Lời trần thuật trực tiếp (lời nhân vật)

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 78 - 83)

MỘT SỐ THÀNH PHẦN CƠ BẢN VÀ ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT VI HỒNG

3.1.2. Lời trần thuật trực tiếp (lời nhân vật)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng chủ yếu là những người dân tộc miền núi giản dị, chất phác, giàu tình yêu thương. Bởi thế, ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn mang đậm phong cách diễn đạt của người miền núi Việt Bắc. Phong cách ấy thể hiện ở lời nói, cách nói rất giàu hình ảnh, ở từ ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với cách nghĩ, cách cảm của người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

miền núi có thể tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật qua: lời đối thoại và độc thoại nội tâm của các nhân vật.

* Lời độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là: "lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý nội tâm mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó" [14, tr95].

Độc thoại nội tâm là dạng đặc biệt của lời trực tiếp, đóng vai trò chính trong việc phản ánh nội tâm nhân vật. Hiệu quả nghệ thuật của lời độc thoại nội tâm này phụ thuộc rất nhiều vào sở trường và năng lực sáng tạo của nhà văn. Có thể nói Vi Hồng là một trong những nhà văn đã vận dụng hợp lí kiểu lời nhân vật với những màn độc thoại nội tâm sâu sắc, ấn tượng.

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Vi Hồng còn góp phần khắc họa tính cách nhân vật. Thông qua độc thoại nội tâm, nhân vật tự bộc lộ tính cách, bản chất, tâm hồn của mình. Đó là tâm trạng đau khổ xót xa của con người nhân hậu, thuần phác bị vùi dập như nhân vật Tú, hay những suy nghĩ đầy âm mưu, thủ đoạn, đầy xấu xa, gian giảo như nhân vật Ba trong

Người trong ống. Khi nhân vật đối thoại với chính mình, anh ta đã tự lột cái vỏ bọc mĩ miều ấy ra. Đây là tâm trạng của Ba khi nhận được tin nhắn cần

gặp của hiệu trưởng Hoàng: "Hay là việc con gái ông ấy ngã xuống sông...

ông ấy biết được nguyên nhân? làm gì có chuyện ấy. Ba thì thầm trong lòng, tự trấn tĩnh mình. Hay cái cuốn sổ ghi thuốc nam của mình bị bại lộ? Không không thể có chuyện thế!...hay là mấy đứa yêu mình tố cáo? Nếu có thì bằng chứng đâu? Mình đâu có sơ hở. Mà chúng nó ngoan ngoãn "hiến dâng" cơ mà..." [29, tr 91]. Thế là đã rõ thủ phạm đẩy con gái Hiệu trưởng xuống sông; kẻ cướp cuốn sổ của Phiêu; những quan hệ bất chính với những người con gái trong trắng... Bản chất của con người lừa thầy phản bạn, vô lương tâm đã được bộc lộ. Đoạn độc thoại này đã diễn tả thật đúng tâm trạng của kẻ "có tật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn giật mình". Đối lập với nhân vật Ba, nhân vật Hồi, Huy, Tú được nhà văn xây dựng là những điển hình cho người trí thức tài năng, tâm huyết với nghề nghiệp, những dòng suy nghĩ của nhân vật Hồi giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của con người này:"...Sự tế nhị sự xa xôi bóng bẩy, sự nhẹ nhàng... tất cả mình đã góp ý với ông Hoàng rồi, hôm nay mình có nói thẳng thắn, có lúc gay gắt, kể cũng đến lúc vậy! Ngoài mặt, ông ta cố giữ lắm mới tỏ vẻ thân ái, một vẻ thân ái gượng gạo còn đáng sợ hơn mắng mỏ thẳng thừng!... Mình vạch hết sự thật xấu xa mà những kẻ đã vì nịnh bợ mà lừa dối ông, vạch hết những bước trượt của ông trong những năm cuối đời là để cứu ông.. Mình nói lên sự thật, lẽ phải chưa chắc ông đã nghe mà ông còn có thể trừng trị mình... Người ta chê mình: một thằng ít tuổi hơn, không biết điều mà lại còn "cắn xé" người cùng quê... Dù thế nào mình cũng phải đấu tranh cho lẽ phải, cho cái thiện" [29, tr22]. Tâm trạng băn khoăn, day dứt của bác sĩ Hồi trước "những bước trượt" của Hiệu trưởng Hoàng, sự suy tư về cái thiện và cái ác, sự thật và giả dối trong đoạn độc thoại trên giúp ta hiểu được con người giản dị, thẳng thắn, chân thành, đầy trách nhiệm của nhân vật Hồi.

Có thể nói những lời độc thoại nội tâm của nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng đã đồng hiện cả hai loại tâm lí tính cách nhân vật. Yêu thương, trân trọng, ngợi ca cái đẹp bao nhiêu thì Vi Hồng càng xót xa căm giận trước cái xấu, cái ác bấy nhiêu. Thái độ ấy đã được bộc lộ sinh động qua lời văn nghệ thuật của tác phẩm. Chẳng hạn miêu tả nhân vật thằng Thìm (trong Tháng năm biết nói), giọng văn của tác giả bộc lộ đầy sự mỉa mai khinh bỉ: "Thằng Thìm là kẻ xấu xa nhất trong mấy anh em và mấy chú bác nhà nó. Cả họ nó xấu người xấu nết mà lại sinh đẻ ra nhiều, thế mới đáng buồn cho cả bản mường" [30, tr29]; vẫn giọng văn chúa chát, khinh bỉ tác giả miêu tả lão Trần Hồi: "Hắn cười ùng ục trong cổ họng. Hắn nuốt nước bọt, cái cục yết hầu cứ chạy lên chạy xuống như một con chuột nhắt chạy trên một khúc chuối trơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tru, mập mạp, đỏ au " [22, tr118]. Ngôn ngữ ấy cũng đã thể hiện thái độ của nhà văn trước con người trước cuộc sống.

Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật là cách hữu hiệu nhất để nhà văn khám phá "con người trong con người" để chạm vào "mạch đập đời sống bên trong", Vi Hồng đã phần nào làm được điều đó. Nhà văn đã sử dụng những đoạn độc thoại nội tâm để khắc hoạ tâm lí nhân vật. Mỗi nhân vật có hoàn cảnh và cá tính khác nhau, nhà văn đã cố gắng tìm ra những tiếng nói riêng phù hợp với tâm hồn và suy nghĩ của từng nhân vật. Đây cũng là điểm đáng ghi nhận ở nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật của Vi Hồng. Mặc dù những đoạn độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của ông chưa nhiều, tâm lí nhân vật còn đơn giản, chưa thể hiện được những suy tư phức tạp cũng như sự giằng xé, đớn đau trong tâm hồn như nhân vật của Nam Cao, Nguyên Hồng, nhưng cũng đã góp phần soi sáng vẻ đẹp tâm hồn cũng như những góc khuất u tối trong con người miền núi thời kỳ hiện đại. Điều này đã góp phần tăng tính khách quan, tính hiện thực và tính hiện đại của văn chương Vi Hồng.

* Lời đối thoại của nhân vật

"Lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là phản ứng đáp lại lời của người khác" [5, tr128]. Điều kiện để thực hiện đối thoại là phải "có sự hiện diện của người nói và người nghe, và mỗi phát ngôn đều trực tiếp hương đến người tiếp chuyện và xoay quanh một chủ đề hạn chế của cuộc đối thoại" [8, tr93]. Tham gia vào thành phần cấu tạo của lời văn nghệ thuật, lời đối thoại phải làm bộc lộ rõ tâm trạng và tính cách của từng nhân vật. Lời đối thoại đã trở thành sức mạnh nghệ thuật của nhiều cây bút tên tuổi như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng, Ma Văn Kháng...

Lời đối thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Vi Hồng đã thể hiện khá rõ tâm hồn tư tưởng, tình cảm của người miền núi. Đó là tính chân thật, sự rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượng, lòng vị tha và cả sự phóng khoáng trong lối sống vốn rất hồn nhiên, tự nhiên của những con người dân tộc thiểu số này.

Do ảnh hưởng sâu sắc từ những làn điệu dân ca của dân tộc và đặc trưng giao tiếp vùng dân tộc miền núi, ngôn ngữ tiểu thuyết Vi Hồng phong phú về cảm xúc, giàu nhạc điệu, hình ảnh giống như lời thơ. Các nhân vật trong tiểu thuyết của ông thường đối thoại với nhau bằng một thứ ngôn ngữ đầy chất thơ, bóng bẩy, giàu hình ảnh như lối nói, lối hát của người Tày. Điều này thể hiện ở những lời thoại đưa đẩy, bay bướm, mang hơi hướng của lối hát đối đáp trong những làn điệu Sli, Lượn của người Tày – Nùng: "Em thấy anh là con bướm lớn khoẻ đi ngang đồng, con ong cần mẫn đi ngang rừng. Hoa em muốn đậu, nụ em muốn ong anh đỡ dậy sắc xuân, không biết anh nghĩ thế nào?... - Mình thật không hiểu Ai Hoa ạ. Ai Hoa muốn nói gì với mình vậy?... [29, tr124]; "Hoàng gỡ tay Băng ra. - Anh hãy để em yên một tí rồi anh đưa em đến chỗ nào anh muốn! - Không được! Mình biết đưa Băng đi đâu bây giờ! Nhất là tết đến gót chân, xuân đến cuối mắt! - Anh cứ đưa em đi đi! - Giọng Băng như mệnh lệnh." [30, tr150]. "- Anh nghe già Viền và Huế nói lại là đã cạn lời, mà em vẫn không thể đến Đin Phiêng với bọn anh được phải không? - Nghề then thì em dứt được, nhưng em không dám bỏ nhà. - Anh nghĩ rằng em không thể bỏ nghề then..." [26, tr87].

Có thể thấy - qua lời đối thoại của các nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng ta nhận thấy: tác giả đã khắc hoạ được tính cách, tâm hồn của nhân vật một cách khéo léo, tự nhiên, đã phản ánh đúng bản chất và tính cách của con người miền núi này. Tuy nhiên, cũng qua những câu đối thoại này, người ta cũng thấy đây hầu hết là lời của tác giả, là lời của những đoạn sli, lượn, đầy chất thơ và đầy những "mĩ từ, nhã ngữ". Do đó, tính chân thực, tính khách quan cũng phần nào bị hạn chế - có lẽ đây vừa là mặt mạnh, nhưng cũng vừa là mặt còn tồn tại của tác giả Vi Hồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)