Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả các thành ngữ, tục ngữ, dân ca Tày trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 58 - 64)

MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG

2.2.1. Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả các thành ngữ, tục ngữ, dân ca Tày trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng

Tày trong lời văn nghệ thuật của Vi Hồng

Thành ngữ, tục ngữ là kho tàng tri thức văn hóa của người Việt Nam nói chung, của các dân tộc thiểu số nói riêng. Sự phong phú của kho tàng văn học dân gian này đã phản ánh trí tuệ, hình ảnh đời sống, tâm hồn các dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay. Từ xa xưa, thành ngữ, tục ngữ đã gắn liền với lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, nó được diễn ra một cách thuần thục, linh hoạt và tự nhiên. Theo thời gian các thế hệ con cháu đã tiếp thu, gìn giữ, phát huy và bảo tồn những di sản văn hóa quý báu đó. Khi nền văn học viết ra đời và phát triển, những thành ngữ, tục ngữ đã trở thành những nguyên liệu quý giá làm cơ sở cho việc sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật, lời văn nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn. Vận dụng những câu thành ngữ, tục ngữ vào các tác phẩm văn chương một cách thích đáng, một cách sáng tạo sẽ góp phần tạo nên chất trí tuệ, sự hấp dẫn, tính thuyết phục và đạt hiệu quả nghệ thuật của mỗi nhà văn. Bởi những nguồn nguyên liệu quý giá ấy đã: “chứa bao điều khôn ngoan”

của ông cha ta để lại.

Nhà văn Vi Hồng là một trong những nhà văn đã vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt những thành ngữ, tục ngữ vào trong lời văn nghệ thuật của mình và đã đem đến sự mới lạ, hấp dẫn cho người đọc. Chúng ta có thể thấy các thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ người kể chuyện cũng như lời nhân vật trong nhiều tác phẩm của ông. Yếu tố dân gian này đã trở thành cơ sở cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những ứng xử văn hóa như bản chất của nhân vật trong quá trình hoạt động của mình. Từ đó, người tiếp nhận có thể hiểu rõ hơn những quan niệm, tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.

Sự đan cài đậm đặc các thành ngữ, tục ngữ trong lời văn nghệ thuật của

Vi Hồng đã tạo nên một nét riêng độc đáo. Ông đã biết đưa những thành ngữ,

tục ngữ “chứa bao điều khôn ngoan” của người xưa để lại vào trong tác phẩm

của mình ở các dạng vẻ khác nhau. Trước hết chúng ta thấy, phần lớn các câu thành ngữ, tục ngữ của dân tộc Tày đã được nhà văn vận dụng vào trong ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân vật. Chúng đã trở thành một phần máu thịt của nhân vật, bởi bất cứ nơi nào, bất cứ ở đâu, các nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng đều có thể viện dẫn tục ngữ, thành ngữ một cách thuần thục, linh hoạt trong lời ăn tiếng nói của mình. Họ dùng tục ngữ để thuyết phục, khuyên bảo, ngợi ca hay phê phán và đó còn là điểm tựa cho hành động ứng xử của nhân dân. Ví dụ: nhân vật Hoàng khi không thể cưỡng lại mệnh: “đó chỉ là nằm mơ, chuyện lấy chiếc đũa chống trời mà thôi” [30, tr9].

Trong tiểu thuyết Vi Hồng, thành ngữ, tục ngữ thường được nhắc lại hoặc là cả câu trọn vẹn, hoặc là một vế, có khi chỉ ở dạng bóng dáng ý tứ trong lời nói, trong ý nghĩ của nhân vật. Nhưng thường là nhắc lại cả câu tục ngữ trong lời văn là phổ biến nhất, các nhân vật của Vi Hồng rất hay dẫn cả câu tục ngữ trong lời nói, lời kể, lời tâm, sự của mình. Ví dụ như: nhân vật Hoàng và Băng khi nói về, nghĩ về cuộc tình duyên ngang trái khổ đau của mình để nói: “cái cay đắng ngập đến cổ, vùi đến mắt” [30, tr 194].

