MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
2.1.1. Vai trò của chất liệu ngôn ngữ trong sáng tác
Ngôn ngữ văn học là "ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong
văn học", là "công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học" [14, tr. 132 - 215]. Nó có cội nguồn từ ngôn ngữ nhân dân, được sử dụng để xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Tác phẩm của họ toát ra trước hết và chủ yếu từ khả năng khai thác tiềm năng nghệ thuật của ngôn ngữ đó. Văn học là sản phẩm sáng tạo tinh thần của mỗi dân tộc.
Bản sắc dân tộc trong văn học biểu hiện trước hết ở ngôn ngữ và những phương tiện diễn đạt khác như thể loại, vần điệu, màu sắc âm thanh, chất liệu cấu trúc... Bởi đó là những phương tiện diễn đạt đời sống tinh thần phong phú của dân tộc làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, là chất liệu xây dựng truyền thống văn hóa dân tộc. Ngôn ngữ là "linh hồn của một dân tộc". Với một quốc gia, văn tự quan trọng như thế nào thì với nhà văn, sáng tác bằng ngôn ngữ nào cũng là một công việc quan trọng như vậy. Bởi ngôn ngữ thể hiện bản sắc dân tộc và trình độ phát triển văn hóa của mỗi dân tộc rõ nhất. Ngôn ngữ là biểu tượng của nền văn hóa, nó có mối liên hệ mật thiết với văn hóa. Đối với con người, biết một thứ ngôn ngữ không chỉ đơn giản là có thêm được một công cụ giao tiếp cần thiết trong đời sống hàng ngày, mà còn là một bước để bước vào một nền văn hóa và bắt đầu hiểu biết về nền văn hóa đó.
Ngôn ngữ là hình thái văn hóa lưu giữ bản sắc dân tộc lâu bền nhất.
Ở phương diện hình thức thì ngôn ngữ có lẽ là lĩnh vực dễ thấy nhất về tính dân tộc của tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ của tác phẩm văn học cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ văn hóa toàn dân, nhưng đã được nâng lên đến trình độ nghệ thuật; nói cách khác, đó là ngôn ngữ toàn dân đã được trau dồi, mài giũa, đã được tinh luyện đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ, xúc cảm được nhận biết thông qua những rung động tình cảm. Yếu tố ngôn ngữ bao giờ cũng mang đậm đà đặc điểm dân tộc. Ngôn ngữ Việt Nam ta là loại ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. Tiếng Việt gợi cảm là do đặc trưng về thanh điệu, vần điệu, tính hình tượng. Sự phong phú, uyển chuyển, giàu nhạc điệu của tiếng Việt đã góp phần rất
quan trọng tạo nên kho tàng dân ca kì diệu của dân tộc. "Ngôn ngữ văn học
vừa là biểu tượng kết tinh của ngôn ngữ dân tộc, vừa góp phần làm giàu đẹp thêm ngôn ngữ dân tộc" (Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 2).