Chất liệu ngôn ngữ trong sáng tác của Vi Hồng

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 48 - 58)

MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG

2.1.2. Chất liệu ngôn ngữ trong sáng tác của Vi Hồng

Văn học là phương tiện giãi bày và ký thác tâm hồn của dân tộc. Từ điểm nhìn nghệ thuật, tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng là "từ điển văn hóa" của dân tộc (Tày) Việt Bắc .

Vi Hồng là một trong những nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu, một hiện tượng độc đáo trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là người có vốn văn hóa, văn học dân gian sâu rộng, bởi ngay từ nhỏ, Vi Hồng đã được tắm mình trong suối nguồn dân gian quê mẹ Việt Bắc, bản thân ông sau này là một giảng viên, một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian. Chính vì vậy, văn hóa, văn học dân gian như một mạch nguồn thấm sâu một cách tự nhiên, khiến cho các tác phẩm của ông đậm đà bản sắc dân tộc.Trong tiểu thuyết của mình, Vi Hồng đã vận dụng rất nhiều sản phẩm tinh thần của dân gian, chủ

yếu là văn hóa, văn học dân gian Tày - Nùng như Then, Sli, Lượn, Puối Pác,

Puối Rọi, Tục ngữ, Ca dao...Ngôn ngữ dân gian đã đem lại sắc thái dân dã, mộc mạc nhưng cũng rất tươi mới, đẹp đẽ cho các tác phẩm và qua đó nó diễn tả môi trường cuộc sống sinh hoạt còn đậm chất dân gian của vùng Việt Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách ví von, so sánh, liên tưởng cũng là một thủ pháp được Vi Hồng sử dụng với tần số cao trong các tiểu thuyết của mình. Đây cũng là một thủ pháp quen thuộc của văn học dân gian, một cách nói đặc biệt sinh động, tưởng có thể đong đếm bằng giác quan. Lối tư duy trực cảm sinh động này được phát huy tối đa trong bối cảnh sáng tác dân gian phi văn tự, có thể để tạo hiệu quả ám ảnh, khắc sâu, dễ nhớ, dễ thuộc với người tiếp nhận. Các thủ pháp nghệ thuật này là một thế mạnh của của nhà văn dân tộc thiểu số, nó được chắt lọc từ bề dày văn hóa dân gian của họ. Tiếng nói truyền thống ấy đã hằn lên từng nếp gấp tư duy để trào lên từ các trang viết, qua những lời văn nghệ thuật của Vi Hồng.

Việc vận dụng ngôn ngữ dân gian đã giúp cho nhà văn Vi Hồng có ưu thế hơn trong việc tạo dựng môi trường văn hóa, trong việc khắc họa tính cách nhân vật phảng phất các kiểu loại nhân vật loại hình và nhân vật tư tưởng trong sáng tác dân gian Tày. Đặc biệt, việc ông vận dụng lời nói dân

gian vào tác phẩm làm cho ngôn ngữ tác phẩm - lời văn nghệ thuật càng trở

nên sinh động, đa nghĩa, mang sắc thái dân gian. Vận dụng các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của văn học dân gian như: so sánh, ví von, liên tưởng giàu hình ảnh giúp cho lời văn nghệ thuật của tiểu thuyết Vi Hồng vừa độc đáo, trau chuốt, giàu chất thơ, vừa gần gũi với lối nói của người Tày - Nùng. Sự tiếp thu, kế thừa các yếu tố văn hóa, văn học dân gian là một trong những con đường để tác phẩm của Vi Hồng đi vào công chúng miền núi một cách có hiệu quả hơn.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Vi Hồng đặc biệt quan tâm đến cuộc sống của con người dân tộc miền núi. Văn hóa Tày phát triển trên nền văn minh nông nghiệp và qua bao thế kỉ đã kết tinh thành bản sắc văn hoá đặc sắc chỉ có ở dân tộc Tày - một bản sắc văn hoá vừa gìn giữ cách riêng của mình vừa giao thoa - tiếp biến với bản sắc văn hoá các dân tộc khác, từ đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dành khá nhiều tình cảm để viết phong slư (bức thư tình được viết bằng thơ)

trong tiểu thuyết. Những bức thư bằng thơ ấy được xem như một tác phẩm nghệ thuật. Người được thuê viết phong slư như là chiếc cầu để bắc nối hai bờ

