Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần MB (Trang 100 - 102)

- Khi có nợ quá hạn, QHKH, Thẩm định tín dụng khoản vay, HTQHKH họp bàn phương án xử lý nợ

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Tăng cường vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC). CIC là cơ quan thu thập và cung cấp các thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng, tài sản bảo đảm của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân vay vốn và đã thể hiện được những vai trò nhất định. Nhưng có thể nói, nhu cầu thông tin tín dụng của

ngành ngân hàng cao hơn rất nhiều so với những gì mà CIC có thể cung cấp. Cần thiết phải cải tiến cơ chế hoạt động của trung tâm này: Một là, cần xây dựng trung tâm này trở thành một đơn vị độc lập, có thể cung cấp đa dạng dịch vụ thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng tài chính cho những ai có nhu cầu, không chỉ bó hẹp trong giới hạn cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng như hiện nay. Hai là, ngoài những thông tin đơn thuần về tín dụng, CIC cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ như: Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê, …để thu thập những thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Từ đó, các ngân hàng có thể trực tiếp truy cập vào hệ thống dữ liệu tại trung tâm này để khai thác những thông tin, số liệu cần thiết về doanh nghiệp, ngành có liên quan, tình hình thị trường, dự báo kinh tế,…qua đó nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

Tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thoả thuận để giữa các NHTM có sự cạnh tranh bình đẳng, để lãi suất thực sự là công cụ điều tiết chính sách tín dụng nói chung và cho vay theo dự án nói riêng của mỗi ngân hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các NHTM trong công tác thẩm định dự án. Chẳng hạn như ban hành một “cẩm nang” chung về quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định, tiêu chuẩn đánh giá công tác thẩm định dự án trên cơ sở hoạt động thẩm định dự án của các cơ quan chuyên môn, Bộ kế hoạch và Đầu tư, các NHTM…phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời hoà nhập dần với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như việc tính toán một số chỉ tiêu điểm hoà vốn, NPV, IRR của dự án có vốn vay ngân hàng trong điều kiện có lạm phát. Mốc thời gian để so sánh các chỉ tiêu đó của dự án nhằm đưa ra quyết định cho vay hay không, cũng như quan điểm về tính toán nguồn trả nợ của dự án. Ngoài những cuộc hội thảo nhằm bàn bạc đúc rút những kinh nghiệm thẩm định dự án tại NHTM, cần thiết phải tổ chức những khoá huấn luyện định kỳ cho các cán bộ thẩm định do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy.

Song song với việc Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập các công ty thông tin tài chính tín dụng thuộc sở hữu tư nhân, cần giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức này nhằm đảm bảo trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin tín dụng, chất lượng thông tin. Đồng thời, cần tách biệt vai trò quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và vai trò kinh doanh thông tin của các công ty thông tin tài chính tín dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần MB (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w