1.2.2.3. Lời văn nghệ thuật - một phương diện đặc sắc trong tiểu thuyết của Vi Hồng Vi Hồng
* Vài nét về khái niệm lời văn nghệ thuật
Như chúng ta đã biết, lời văn nghệ thuật là “dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học” (Từ điển thuật ngữ văn học). Cũng cần phân biệt hai thuật ngữ lời văn và lời văn nghệ thuật. Theo sách Lí luận văn học - có nhiều dạng lời văn: "lời văn nghệ thuật, lời văn luật pháp, cũng như lời văn sách vở và ca hát của nhà thơ trong một số thời đại"
[50; tr145]. Lời văn nghệ thuật chỉ là một dạng trong đó. Khi dùng thuật ngữ
lời văn nghệ thuật để chúng ta khu biệt rõ lời văn trong tác phẩm văn học. Và muốn lời văn thay thế lời văn nghệ thuật theo lối rút gọn nên đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Việc phân biệt giữa lời văn nghệ thuật với ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật và lời văn chỉ mang tính chất tương đối. Bởi chúng có nét tương đồng nên chúng vẫn thường được sử dụng thay thế hoặc tương đương. Song việc phân biệt các thuật ngữ trên sẽ giúp người đọc ý thức rõ lời văn nghệ thuật là ngôn ngữ mang tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động, có giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm văn học chứ không phải ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác hoặc ngôn ngữ ở dạng chất liệu của sáng tác văn học. Nghĩa là thứ ngôn ngữ đã qua ngòi bút tinh luyện của nhà văn, mang đến sự sinh động cho tác phẩm văn học chứ không phải ở dạng chất liệu ngôn ngữ đời sống.
Lời văn nghệ thuật chính là hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm. Nhờ lớp lời văn này thế giới nghệ thuật được định hình. Là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
yếu tố trực tiếp, đầu tiên, duy nhất ấy mà người đọc có cơ sở tìm hiểu, khám phá hình tượng nhân vật và các lớp nội dung ý nghĩa của văn bản nghệ thuật.
Lời văn nghệ thuật còn là phương tiện biểu hiện trực tiếp và rõ nét phong
cách nhà văn. M.B.Khrapchenko đã từng nói: "ý nghĩa của nó không phải là
những cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học mà còn như là hiện tượng phong cách" [43, tr191]. Do vậy, muốn hiểu rõ lời văn nghệ thuật thì phải có điều kiện để hiểu thấu tư tưởng nghệ thuật, thế giới nghệ thuật và phong cách nhà văn.
Lời văn nghệ thuật được tạo ra từ chất liệu ngôn từ và các yếu tố bộ phận. Từ chất liệu và các yếu tố bộ phận, nhà văn luôn cần kết hợp một cách sáng tạo để lời văn nghệ thuật, ngôn từ của tác phẩm văn học mang tính cụ thể sinh động, phù hợp với nội dung sáng tác, có giá trị thẩm mĩ cao.Vì vậy, tìm hiểu lời văn nghệ thuật cần nghiên cứu được xem lí do nào đã liên kết phát ngôn trở thành lời văn. Người chiếm lĩnh tác phẩm cần phải đi sâu tìm hiểu các phương thức, phương tiện, thành phần của lời văn nghệ thuật, và làm rõ mối quan hệ của lời văn nghệ thuật trong hệ thống của nó. Theo tiến sĩ Lê
Hồng Mi có: ba phương diện cơ bảncủa lời văn nghệ thuật
* Phương thức tổ chức lời văn: Lời văn nghệ thuật là một hệ thống cấu trúc chức năng. Mỗi yếu tố bộ phận của nó đều góp phần hiện thực hoá tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, bởi "tư tưởng nghệ thuật không chứa đựng trong bất kì trích đoạn dẫu cho gọn ghẽ nào, mà được diễn đạt trong toàn bộ cấu trúc nghệ thuật" (I.U.M.Lót-man) [59, tr8]. Để tạo nên hình thức ngôn từ tương ứng với nội dung sáng tác, và nổi bật được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, cần phải lựa chọn các yếu tố quan trọng lấy trong cuộc sống bộn bề để sắp