Tổng hợp các tác phẩm của Vi Hồng, kể cả phần đã công bố và các tập bản thảo chưa được in ấn, phát hành, có lẽ phải đến hơn chục nghìn trang - một con số đáng nể phục đối với một nhà văn dân tộc thiểu số. Sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng bao gồm các công trình nghiên cứu, sưu tầm và các tác phẩm văn chương:
+ Về công trình nghiên cứu:
Đáng kể nhất là các tác phẩm:
- Sli, lượn, dân ca trữ tình Tày - Nùng, Nxb Văn hóa Dân tộc, H.1979. - Khảm hải, Nxb Văn hóa Dân tộc, H.1993.
- Thì thầm dân ca nghi lễ. Nxb Văn hóa Dân tộc, H.2001.
- 6 tập sưu tầm Truyện cổ Tày - Nùng do Hội Văn nghệ Bắc Thái in năm 1993.
Ngoài ra, Vi Hồng còn viết nhiều bài nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian đăng trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương. Ông cũng viết một số bài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục, cụ thể là về dạy và học văn ở miền núi (đăng trên Tạp chí Văn học, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp...)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Về sáng tác văn học:
Vi Hồng viết nhiều ở những thể loại: Truyện ngắn, truyện vừa và tiểu
thuyết. Từ truyện ngắn đầu tay Ngôi sao đỏ trên đỉnh Phia Hoàng được Tổng
Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng giải Nhì (năm 1959), cho đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời cầm bút - Vi Hồng đã có trên 20 tập truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong đó, nhiều tác phẩm tiêu biểu đã được trao tặng giải
thưởng như: Cây su su Noọng Ỷ (1962), giải Nhì cuộc thi truyện ngắn do Báo
Người Giáo viên nhân dân tổ chức; Cọn nước Eng Nhàn (1971), giải Ba cuộc
thi truyện ngắn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ngoài ra, với thể loại tiểu
thuyết, Vi Hồng cũng rất thành công với các giải thưởng như: Giải thưởng
Văn học nghệ thuật 1993 cho tiểu thuyết Dòng sông nước mắt; giải thưởng
Văn học nghệ thuật năm 1994 cho tiểu thuyết Phụ tình...
Không chỉ đặc biệt về khối lượng tác phẩm, văn xuôi Vi Hồng còn được chú ý bởi cái nhìn và cách viết mang những nét đặc trưng riêng của ông. Nếu có sự đánh giá, nhận diện tổng quan về thế giới nghệ thuật của Vi Hồng thì đó chính là: Một thế giới nhuốm màu cổ tích, huyền thoại, đầy những chuyện
ngang trái, đen tối nhưng lại vẫn bay bổng đậm chất trữ tình. Đó là một miền
núi được dân gian hoá, được thơ hoá !
Có thể lí giải điều này bằng các lí do: Ông sinh ra, lớn lên ở bản làng Tày vùng núi Cao Bằng, được đắm mình trong vốn văn hoá, văn học dân gian miền núi, được tắm mình trong nguồn mạch văn học dân tộc (thơ, truyện cổ, huyền thoại...) lại có năng khiếu văn chương từ nhỏ. Bản thân Vi Hồng lại được học tập văn chương và gắn bó với văn chương một cách bài bản, lâu dài (học Sư phạm văn, giảng dạy, nghiên cứu văn học miền núi). Ông luôn có khát vọng được nói, được viết, được giới thiệu với đông đảo người đọc, người về miền núi, về con người và thiên nhiên miền núi - quê hương yêu dấu của mình. Điều nữa chúng ta thấy - đó là ông luôn có nhu cầu được bộc lộ đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sống riêng tư vốn rất phong phú, phức tạp...của mình!. Có lẽ thế chăng - mà mầu sắc dân gian, phong vị dân gian trong hệ thống tác phẩm của ông lại đậm đà đến vậy. Nó vừa là cái riêng, vẻ đẹp, đồng thời cũng là cái hạn chế của văn xuôi Vi Hồng.
