít gặp nhân vật xưng "tôi" kể chuyện trong tiểu thuyết Vi Hồng, nhưng người đọc lại có cảm nhận khá rõ người trần thuật trong tiểu thuyết của ông mang "hình tượng tác giả", mang tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy, ngôn ngữ người trần thuật ở đây cũng có thể coi chính là ngôn ngữ, là giọng điệu của tác giả. Giọng điệu ấy thật giản dị, thiết tha, khi đằm thắm yêu thương, khi lại xót xa, căm giận. Ngôn ngữ người trần thuật trong tác phẩm luôn thể hiện một thái độ yêu thương, một cái nhìn đầy nhân hậu, đầy sự cảm thông, một sự gắn bó máu thịt giữa tác giả với con người, với cuộc sống, với thiên nhiên miền núi hoang sơ, xanh thẳm, nhưng không kém phần phức tạp, nóng bỏng.

Trong Núi cỏ yêu thương, Tháng năm biết nói, Người trong ống và Đoạ

đầy, Vi Hồng đã kể lại, đã miêu tả những nhân vật là người dân tộc thiểu số

rất tốt bụng như: Hoàng, Băng, Ngọc, Tú, Bội Hoan, Quỳnh The, Ki Eng... Họ đều là những người thật thà lương thiện, có tâm hồn trong sáng, có ước mơ tốt đẹp và giản dị. Viết về họ, Vi Hồng đã dành trọn tình cảm yêu thương và thái độ đồng tình, bảo vệ họ. Khi miêu tả ngoại hình của họ, Vi Hồng đã luôn có ý thức khắc họa một vẻ đẹp lý tưởng tương xứng với bản chất bên

trong tốt đẹp ở họ. Ví dụ: Trong tác phẩm Đọa đầy, hai nhân vật Quỳnh The

và Bội Hoan hiện lên như hai nàng tiên đẹp rực rỡ: "La Bội Hoan người con

gái cả của La Đăm Đông, đẹp như một nàng tiên. Nàng cứ như một con người từ nhà trời rơi xuống lạc vào dòng họ La của mường Nặm Khao" [32,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tr12] - một dòng họ xấu xí và độc ác: “Cô có khuôn mặt, dáng người xinh đẹp

trở thành một người khác lạ với dòng họ mình. Tính tình của cô cũng đối lập với dòng họ”, Bội Hoan đẹp một cách “dịu dàng, chân thật với mọi người" [32, tr121]. Còn "Quỳnh The nhìn Pá Ngạn với ánh mắt rực lửa. Tuy vậy, nàng vẫn đẹp. Trong không gian tĩnh lặng của căn nhà bảy gian chỉ còn là sắc đẹp của nàng chiếm ngự lồng lộng " [32, tr58]. Quỳnh The và Bội Hoan luôn được tác giả giành những ngôn từ đẹp nhất để mô tả nhan sắc rực rỡ bên ngoài và phẩm chất tốt đẹp bên trong. Họ là những con người mang vẻ đẹp lý tưởng. Giọng điệu của nhà văn ở đây đầy sự ngợi ca, sự trân trọng và yêu mến.

Hoặc trong tác phẩm Tháng năm biết nói khi miêu tả nhân vật Băng, tác

giả cũng có một giọng điệu như vậy. Băng xuất hiện và đi bên cạnh cuộc đời

của Hoàng cứ như một “bà tiên” tốt bụng luôn giúp đỡ, an ủi Hoàng trong lúc

khó khăn, thử thách: "mỗi khi được ở bên Băng, những lúc được cùng Băng đi đến lớp và trong giờ học, Hoàng như quên hết mọi nỗi khổ đau".

Ở tác phẩm Người trong ống nhân vật Tú, nhân vật Hồi, Huy cũng được

tác giả giành bao tình cảm, bao mến yêu để xây dựng, khắc họa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong các bác sĩ có lương tâm, có trách nhiệm này. Ví dụ khi viết về nhân vật Tú, tác giả đã kể lại cả một quá trình học tập, trưởng thành của anh - một người bác sĩ vừa có nhân đức, vừa có y đức, vừa có vẻ đẹp hình thức nữa - thật là một mẫu người lý tưởng. Tú là người dân tộc Tày, đẹp trai, thông minh, học giỏi, anh thi đỗ đại học đạt điểm tối ưu và đạt điểm đi du học nước ngoài. Tú là niềm tự hào của cha mẹ, của quê hương Lục Khê. Học đại học Tú luôn đạt danh hiệu sinh viên tiên tiến. Khi trở thành bác sĩ, anh là một bác sĩ giỏi, có lương tâm nghề nghiệp cao quí. Với Tú sức khoẻ của bệnh nhân là tất cả. Anh lao vào chiến tranh để chữa trị vết thương cho những bệnh binh nặng để rồi chính anh cũng bị thương: "má thành vết sẹo dài, tím bầm, một bên má méo xệch" [29,tr168]. Khi bệnh nhân nặng đến Tú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quyết định đưa ngay vào phòng cấp cứu: "mọi thủ tục làm sau bá ạ! Bây giờ

cứu con người đã " [29, tr67].