xếp, liên kết lại theo một phương thức có định hướng. Những phương thức này quy định cách thức sử dụng phương tiện và tổ chức thành lời văn nghệ thuật theo sự sáng tạo của nhà văn. Lời văn nghệ thuật của mỗi nhà văn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đều do một hoặc một số phương thức tổ chức quy định. Vì vậy, khi nghiên cứu lời văn nghệ thuật ta phải tìm nguyên nhân chi phối sự hiện diện của mỗi yếu tố trong văn bản. Do vậy, chiếm lĩnh phương tiện lời văn là một vấn đề, hiểu được lời văn nghệ thuật lại là một vấn đề khác. Chúng ta có thể hiểu ngôn ngữ tác phẩm mà vẫn không hiểu được lời của nó. Khi ta chỉ chú ý đến phương tiện ngôn ngữ của tác giả đã sử dụng, mà chưa nhận ra nguyên tắc tổ chức của lời văn, thì sẽ xác định sai tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm. Vì vậy, tìm hiểu phương thức tổ chức lời văn có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu lời văn nghệ thuật.
* Các thành phần của lời văn trong Từ điển thuật ngữ văn học đã nêu:
"Lời thơ, lời trần thuật, lời nhân vật, lời thoại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành lời văn nghệ thuật" [53, tr130]. Vì vậy, các thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật là lời gián tiếp (của người kể chuyện, người trần thuật) và lời trực tiếp (của nhân vật) [53, tr130].
* Các phương tiện của lời văn nghệ thuật: Hệ thống phương tiện rất phong phú và đa dạng và là thành phần không thể thiếu trong diễn đạt của ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ như về ngữ âm (hiệp vần, hiệp thanh, phức điệu,...), về phương tiện từ vựng (thực từ, hư từ...), về cú pháp (câu đơn, câu phức, câu rút gọn, câu đặc biệt,...); các phương tiện và biện pháp tu từ (nhân hoá, so sánh, tương trưng, liệt kê, trùng điệp..) đều có khả năng tạo lời văn nghệ thuật. Ở mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm, các phương tiện đó lại được vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phong phú để tạo nên hình thức ngôn từ độc đáo, mới lạ khẳng định phong cách nghệ thuật của từng nhà văn.
Những vấn đề cơ bản về lời văn nghệ thuật được nêu trên là công cụ chính giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu lời văn nghệ thuật là chúng tôi muốn khám phá phương thức tổ chức, đặc điểm và đặc sắc của lời văn; khám phá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mối quan hệ giữa tư tưởng nghệ thuật và lời văn nghệ thuật và phong cách nghệ thuật Vi Hồng.
* Một vài đặc điểm nổi bật của lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng
Lời văn nghệ thuật- như ta đã biết: có vai trò rất trong tiểu thuyết của nhà văn. Chức năng của lời văn nghệ thuật là: "tái hiện đời sống, thể hiện sự lí giải, đánh giá, cảm hứng đối với nó. Do đó, nó thường phải làm cho đối tượng ngày một cụ thể hơn, lớn lên, bắt rễ sâu vào tâm trí người đọc " [11].
Trong quá trình sáng tác cũng như trong các bài nghiên cứu văn học của mình, nhà văn Vi Hồng chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. Mặc dù ông là người rất thông thạo tiếng Tày và đã từng viết Phongslư bằng tiếng Tày cho trai làng gái bản hát. Nhưng điều đáng trân trọng ở ông là: Ông luôn chú ý đến phương thức phô diễn, biểu đạt tư tưởng và tâm hồn của dân tộc mình. Trong đó, cách nói, cách diễn đạt, cách tư duy của người miền núi nói chung và người dân tộc Tày nói riêng chính là những yếu tố mang tính bản sắc rõ rệt để tác phẩm của Vi Hồng đến được với đồng bào của ông một cách nhanh nhất và thu hút được sự chú ý của đông đảo người đọc.