Đặc điểm nổi bật nhất trong hệ thống tác phẩm của Vi Hồng là cái nhìn về hiện thực và về con người miền núi luôn ở thế lưỡng cực với hai tuyến:
thiện và ác, mang tính dân gian. Trên thực tế, cái thiện và cái ác xuất hiện từ xa xưa trong văn học cổ và sẽ còn là câu chuyện của muôn đời. Trong kho
tàng truyện cổ dân gian của các dân tộc thì người Kinh thường hình dung cái
ác ở hình tượng mụ dì ghẻ, với người Tày là mụ Dạ Dìn và lũ ngù ngước
chuyên ăn thịt người nhưng lại luôn hoá thành con trai, con gái xinh đẹp. Do ảnh hưởng của hai nguồn văn hoá dân gian Kinh - Tày, và với quan niệm
"Phận sự của nhà văn miền núi là làm sao giúp cho dân tộc mình canh chừng
với kẻ ác, cái ác. Nó được ngụy trang dưới muôn hình vạn trạng. Người miền núi thật thà, ngây thơ dễ mắc lừa như họ đã từng bao lần chịu thảm hoạ trước cái ác" [39, tr9] mà trong thế giới nghệ thuật của mình, Vi Hồng luôn thể hiện sự có mặt của cái ác và cái thiện. Trong văn xuôi miền núi, không riêng Vi Hồng mà một số nhà văn như: Cao Duy Sơn, Hoàng Thế Sinh... cũng viết về cái ác, cái thiện, nhưng có thể nói, ở đây - mật độ cái ác thật dày đặc thật ghê gớm, đáng sợ.Với lối tư duy dân gian và cách thể hiện kiểu dân gian khiến cho Vi Hồng thường hay sử dụng biện pháp cường điệu, phóng đại khi nói về, viết về cái xấu, cái ác trong tác phẩm của mình. Ví dụ: trong thực tế khó có thể tìm được một con người xấu xa, độc ác, xảo quyệt như nhân vật Ba
trong Người trong ống, nhân vật La Đăm Đông trong Đoạ đầy. Ác đến mức
không còn có thể ác hơn, tính cách của Ba được đẩy đến tận cùng của sự nham hiểm, đê hèn, vô ơn, bất hiếu. Sự tráo trở, mưu mô xảo quyệt được hắn nâng lên thành quy tắc sống của hắn: "Cái gì không có, bắt nó phải có, cái sai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn bắt nó phải đúng và ngược lại. Cái phi lí bắt nó phải có lí và ngược lại. Cái không có tạo ra cái có và ngược lại" [41, tr512]. Nhân vật Đoác cũng là một tên tàn ác thủ đoạn như nhân vật Ba, hắn mất hết tính người, gian ác hơn loại người ác có trong chuyện cổ tích: hắn đã tẩm thuốc độc vào trong gạo cho người tình ăn bị chết để rũ gánh nợ; gửi thịt độc và nấm độc cho vợ và con ăn...để hắn chỉ còn một mình tha hồ hưởng thụ; rồi hắn bố trí cho kẻ xấu hãm
hại con gáimình... Tội ác của hai nhân vật này không phải chỉ được sinh ra từ
sự tối tăm, thiếu biểu hết mà ngược lại - Ba là một trí thức, một cán bộ cấp cao của trường đại học; còn Đoác là Bí thư Đảng uỷ xã - nghĩa là cái nguồn cội của cái ác không liên quan gì đến môi trường, hoàn cảnh, mà "có những kẻ ác, từ trong máu. Chất ác độc ở từng hạt hồng cầu" [40, tr 72] - đó là quan niệm mang màu sắc duy tâm của Vi Hồng về con người. Quan niệm ấy đưa vào cuộc sống thời hiện đại khiến nhiều lúc Vi Hồng có cái nhìn cực đoan về xã hội. Trong Vào hang, thế giới miền núi ông miêu tả thuộc về "một thời đảo lộn", ở đó "cuộc đời đầy rẫy những ô trọc, phản phúc điên đảo", không chút le lói ánh sáng của sự dân chủ, công bằng. Tiểu thuyết Chồng thật vợ giả
cũng như vậy, các nhân vật sống trong xã hội mới mà phải đưa nhau lên rừng,
lên hang thậm chí ăn lá ngón tự tử để trốn tránh cái ác đang hoành hành. Nếu
như trong tác phẩm Vãi đàng, Đất bằng, Núi cỏ yêu thương ra đời vào thập kỉ
80, cái ác được phản ánh còn chưa thực sự gớm ghiếc, thì đến thập kỉ 90 -
cái ác đã đi đến tận cùng giới hạn của nó. Và sang đến thập kỉ này - những tác phẩm của Vi Hồng đã tập trung đặc tả cái ác, nên cái thiện được khắc hoạ khá mờ nhạt. Có thể lí giải điều này bởi hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm, đó là những năm đầu của thời kì đổi mới với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật" một luồng gió đổi mới được khơi dậy và thổi bùng ở Vi Hồng. Do đó cảm hứng
vạch trần cái ác, cái xấu càng thêm mạnh mẽ, nhà văn Vi Hồng đã từng tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn của tôi bao giờ cũng là miền núi và con người miền núi. Các trang viết của tôi là những lời tâm tình cùng các dân tộc miền núi, trước hết với người Tày rằng: "hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, nhất là những con người đẹp, cao cả, đồng thời đem hết sức mình ra diệt trừ cái ác, kẻ ác. Trừ khử những kẻ phản bội trắng trợn, đáng nguyền rủa những kẻ "béc kha cải" (đại nịnh hót), khinh bỉ lũ yếu hèn. Tôi cũng cho rằng đây là sứ mệnh cao cả và muôn đời của mọi nhà văn trên thế giới". Phải chăng đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn dân tộc Tày - Vi Hồng ?.
