Viết tiểu thuyết như là một nhu cầu bộc lộ nội tâm của nhà văn

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 36 - 37)

Nói một cách chính xác, trong cuộc đời văn nghiệp của mình, Vi Hồng chỉ thực sự có 17 năm để viết tiểu thuyết (từ 1980 đến 1997). Đó là các tác

phẩm: Đất bằng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đá rơi (1985),

Vào hang (1990), Người trong ống (1990), Gã ngược đời (1990), Lòng dạ đàn bà (1992), Dòng sông và nước mắt(1993), Ái tình và kẻ hành khất (1993), Tháng năm biết nói (1993), Chồng thật vợ giả (1994), Phụ tình (1994), Đi tìm giàu sang (1995), Đọa đầy (1997). Riêng tiểu thuyết Mùa hoa bioóc loỏng là tiểu thuyết duy nhất được in sau khi nhà văn đã qua đời (Nxb Lao động, H.2005). Có thể nói, mười bảy năm cho 15 cuốn tiểu thuyết quả là một sự lao động miệt mài, đáng nể phục. Với Vi Hồng, viết tiểu thuyết là một sứ mạng vừa cao cả thiêng liêng vừa hết sức tự nhiên. Đó là sự trả món nợ ân tình; là nỗi niềm sâu kín, da diết của ông đối với những người thân yêu và những kẻ đã để lại trong lòng ông những tổn thương khó quên; và đó cũng là một công việc lao động cực nhọc nhưng đầy ham thích của ông để nuôi vợ con những năm vất vả, khó khăn nhất của đất nước giai đoạn trước đổi mới. Có lẽ cũng chính từ nhu cầu bộc lộ nội tâm ấy mà Vi Hồng đã tìm đến một thể loại văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học đặc biệt: thể loại tiểu thuyết - để thể hiện những hiểu biết những suy nghĩ, những nỗi niềm, những tư tưởng... ắp đầy trong tâm hồn và trái tim mình. Nhưng dù viết với động cơ gì, mục đích gì thì ngòi bút của Vi Hồng vẫn tràn ngập chất thơ, tràn ngập tình yêu thương con người qua những áng văn đẹp một cách đáng yêu, đáng trân trọng.

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)