Nhà văn Vi Hồng đã chứng tỏ bản lĩnh ngòi bút của mình khi đưa các thành ngữ, tục ngữ vào các tác phẩm. Bên cạnh đó, nhà văn còn thổi vào các thành ngữ, tục ngữ dân gian vốn cô đọng, khúc chiết và súc tích ấy một hơi thở mới, hơi thở của ngôn ngữ Tày hiện đại. Từ đó dần dần hình thành một nét đặc sắc trong nghệ thuật viết của ông. Ta bắt gặp nhiều sự đan cài tinh tế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trúng đích và đầy sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ và hình ảnh dân gian giàu ý

nghĩa (gợi lên qua các từ ngữ). Ví dụ như: trong tiểu thuyết Tháng năm biết

nói khi nói về gia tộc thằng Thìm vô học, chuyên ăn cắp vẫn lưu giữ trong dòng họ chúng nó những câu ca từ khi loài người còn sống mộng mị trong bóng đêm: "Dốt chữ dốt nghĩa đầy bồ thóc - giỏi chữ giỏi nghĩa bồ rỗng tuyếch" (Nguyên gốc:"chắc sư chắc xéc giảo cuông xéc. Tăn sư tăn xéc giảo giắc théc" dịch là: "Biết chữ biết sách bịch rỗng rách, dốt chữ dốt sách bịch gần vỡ" ). Nếu người Kinh mắng con bằng câu "Cá không ăn muối cá ươn/ con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư"; thế thì mẹ Hoàng mắng con một câu cay độc "như chém như thuốn thêm ruột gan của Hoàng", bằng câu của người xưa: "Chó không nghe lời chủ làm mồi cho hổ/ Con không nghe lời mẹ con vứt đi" [32,tr 84]. Khi bác Phàn và Hoàng nói về nỗi đau đớn, day dứt bởi nòi

giống phá hoại, làm hại bản mường của nhà thằng Thìm cứ sinh sôi nảy nở

không ngừng thì dùng những câu: "Bí theo dòng, mướp theo giống"; "Bí có tông, bầu có giống"; "con cáo được cáo, con hổ giống hổ"; "con công được công, con phượng được phượng". Hoặc tục ngữ Việt có câu: "nói gần nói xa chẳng qua nói thật" thì Vi Hồng diễn tả câu tục ngữ Tày có ý nghĩa tương đương một cách rất cụ thể mà hình ảnh: "Nói gần nói xa chẳng bằng nói ngay nói thẳng cho đỡ rườm rà dây cuốn dây leo" (lời của Ngọc). Hoặc để phê phán loại người sống bản năng, không văn hoá như thằng Thìm, bà Tẹo thì Vi Hồng dùng câu ca thủa xa xưa v.v... Nhà văn sử dụng rất nhiều tục ngữ để chỉ kiểu người như thằng Thìm qua lời nhận xét đầy ghê tởm của Phàn về những hành động, việc làm của nó: "Loại người sinh ra giẫm chết mầm non, phí hoài cây cỏ", "Người ăn hạt gạo nhọn hai đầu - hai đầu đều mòn vẹt phí của". Hay

ở tiểu thuyết Người trong ống – cuốn tiểu thuyết thứ tư của Vi Hồng có thể

coi đây là tác phẩm thể hiện bước tiến của Vi Hồng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết. Bởi, đọc hầu hết tác phẩm của Vi Hồng người ta không khỏi nghĩ đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những truyện cổ, đặc biệt là truyện cổ dân gian các dân tộc miền núi. Mỗi câu

chuyện là một giấc mơ đẹp với một kỷ niệm xa xăm. Với Người trong ống, đề

tài ở môi trường trí thức, ngòi bút của Vi Hồng đã bám gần, bám sát hơn hiện thực con người và hoàn cảnh quê hương Việt Bắc thời hiện tại. Ngôn ngữ trong tác phẩm bớt được sự dài dòng, rườm rà, quá nhiều những hình ảnh ví von, đầy tính ước lệ, đôi khi không cần thiết. Song những thành ngữ, tục ngữ... thì vẫn luôn là phương tiện đắc lực trong từng trang viết của nhà văn. Như khi ông Hồi phê phán Hoàng – ông đã mượn câu tục ngữ của người Tày

khuyên nhủ: “Nhiều bác sỹ cũng như công nhân viên là người Tày họ nói về

anh bằng cái câu tục ngữ Tày quen thuộc chắc anh còn nhớ: “ốc nào mà chẳng ăn bám”, “hổ nào mà chịu ăn chay”, “người làm quan nào ăn rau thay thịt” [29, tr37]. Nhưng Hoàng không nghe, rồi khi ông Hồi nói với

Hoàng về kết cục của kẻ “gieo gió gặt bão”: “Anh nuôi ong tay áo bấy nay.