Một đặc điểm nữa tạo nên nét riêng trong hệ thống tác phẩm của Vi
Hồng là hiện tượng một số nhân vật chính đã được dân gian hoá cùng một mô
típ. Những yếu tố này đã mang lại ít nhiều không khí huyền thoại xa xưa trong tác phẩm. Ngay từ Vãi Đàng, lối kể chuyện mang hơi hướng huyền thoại với hình tượng cô Đàng dẫn cha mẹ bỏ mường ra đi trong đêm tối mịt
mùng, tìm đường về phía mặt trời mọc, tìm nơi có "nước trong, bãi phẳng,
lòng người rộng" [33, tr23], đến Người trong ống - lối kể này lặp lại với nhân vật Tú, con người giữa đêm tối mang gươm ra đi tìm chân trời mới. Trong những tiểu thuyết sau của Vi Hồng, sự cổ tích hoá nhân vật còn được đẩy cao hơn nữa. Nếu như trong truyện cổ dân gian, bụt và tiên hiện lên để thử lòng người, ban phép màu và giải cứu cho người tốt khi họ gặp bước nguy khốn,
thì trong tiểu thuyết của Vi Hồng - nhân vật Lả trong Lòng dạ đàn bà và Ki
Nọi trong Đi tìm sự giàu sang là một biểu hiện phục cổ rõ rệt trong văn xuôi hiện đại. Họ tham gia vào tác phẩm với vai trò như những liệt nữ cải dạng để giúp đời như trong những truyện cổ xưa. Chi tiết phi lí được chấp nhận ở đây như một sự giả định ngẫu nhiên. Trong Đi tìm giàu sang - cuộc đọ tài trí giữa Eng Háo và Ma Chàn xem ai xứng đáng là chồng của Nhình Hỷ, còn xuất hiện yếu tố thần kì, hoang đường như: cái thác nước biết tuôn ra của cải cho người tốt, tuôn ra cỏ lá cho kẻ tham lam; hay chi tiết cô Lả cao thượng đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nỗi cho bệnh viện khoét một mắt để hiến tặng con mắt đó cho người chồng mù đã từng phụ bạc mình (thời gian, bối cảnh của chuyện được tác giả đặt
vào những năm cuối thế kỉ XX) trong tác phẩm Lòng dạ đàn bà...Những chi
tiết này đã khiến cho những tiểu thuyết của Vi Hồng mang đậm màu sắc của
truyện dân gian đích thực thời hiện đại. Trong Người trong ống, nhân vật Tú
được xem là nhân vật đại diện cho cái thiện, thậm chí còn là nhân vật lí tưởng, có một nhân cách cao đẹp. Vì quyết tâm theo đuổi hoài bão cao đẹp của đời mình mà Tú đã khước từ mọi cám dỗ, cự tuyệt tình yêu tha thiết của Ai Hoa - người con gái xinh đẹp khuê các yêu kiều đã bỏ mặc nàng chết thê thảm ở trên đồi. Trong cái nhìn nhân bản của thời hiện đại, ở khía cạnh nào đó có thể xem Tú là loại người ích kỉ, đạo đức giả, thậm chí một kẻ giết người. Cái gọi là thiện tính của anh ta có độ giãn cách lớn với hiện thực sinh động của cõi nhân thế. Nó là sản phẩm của cổ tích, cũng như Tấm giết Cám
một cách tàn nhẫn nhưng vẫn được coi là đại diện cho cái Thiện, bởi đó là
ước mơ công lí của nhân dân.