Vi Hồng cho rằng, có đi sâu vào lối phô diễn của dân tộc mình thì mới đem lại cho tác phẩm một màu sắc miền núi đích thực. Trong tiểu thuyết của mình, Vi Hồng sử dụng rất nhiều các thành ngữ, tục ngữ, thường có trong dân gian dân tộc Tày. Ví dụ như, ông rất hay dùng cụm từ "trăm gánh, trăm khênh" để diễn tả cái nhọc nhằn của người miền núi ở cả phương diện vật chất và tinh thần. Người miền núi bao giờ cũng định lượng, định tính nỗi cực nhọc của đời người bằng một đơn vị ước lệ "trăm gánh, trăm khênh" (mệt như "trăm gánh trăm khênh", cay đắng cơ cực cũng "trăm gánh trăm khênh",
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một đặc điểm nổi bật trong con người miền núi đó là: tính thật thà, ngay thẳng, cả tin yêu ai thì yêu hết lòng, ghét ai thì ghét đến tận xương, tận tủy; đã tin theo Đảng là theo Đảng đến cùng, dù đầu rơi, máu chảy, dù khó khăn, vất vả mấy cũng theo. Khắc họa các nhân vật dân tộc miền núi của mình, Vi Hồng luôn chú ý miêu tả đức tính thật thà, thẳng thắn, hồn nhiên và cả tin của người miền núi. Cách kể chuyện của ông mang đậm chất dân gian hấp dẫn người đọc bởi tính ly kì, huyền ảo của truyện .
Nhà văn rất hay sử dụng hệ thống từng hình ảnh mang tính so sánh, ví von giầu chất liên tưởng, mang đậm màu sắc dân tộc miền núi. Ví dụ như: "Căn nhà gần như vuông, mỗi chiều bảy sải tay. Của cải che tối cả nhà...” [1,
tr116] hay: "Cô Pặm thực hiện nghiêm chỉnh trong công việc như con nhện
đã vương phải lời ngọt ngào của con tò vò"; "Em Vơn đẹp như hoa Vặc Viền, còn Vơn đẹp như bông Kim Quí vườn xuân" hay" Tiếng cười của hai cô gái ngọt như búp măng non ở vùng Nậm Thoong; miêu tả đôi mắt "lác độc lác địa" của La Đăm Đông (Đọa đầy); Cặp môi "dày và trề ra như một cái máng con" của Pá Ngạn (Đọa đầy); nụ cười ngờ nghệch của thằng Thìm "cười như trâu cười nước đái của nó" (Tháng năm biết nói); "đầu nhỏ tí như củ khoai sọ", “mặt dài như mặt ngựa", "mồm bẹt rộng như mồm ếch", "trán ngắn như trán khỉ, mặt gãy như mặt vượn già", "cằm nhọn như cái cọc trước khi đóng xuống đất"... (Tháng năm biết nói).