con sông của tình yêu "nối mọi cặp lương duyên như nối ngày vào đêm, như

sợi dây tơ hồng vô tình buộc cánh nhạn thắm với cánh én xanh". Nội dung của các bức phong slư dựa trên hoàn cảnh gia đình, bản thân, nguyên nhân

dẫn đến tình yêu... của hai người. Phong slư là một hình thức sinh hoạt văn

hóa rất đẹp của người Tày. Cũng như các bài lượn đằm thắm, da diết, từ ngữ

trong những bức phong slư ngọt ngào, sâu nặng và dài nghĩa tình. Đó là những từ "mật", "đường”, “cứ rót mật vào lòng người nghe". Cách thức tạo nên những câu thơ nặng tình nặng nghĩa ấy dựa trên cơ sở của cái nền ca dao,

dân ca đã có từ lâu đời. Sức mạnh đốt cháy lòng người của phong slư chính là

từ những câu sẵn có của kho tàng dân gian Tày kết hợp là sự sáng tạo của nhà

văn. Vi Hồng đã để nhân vật Hoàng suy ngẫm rồi khẳng định: "Phong slư,

văn thơ, nó không có chân tay, không gươm giáo mà nó mạnh hơn tất cả" [30, tr 236] và điều có ý nghĩa thật đặc biệt, đó là: "Những người biết yêu phong slư, biết yêu những bài ca tha thiết thì những con người ấy không bao giờ có lòng hại người. Lòng họ chỉ ngọt ngào yêu thương " (Tháng năm biết nói).

Những bức phong slư không chỉ chứa đựng và gửi gắm tình yêu sâu nặng giữa những đôi trai gái, đặc biệt là những cặp trai gái gặp nhiều trắc trở trong yêu đương mà đó còn là nơi để tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi đều có

thể bày tỏ nỗi lòng mình: "Bao nhiêu bậc anh chị, cả những bà đã già cũng

có những bức phong slư chứa đựng nỗi éo le của cuộc đời mình" [30, tr236].

Hạnh phúc hơn cả là đuợc nghe những bức phong slư của mình được cất

lên thành lời bởi khi ấy mỗi người như tìm lại được chính mình, "được sống lại những ngày tươi trẻ, tràn trề hạnh phúc, yêu đương nồng nàn hay sự khổ đau đã từng dầm dề số phận. Bao nhiêu người đã khóc, cười lại cái tuổi hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn niên của mình, bao nhiêu người đã nhờ những bức phong slư đọc lại đó mà tình yêu và hạnh phúc gia đình được củng cố bền vững như chính những bức tường cổ được xây bằng mía mật trộn vôi " [30, tr236].

Vốn có sự am tường về hát lượn, hát then, nhà văn Vi Hồng mô tả loại

hình văn hoá này như một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân tộc Tày. Tiểu thuyết Vi Hồng đã ghi lại chân thực sinh động những đặc điểm đặc sắc về loại hình sinh hoạt văn hoá thấm đượm "chất nghệ sĩ" này. Các bài lượn được cất lên trong những ngày hội xuân, ngày hội làng, những buổi chợ, những đêm trăng hò hẹn...nhưng cũng có cả những tiếng

lượn vang từ giữa thung lũng núi đồi cao ngất trời, "người ta chỉ cần lượn lên một tiếng là vách đá sẽ nhân lên làm mấy tiếng ngân nga kéo dài mãi theo những vách đá... những tiếng lượn, tiếng sli đập vào vách đá, bừng nở thành kính vạn hoa rồi chân mọc cánh trườn đi, bay đi theo những vách đá dựng đứng...” [23, tr6 - 7].

Trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói, Vi Hồng rất say mê về hát lượn,

ông để nhân vật của mình tự cảm nhận cái giá trị lớn lao, cái sức mạnh của bài lượn mang lại, những bài lượn chứa chan tình người, tình yêu tuổi nụ tuổi

