Xây dựng cơ sở dữ liệu, nâng cấp hệ thống thông tin tài chính tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần MB (Trang 97 - 98)

- Khi có nợ quá hạn, QHKH, Thẩm định tín dụng khoản vay, HTQHKH họp bàn phương án xử lý nợ

3.2.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu, nâng cấp hệ thống thông tin tài chính tín dụng

dụng

Cơ sở của quá trình thẩm định dự án là thông tin, số liệu về doanh nghiệp, dự án và các tài liệu liên quan khác như: luật, văn bản dưới luật, chính sách phát triển, quy hoạch vùng, ngành, địa phương… Tuy nhiên, các thông tin, số liệu đều do người lập dự án cung cấp và nhiệm vụ của cán bộ thẩm định là phải thẩm tra được tính chính xác của các thông tin này. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản giúp cán bộ thẩm định thẩm tra tính xác thực của thông tin:

- Thực hiện phỏng vấn trực tiếp những người có vai trò quan trọng liên quan đến dự án như: giám đốc, kế toán trưởng, cán bộ lập dự án. Phỏng vấn là một kỹ năng quan trọng, đôi khi mang tính nghệ thuật mà mỗi cán bộ thẩm dịnh cần phải tự trau dồi và tích lũy trong quá trình làm việc. Mục đích phỏng vấn là để kiểm tra tư cách của những người đứng đầu doanh nghiệp, kiểm tra về ý tưởng và nhiệt huyết của họ đối với dự án, trình độ hiểu biết của họ về các vấn đề liên quan đến dự án. Đồng thời, cũng nên gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với những người lao động tại doanh nghiệp để cảm nhận, đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp thông qua các đơn vị có quan hệ kinh doanh với với họ. Chẳng hạn, phỏng vấn khách hàng của doanh nghiệp để biết mức độ tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào, có đảm bảo khả năng phát triển trong tương lai hay không, phương thức thanh toán mà doanh nghiệp đang áp dụng. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải thăm dò thông tin từ các nhà cung cấp nhằm đánh giá uy tín của doanh nghiệp trong việc thanh toán công nợ. Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp thông qua cơ quan thuế, do đây là cơ quan Nhà nước trực tiếp theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp nên các tài liệu tài chính như các báo cáo tài chính, báo cáo thuế có độ tin cậy cao hơn.

Trong những năm gần đây, các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập ngày càng nhiều và từng bước được cải thiện về mặt chất lượng dịch vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp. Ngân hàng có thể thuê công ty kiểm toán hoặc yêu cầu khách hàng vay vốn thuê kiểm toán để kiểm tra tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính.

Để đánh giá xem dự án có phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, có nằm trong quy hoạch phát triển chung của bộ, ngành, địa phương hay không, cán bộ thẩm định phải tham khảo các tài liệu về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan đến dự án. Mục tiêu là để thẩm định các cơ sở pháp lý của dự án.

Một nguồn thông tin quý giá mà bản thân Ngân hàng có thể tự khai thác đó là số dư tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng. Nếu trên tài khoản của doanh nghiệp luôn dư có ở mức cao, một phần chứng tỏ doanh nghiệp có sự ổn định về tài chính, cân đối được dòng tiền và ngược lại.

Thông tin về dư nợ và lịch sử quan hệ tín dụng do Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) cung cấp cũng là một kênh thông tin quan trọng trong việc thẩm định tài chính doanh nghiệp, tình hình vay nợ và uy tín trong quan hệ vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần MB (Trang 97 - 98)