Bên cạnh những câu văn sử dụng các từ so sánh, ví von đậm chất dân tộc miền núi đó, nhà văn Vi Hồng cũng đã viết nên những trang văn mang đầy tính " bác học", rất trong sáng, mượt mà với sự chau chuốt trong từng câu chữ, với lối tư duy rất hiện đại. Sở dĩ văn xuôi nói chung và tiểu thuyết Vi Hồng đạt được như vậy là do vốn sống rất phong phú của ông và do năng khiếu bẩm sinh, cùng quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành nhanh chóng ông đã trở thành một trí thức dân tộc Tày tiêu biểu của vùng Việt Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi viết về quê hương miền núi Cao Bằng của mình, lời văn Vi Hồng bao giờ cũng rất tha thiết và tràn ngập yêu thương. Quê hương vùng núi cao biên ải hiện lên qua từng con chữ, qua câu văn, đẹp một cách lãng mạn và đầy
sống động. Đó là bản Nậm Khao với "trời trong xanh, nước trong xanh, mái
rừng trong xanh" (Đọa đầy); đó là hình ảnh con thác Chín Thoong vừa êm ái,
vừa dữ dội "Ban đêm cái tiếng gào của con thác Chín Thoong càng dữ dội
hơn, có lúc dữ dội như tiếng quân hò reo, có lúc lại như tiếng than khóc của hàng nghìn vạn người, cả trời đêm phập phồng, đầy bí hiểm..." (Tháng năm biết nói) hay "Tiếng thác tan vào ánh sáng ban ngày, đỡ gầm rú, ...'' (Tháng năm biết nói). Cách miêu tả sinh động và độc đáo ấy đủ khiến người đọc có cảm giác như nhìn thấy, như được chạm vào tấm lụa mềm mại do nước và ánh sáng hoà vào nhau ấy. Những hình ảnh so sánh ví von đó, có tác dụng gợi hình, gợi cảm, thể hiện được tâm hồn nhạy cảm và tài năng sáng tạo của nhà văn. Những quan sát, tìm tòi cụ thể, tỉ mỉ và khả năng nhận thức sâu sắc cùng với khả năng chiêm nghiệm, khái quát và đúc rút những vấn đề của cuộc sống đã tạo cho lời văn nghệ thuật của Vi Hồng mang tính triết lí sâu sắc. Vi Hồng không chỉ dựa vào những hành động, sự kiện bên ngoài để phân tích nhân vật, mà ngòi bút của ông còn đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật, từ đó thấy được vẻ đẹp tinh thần của họ. Nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng không chỉ biết thụ động đón nhận và biết vượt qua số phận mà còn biết suy ngẫm, biết đúc kết kinh nghiệm, để rút ra những triết lí cuộc đời. Đó là thứ tâm lí dưỡng thiện đầy chất nhân văn - cho dù có phải nếm trải những đắng cay, mặn chát
của một kiếp người. Nhân vật Đào Tha Đát trong Đọa đầy dạy con cháu mình
muốn trị người "phải lấy tấm lòng làm gốc, lấy đức độ của con người làm nguồn mạch". Ông lí giải cách cai trị của mình bằng một chân lí hết sức đơn giản: "Mọi cái đều có thể đổ vỡ, tiền bạc, vàng ngọc có thể chất đống trong nhà và cũng có thể mất hết nhưng có cái đạo làm người một cách tốt đẹp thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn không bao giờ mất". Vi Hồng đã khám phá thế giới tâm hồn nhân vật, để nhân vật tự nhận ra lẽ sống: "Con người sinh ra là cố làm lợi cho người khác, làm cho người khác vui, hạnh phúc mới đáng sống đáng tự hào. Nếu làm người mà không làm được như thế thì cũng đừng làm hại ai, đừng làm ai phiền lòng mới đúng"(Tháng năm biết nói)...
Tóm lại, trong hành trình khám phá và sáng tạo văn chương của các nhà văn dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, Vi Hồng nổi lên như một hiện tượng tiêu biểu. Ông xứng đáng là người đại diện cho văn xuôi các dân tộc thiểu số trong suốt những thập niên cuối cùng của thế kỉ XX. Ở ông, có những yếu tố cần và đủ để hun đúc nên một phong cách, một cá tính văn chương Vi Hồng. Đó là sự kết hợp giữa một nhà giáo, một nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian với một nhà văn luôn yêu thương con người và trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc mình, cùng với một thái độ lao động miệt mài, cần mẫn. Vi Hồng đã đem đến cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một hơi thở mới, vừa căng tràn sức sống vừa đậm đà bản sắc. Trong đó, yếu tố mang tính khu biệt giữa cá tính sáng tạo của nhà văn với các tác giả dân tộc thiểu số khác, đó chính là sự biểu hiện rất sinh động những nét đặc trưng riêng của lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2