hoa. Tiếng lượn của nhân vật diễn tả những cung bậc tâm trạng cảm xúc khác

nhau. Đó là câu lượn diễn tả tâm trạng cô đơn, tủi khổ. Với nhân vật Hoàng,

những bài lượn có ý nghĩa vô kể, bởi vì nó đã giúp Hoàng "Xua nỗi buồn khổ nhanh hơn, nhiều hơn!" [30, tr135]; "Những bài lượn không nói rõ cái tình, cái nghĩa, không chọn ai, không để ai nghe, cũng không hẳn cho mình nghe. Những khúc lượn gửi cho gió, cho mây, cho mình nuôi giọng, luyện giọng. Cái tuổi mười bốn, mười lăm ai chẳng thế! Hoàng cất tiếng lượn cùng gió cùng mây là để nuôi giọng, nhưng Hoàng bỗng thấy mỗi khi cất tiếng lượn là lòng như vợi bớt hẳn nỗi đắng cay, cái buồn chán cũng bớt đi đâu rất nhiều, đầu óc cũng sáng lên. Với Hoàng đó là một cái gì rất mới mẻ, lần đầu tiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng được thấy, được biết, vì thế mỗi khi Hoàng buồn nhiều, đau khổ đầy ruột - trong bụng không còn chỗ để chứa chữ nghĩa, Hoàng lại cất tiếng lượn cùng gió. Càng buồn khổ nhiều Hoàng càng cất tiếng lượn to để xua nỗi buồn khổ đi nhanh hơn, nhiều hơn!" [30, tr134-135].

Hát lượn có nhiều làn điệu và thể thơ khác nhau, thường là thể thơ lục bát, song cũng có thể là thơ tự do, một câu hỏi hoặc một câu trả lời ngắt đoạn tới 6-7 lần. Mỗi người phải có một "vốn" lượn lớn để sẵn sàng ứng xử một cách "thông dòng bén giọt" mới mong chiếm được tình cảm của người mới quen. Nếu lủng củng hoặc đặt vấn đề sai mục đích kiểu như là bị chê ít hiểu

biết, vụng về. Những người hát lượn giỏi bởi có khả năng sáng tạo trong khi

hát, vì lẽ đó hát lượn rất phong phú. Tác giả miêu tả một cuộc lượn thể hiện khả năng ứng phó của người lượn. Cuộc lượn giữa nàng Va Đáo với một

chàng trai tên là Tốc Thiêng thích cô nhưng lại trẻ tuổi hơn (Phụ tình), Va

Đáo không tiếp nhận tình cảm đó và lượn rằng: "Vịt nhốt lên với gà chết yểu/ Bò trâu ăn chung bãi chết toi!/ Người lớn lượn với trẻ nhỏ phí lời". Mọi

người xung quanh khiêu khích, Tốc Thiêng không thèm trả lời cất tiếng lượn

ngay: "Người đẹp đáng nghìn câu lượn/ người ngoan đáng trăm câu hát then/ nhưng sao lại chê nhau hèn kém/ Đừng chê em ơi đừng chê!/ Đừng chê lợn đực giống bằng ống bương/ Ống bương vật đổ lợn tạ hai khắp mường/ Em đã đi mười phương sao không biết?". Câu lượn của chàng Tốc Thiêng khiến mọi người cười khô cả răng, chảy cả nước mắt như khóc. Nàng Va Đáo cũng không phải là ngưòi con gái thông thường, nàng đáp lại ngay bằng câu lượn cũng cay cũng độc nhưng lại che dấu được những hình ảnh thanh

cao: "lợn đực ống bương/ vật lợn nái khắp mường tạ hai/ Nhưng một ngày

nọ/ Ông bương vật nhầm phải nghé tơ/ Nghé tơ húc thủng bụng/ Đời ống bương mờ trong mơ!" [23, tr210]. Hình thức lượn được vận dụng cho mọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tạo. Có thể thấy lượn của người Tày là một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo đậm đà bản sắc.

Bên cạnh việc miêu tả về cảnh hát lượn, tác giả còn rất hay nói về hát

then, cũng là nét đặc trưng trong văn hoá Tày. Hát then thường đi kèm với cây đàn tính. Hát then, đàn tính chính là - "đặc sản văn hoá dân gian" vùng

cao phía Bắc. Hát Then - đàn tính của người dân tộc thiểu số cũng như Quan

họ của người Kinh, đang có đời sống văn hoá khá mạnh mẽ trong cộng đồng

người dân bản địa. Vi Hồng đã tái hiện hình ảnh văn hoá hát Then qua những

con người và cả nghi lễ độc đáo đối với thể loại này.Ông hay kể về "Say"-

một vị thần linh thiêng của người Tày là cách gọi cho những người làm then.