Bây giờ nó tìm cách gạt ông Bình và tôi đấy. Nhưng tôi tin rằng một cái kim nhốt vào trong túi, lâu ngày nó không đâm phải người đứng cạnh thì nó đâm phải chính mình. Hay nói như người Tày mình là: “móc mười hang ếch thế nào cũng gặp một hang rắn”. Nó không chỉ móc mười hang mà móc hàng trăm hang, thoát làm sao được” [29, tr312]. Tác giả cũng đã vận dụng nhiều câu thành ngữ, tục ngữ phản ánh những thói hư tật xấu của nhân vật Ba trong

Người trong ống. Không những thế ông còn có ý thức sáng tạo từ những câu

tục ngữ của người xưa để diễn đạt ý tưởng mới thời hiện tại như: “cái kim

trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, “mười lỗ ếch gặp một lỗ rắn”... Hay khi nói về một người bệnh muốn bày tỏ lòng biết ơn với ân nhân cứu mạng thì anh ta đã nói như sau “trả rễ cây thuốc”, “trả nghĩa sinh lại” [29, tr 23]. Những câu nói sáng tạo từ tục ngữ, thành ngữ đấy đã khiến cho nhân vật của ông trở nên

khôn khéo văn hóa hơn nhất là trong khi giao tiếp với người lớn tuổi: “Em xin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nên đáo để hơn khi phê phán sự lạnh lùng, câm lặng của cô gái: “con trâu

nhai mất cái lưỡi, con diều tha cái môi”. Trong lời văn nghệ thuật của mình khi viết về các nhân vật tác giả cũng rất hay vận dụng thành ngữ, tục ngữ mà chính điều này khiến cho lời nói của họ mang tính lý lẽ hơn. Ví dụ: biểu lộ rõ sự đồng tình của bố với Tú tác giả đã để cho nhân vật của mình viện dẫn

những câu tục ngữ đầy hiểu biết thế này: “Có thể mày nghĩ đúng. Người Tày

thường khiêm tốn nói với nhau bằng câu tục ngữ “người ở trong hang trong lũng, người ở trong ống”, Người mình là “lá cây che mắt”, xung quanh núi cao, khe sâu như người ở trong ống trong hang không nhìn được xa, càng không nhìn được rộng. Đất hẹp, lòng người cũng hẹp, vì thế con ta mới phải ăn ớt cả “quả liền cành liền cây” [29, tr 109].

Vi Hồng cũng thường sử dụng các thành ngữ, tục ngữ dân gian của người Kinh nhưng diễn đạt theo lối nói hình ảnh của người Tày để biểu hiện các cung bậc của cảm xúc, của tình yêu, tình ruột thịt. Ví dụ như: khi nói về

tình mẹ con ông viết: “Mẹ ơi, mẹ đừng để cái buồn về con đè nặng bốn chân

tay mẹ. Mẹ đừng để hồn mẹ thắt gan chim sẻ, treo ngược chim ác là...” [17,

tr36]; hay “làm ngay ở thẳng ăn không hết/ kẻ quắt quéo ăn không nên” [17,

tr17]. “Thương nhau gánh quang tơ, quang chỉ cũng bền/ ghét nhau gánh quang sắt, quang đồng cũng đứt” [17, tr81], hoặc: “có lỗi đội rế mười hai quai mà lạy” [26, tr21]... Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ một cách thích đáng đã góp phần thể hiện thái độ, tình cảm và tính cách của các nhân vật

như: khi tả La Đăm Đông, tác giả viết: Đăm Đông “nói dứt khoát như dao

chém chuối” [32, tr77]. Ở một tình huống khác, khi miêu tả trạng thái lúng túng không biết xử trí ra sao, tác giả đã sử dụng một câu thành ngữ quen thuộc của người Việt: “gà mắc tóc”. Hoặc để nói lên tình cảm khó xử của

Đăm Đông tác giả viết: “Đăm Đông cố nhiên lúng ta lúng túng như “gà mắc

tóc, như cá mắc lưới” [32, tr 77]. Hay khi nói về bản chất hiền lành, nhút nhát của lão Ca Đai, nhà văn sử dụng thành ngữ nhát như cáy: “lão này vốn là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hiền lành và nhát như cáy, cái mật nhỏ không bằng mật con họa mi” [32, tr166]. Trong giao tiếp, nếu nhân vật biết vận dụng các câu thành ngữ, tục ngữ một cách phù hợp thì sẽ diễn tả một cách linh hoạt những suy nghĩ của mình. Ví dụ như: khi họ Hoàng muốn họ Đàm giúp đỡ, ông tổ họ Hoàng đã vận dụng các thành ngữ quen thuộc vào trong lời cầu khẩn tha thiết của mình:

“Tôi mong bác lấy lông tay xuống đắp, lấy lông chân xuống che chở cho tôi ở nhờ đất, nhờ mường” (tương ứng với thành ngữ “lá lành đùm lá rách” của người Kinh). Đáp lại lời khẩn cầu này, câu trả lời cũng vận dụng cách nói từ

thành ngữ như: “thấy người chết đuối mà không cứu” trong sự kết hợp với lối

nói người Tày: “lấy cái bụng rộng mà đối xử với mọi việc. Họ tôi không bao

giờ gánh nước qua nhà người khác đang cháy mà không dừng lại. Họ tôi cũng không phải là người đi ngang qua, thấy người sắp chìm xuống sông mà nhắm mắt lại...” [17, tr13 - 14]. Và cũng chỉ bằng một câu “hổ mải cắn nhau thì nai béo” [17, tr15], tác giả đã vạch trần được bản chất “đục nước béo cò” hết sức bỉ ổi, đê tiện của họ Lâm. Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ dân gian Việt Nam để diễn đạt theo lối người Tày, Vi Hồng đã tạo ra những cách nói hết sức dễ hiểu và gần gũi với thiên nhiên và con người nơi núi rừng Việt Bắc.

Nói tóm lại, do chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa dân gian nên những câu tục ngữ, thành ngữ đã tham gia khá phổ biến vào trong lời thoại, lời kể, làm tăng tính dân tộc cho cả ngôn ngữ tác phẩm. Những câu thành ngữ, tục ngữ khi thì được nhắc đến cả câu khi thì được nhắc lại một vế, có khi chỉ là dạng bóng dáng của lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Nhà văn Vi Hồng đã vận dụng tài tình, khéo léo ngôn ngữ của nhân dân, của đồng bào miền núi một cách tinh tế. Đặc biệt là ngôn ngữ của nhân vật như những lời ăn tiếng nói sinh hoạt hàng ngày. Vốn ngôn ngữ dân gian ấy khiến cho cách nói của họ thêm sinh động, mang đặc điểm của lối diễn đạt trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, lời văn nghệ thuật của Vi Hồng còn tràn ngập những chất liệu của các thể loại văn học dân gian đặc sắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của người Tày khác như: “puối pác”, “puối rọi” (Puối pác là lời nói bằng

câu có vần, puối rọi là câu nói một chuỗi vần như hát). Đây là thể loại được

coi như một kiểu ứng tác xuất khẩu thành chương, dùng để trao đổi nỗi niềm, trao đổi tình nghĩa, khơi gợi kỷ niệm, hoặc là những lời hỏi thăm về cuộc

sống của người Tày – nhất là của những cặp trai thanh, gái nụ. Đưa những

ngôn từ có vần, nhịp như puối pác, puối rọi vào trong lời nói của các nhân vật đã giúp cho lời văn của Vi Hồng có tiết tấu nhịp nhàng, âm điệu hòa quyện và hiệu quả thẩm mỹ cao. Do đó, tiểu thuyết của Vi Hồng, cụ thể là lời văn nghệ thuật của Vi Hồng có thêm những lời nói hay, ý đẹp gạn lọc từ truyền thống văn hóa văn học dân gian dân tộc Tày – Nùng, là cách nói: “ngọt tiếng”, “ngọt lời” đến “ngọt tim”. Qua đó, chúng ta hiểu thêm về cuộc sống, về môi trường sinh hoạt văn hóa còn rất đậm chất dân gian dân tộc của vùng đất Việt Bắc, cùng lối tư duy cũng như vốn ngôn ngữ bản địa của người Tày nói riêng, của những người dân tộc thiểu số nói chung ở khu vực này. Đó cũng chính là nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của họ.

Chúng tôi đã khảo sát và lập một bảng thống kê việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ của Vi Hồng trong một số sáng tác tiêu biểu của ông (Phụ lục 1 – trang 90)

Qua bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy: mặc dù là người am hiểu thông thuộc vốn thành ngữ, tục ngữ của dân tộc Tày cũng như của các dân tộc miền núi nói chung, những việc đưa vốn thành ngữ, tục ngữ này vào tác phẩm của mình, Vi Hồng đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo khéo léo và rất hiệu quả. Điều đó làm cho lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông vừa mang bản sắc chung của dân tộc miền núi, vừa thể hiện cá tính sáng tạo của riêng nhà văn.

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 58 - 64)