Nhân vật trong truyện cổ dân gian thường không được miêu tả sâu sắc đời sống nội tâm. Mọi hành động cũng như sự thành bại của họ thường không phải là hệ quả của sự vận động tự thân với tính cách, tâm lí, tư duy của chính họ, mà được quyết định gián tiếp bởi ước mơ khát vọng của nhân dân, thông qua sự can thiệp trực tiếp của Thần, Phật. Nhiều kiểu nhân vật của Vi Hồng có đặc điểm gần như vậy - họ là công cụ phục vụ ý đồ tư tưởng gắn với những quan niệm mang tính dân gian của tác giả. Ví dụ: Cuộc đời của Ba, của Đoác là phép cộng đơn giản của hàng loạt tội ác do tác giả thoả sức "lập trình" mà thiếu đi những căn nguyên sâu xa từ cả bên trong và bên ngoài nhân vật. Vốn không hề yêu Ké Háo lại đã từng yêu con trai ông ta nhưng Nhình Hỷ chủ động đến tỏ tình với Ké Háo để ông ta đỡ lẻ loi; nói Ké Háo vốn là kẻ không ra gì lại khát tình như khát nước, nhưng bỗng trở lên cao cả đến mức từ chối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhình Hỷ và bắt cô ta trở về với chồng cũ Ma Chàn; Ma Chàn từng đang tâm giết vợ bỗng đột ngột thành tâm hối hận, ăn năn. Sự sắp đặt mang tính chủ quan này chỉ là thao tác mô phỏng cho cái sự khát vọng muôn thuở của loài
người là: ở hiền gặp lành, con người phải hoàn lương, hướng thiện, mọi việc
phải kết thúc trong sự đoàn viên tốt đẹp. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng của văn học dân gian ngày càng đậm trong tác phẩm Vi Hồng, ngay ở thời điểm văn học Việt Nam đã có những đổi mới mạnh mẽ về nhiều mặt.
Nói như vậy không có nghĩa là những tác phẩm của Vi Hồng giá trị hiện thực bị hạn chế. Nhìn vào toàn bộ tác phẩm của nhà văn dân tộc Tày này có thể thấy bên cạnh sự ảnh hưởng khá rõ rệt của văn học dân gian Tày trong cách xây dựng tính cách nhân vật, trong cách giải quyết các vấn đề thuộc về con người - thì trong các tác phẩm của ông vẫn tràn đầy những chất liệu tươi rói của thiên nhiên, cuộc sống, con người thời kì hiện đại (như trong các tác
phẩm: Vãi Đàng, Đất bằng, Núi cỏ yêu thương, Đuông Thang, Người làm mồi
bẫy hổ, Đường về với mẹ chữ). Trong các tác phẩm của ông tràn đầy các hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người miền núi với những dãy núi cao xanh thẳm, trùng điệp, những con suối, những hang động, những nương lúa, ruộng ngô xanh mướt...; những ngày lễ hội, những phong tục tập quán mang đậm sắc mầu dân tộc; những con người khoẻ khoắn, thật thà, đầy sức sống, đầy lòng nhân ái hoặc những kẻ tàn ác, hiểm độc...trong cuộc sống thời hiện đại... Tất cả những hình ảnh đó đã được hiện lên một cách sống động và vô cùng phong phú. Ta nhận thấy trong những trang viết đầy tâm huyết và tình cảm của ông là một sự hiểu biết sâu sắc, sự trải nghiệm cuộc sống nơi miền núi vùng cao này. Dấu ấn độc đáo của văn xuôi Vi Hồng là nét vẻ đằm thắm, trữ tình được gợi lên từ những "kỉ niệm máu thịt thắm đượm tâm hồn dân tộc"
[17, tr75] mà nhà văn đã trải qua, ở thiên nhiên ấm áp, bảng lảng hương vị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Núi cỏ yêu thương...; rồi những hình ảnh của Thác nước, Hang Rơi: "Nước toé loe thành bông, thành nụ rồi rào rào xuống vực tạo thành cơn mưa rào