Bởi khi đang hành lễ, ông then, bà then trở thành vị thần linh thiêng của bản làng người Tày - Nùng nơi đây. Nhà văn Vi Hồng đã xây dựng khá rõ nét

hình ảnh cô then Thieo Mây - được coi là một nghệ nhân then. Theo phong

tục nghề then, người đi theo Then Thieo Mây với nhân danh là "lúc sở" (Con

then - người học trò của then). Họ được đi mời khắp miền quê để làm then.

Quy định trong nghề then rất linh hoạt; "lúc sở" với "sai"( thầy dạy nghề mê tín) có mối quan hệ rất linh hoạt sinh động và tự nhiên. Trong những ngày và những lúc đời thường thì họ lấy tình nghĩa con người với con người làm mối quan hệ chính. Những những lúc vào hành lễ (thường cũng là lúc dạy nghề then cho sở) thì quan hệ trở nên linh thiêng khác thường" [31, tr82]. Do vậy,

Then phản ánh thế giới tâm linh mang những giá trị văn hoá cao của các dân

tộc thiểu số vùng cao, nhất là dân tộc Tày. Tài năng hát then không chỉ ở lời hát mà còn ở giọng hát. Đặc biệt là tiếng đàn và tiếng hát ăn nhịp với nhau, "cùng quyên quyện cùng nâng đỡ nhau cho từng lời ca bay bổng" [31, tr83].

Nhà văn ca ngợi những giá trị cao cả của tiếng hát then bằng những lời say

đắm: "hay đến nỗi làm cho hoạ mi không dám hót, những đám mây hồng, mây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ngọt ngào, say đắm" [31, tr80]. Lời then có nhiều khúc ca như khúc ca vượt biển, khúc ca hái hoa hái nụ, khúc ca xem chợ trời vườn tiên... Mỗi khúc ca thể hiện những tâm trạng, cảm xúc khác nhau đưa người nghe vào khung cảnh bay bổng, du dương cùng tiếng hát. Nhà văn cảm nhận sâu sắc giá trị của hát

then trong đời sống văn hoá cộng đồng của dân tộc Tày và khẳng định những ý nghĩa mang tính nhân văn của nó. Qua những khúc hát với những làn điệu dân ca khác nhau, họ có thể bầy tỏ tình cảm, tư tưởng, nguyện vọng, ước mơ của mình, bằng những ca từ mộc mạc, chân thành, dễ hiểu nhưng cũng rất phong phú lãng mạn với cách cảm, cách nghĩ của người miền núi. Ông đã chỉ ra: sức hút và sự lôi cuốn của hát then đàn tính không chỉ bằng môi, không chỉ là việc gảy đàn bằng những ngón tay nhịp nhàng tài tình, bàn chân xóc nhạc

nhịp nhàng mà: "họ làm tất cả những thứ đó bằng chính tâm hồn nhạy cảm

tha thiết của mình. Tâm hồn của họ đẹp đẽ trong sáng lúc nào cũng bắt nhịp với tâm hồn cả dân tộc của cả mường. Chính cái sự hoà điệu giữa người hát then và người nghe về mặt tâm hồn đó là làm nên sức mạnh lôi cuốn kì diệu" [31, tr104]. Then chính là sự tích hợp những giá trị văn hoá nghệ thuật đặc trưng của người Tày, tiểu biểu là nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn, cộng với môi trường diễn xướng mang đậm màu sắc tâm linh, thông qua các thể loại độc tấu, song tấu, hoà tấu, hỗn tấu cùng cây đàn tính. Nhưng để điệu

hát then phát triển như ngày hôm nay, phần lớn nhờ công của những người đã

ra sức gìn giữ, thổi hồn vào điệu hát then độc đáo này, họ đã có công đã lưu

giữ và truyền lại cho những thế hệ con cháu. Chính vì vậy, từ bao đời nay

then đã trở nên quen thuộc và gần gũi với đời sống người dân, là món ăn tinh

thần không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt tinh thần của họ. Với những đặc điểm như trên - then như một hoạt động "tốt nhất cho việc bảo lưu và nuôi dưỡng các hình thức văn hoá nghệ thuật cổ truyền của dân tộc Tày"

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đã tái hiện một cách phong phú các hình thức hát lượn, hát then - của dân tộc mình. Càng đọc tác phẩm tiểu thuyết của Vi Hồng, ta càng thấy kính trọng

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)