Có thể thấy, khi nói về các nhân vật chính diện – nhà văn Vi Hồng thường có một giọng điệu ngợi ca, lời văn nghệ thuật vì thế mà chứa đựng bao từ đẹp đẽ, hình ảnh tươi sáng, rực rỡ, chan chứa tình người.

Lời trần thuật của người kể chuyện ở đây bộc lộ rõ tính chủ quan, đôi khi thiếu vẻ khách quan khi xây dựng nhân vật. Những nhân vật được xây dựng mang tính lý tưởng hóa rõ rệt. Đó là nét đặc sắc của Vi Hồng nhưng cũng vừa là hạn chế của ông.

Ngược lại với thái độ ưu ái và lời văn đẹp để giành cho nhân vật chính diện là một thái độ căm ghét, một lời văn đầy sự khinh bỉ, căm giận và mỉa mai, châm biếm của tác giả khi nói về các nhân vật phản diện, xấu xa trong tác phẩm của mình.

Trong tác phẩm của Vi Hồng, những nhân vật phản diện thường được tác giả miêu tả xấu từ ngoại hình đến tính cách. Đó là những kẻ xảo trá, lọc lừa và thủ đoạn như: Châu Đoàn Pàng, Ngô Thế Bùng, như thằng Thìm... (Tháng năm biết nói). Thìm xấu xí bởi cái ngoại hình đáng ghê tởm của nó:

''Cái chân lợi đỏ lòm, cái môi trề ra cũng đỏ như cái lợi, môi mỏng, miệng rộng, bè thè lè như miệng cóc. Cặp mắt to như hai con ốc nhồi, lồi ra như người ta ấn hai con ốc nhồi to vào hai hốc mắt làm hai con mắt của nó..." [30, tr35]. Bên trong bộ dạng ấy là một tâm hồn đen đúa, bẩn thỉu, Thìm sống bằng nghề ăn cắp, hắn ăn cắp tất cả những gì có thể, từ con gà, từ con vịt, hay nắm rau, cái quả..., Đã thế, thằng Thìm lại còn tỏ ra là một kẻ trâng tráo, vô

học, bản năng, với mục đích sống là: "ăn ngon và tìm nỗi sung sướng ở nơi

khác giống". Giọng nhà văn khi viết - vẽ lại nhân vật này thì luôn tỏ ra rất

căm giận, nhưng lại đắng đót, xót xa bởi nỗi: "cả bản, cả Mường dầu lòng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn bông hoa thì còn phải chịu đựng giông tố bốn chiều của số phận vùi dập. Còn thằng Thìm thì nhơn nhơn sống. Và, biết đâu đấy lại còn đẻ ra hàng trăm thằng Thìm khác, làm bẩn cả khí trời, mặt đất của trời nước Chín Thoong" [30, tr194]. Ngôn ngữ ấy cũng đã thể hiện rõ thái độ phê phán của nhà văn trước mặt trái của xã hội thời kỳ hiện đại. Mặt trái đen tối ấy còn được nhà văn trần thuật tiếp tục với cả lũ người dốt nát mà lại xấu xa vô kể: đó là Châu Đoàn Pàng thủ đoạn, nham hiểm độc ác, đó là Ngô Thế Bùng ngu dốt nhưng lại nhanh chóng leo lên chức chánh án toà án nhân dân… Ngôn ngữ của

người trần thuật ở đây không giấu nổi sự cay đắng, xót xa: ''trời đã sinh ra

những con người xinh đẹp sao trời lại sinh ra thứ người xấu xa đủ điều'' [30, tr140]; "Ngô thế Bùng đã luồn lọt, đút lót trở thành chánh án huyện nhanh chóng như người ta thổi bong bóng lợn cho trẻ con chơi", còn nhanh hơn thời gian của "một trận mưa rào đầu mùa" để sau đó "ếch nhái nhảy lên bàn thờ"

(Tháng năm biết nói); hay: "Ba, chọn một thời điểm thuận lợi nhất, kín đáo nhất. Ba nhảy cuối cùng trong một đợt nhảy, nhanh như chớp, ẩy con gái Hoàng đổ nhào xuống vực " [29, tr188].

Có thể nói, Vi Hồng hiểu sâu sắc về sự tồn tại của cái ác, cái xấu, bên cạnh cái đẹp cái cao cả trong xã hội đương thời. Bởi vậy, ông đã mạnh mẽ lên án, phê phán nhằm loại bỏ chúng, bên cạnh nỗi căm giận, xót xa - bởi theo ông chính cái ác đã làm đảo lộn cuộc sống của những bản mường nhỏ bé vốn rất yên bình này!

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)