Nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần MB (Trang 44 - 51)

- Tổ chức bộ máy thẩm định là việc bố trí sắp xếp quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như

2.2.1.3. Nội dung thẩm định

A- Thẩm định kinh tế dự án

(1) Đánh giá mục tiêu đầu tư và các nội dung sơ bộ của dự án:

- Mục tiêu đầu tư của dự án.

- Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.

- Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí, vốn cố định và vốn lưu động); phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: nguồn vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết…

- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.

(2) Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án:

Thị trường sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét đánh giá gồm:

- Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. - Định dạng sản phẩm của dự án.

- Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.

- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.

- Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án trên các phương diện sau:

+ Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay. + Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.

+ Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế)

(b) Đánh giá về cung sản phẩm:

- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.

- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.

- Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới.

- Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ…) đến thị trường sản phẩm của dự án.

- Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ.

(c) Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không.

Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:

- Thị trường nội địa:

+ Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không.

+ Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu, xu hướng tiêu dùng hay không.

+ Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng thanh toán hay không.

- Thị trường nước ngoài:

+ Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh…).

+ Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.

+ Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế về hạn ngạch không.

+ Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào.

(d) Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: cần đánh giá trên các mặt:

- Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không.

- Mạng lưới phân phối sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét, đánh giá kỹ. Cán bộ thẩm định cũng phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.

- Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án.

- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện.

(e) Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:

- Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.

- Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.

Đây là cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính dự án.

Chú ý khi đánh giá về cung cầu, thị trường của sản phẩm dự án:

Khi thực hiện đánh giá về cung cầu và thị trường sản phẩm của dự án, cần phải chú trọng đánh giá về:

- Môi trường luật pháp, chính trị, xã hội của dự án.

- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, chính quyền nước sở tại hoặc địa phương nơi xác định thị trường tiềm năng của dự án như: chính sách thu hút đầu tư, chính sách thuế quan; chính sách tiền tệ; chính sách ngoại giao, các chính sách liên quan khác…

- Đánh giá về sự ảnh hưởng của các vấn đề toàn cầu hoá như: hội nhập khu vực và quốc tế: AFTA, WTO..; thị trường tự do thuế quan khu vực; những ảnh hưởng của các khối liên minh thương mại quốc tế…

(3) Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào:

Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu…) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:

- Nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu đầu vào để sản xuất hàng năm.

- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.

Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm đưa ra kết luận được về 02 vấn đề chính sau:

+ Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không? + Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào.

B-Thẩm định kỹ thuật của dự án

(1) Địa điểm xây dựng

- Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông, có gần các nguồn cung cấp, nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đâu tư như thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.

- Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên liệu, tiêu thụ.

(2) Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm thị trường tiêu thụ…hay không.

- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường. - Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.

- Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không.

(3) Thẩm định công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, máy móc

- Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của khu vực và thế giới.

- Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.

- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.

- Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.

- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không.

- Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý và an toàn hay không. - Việc giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án hay không.

- Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không.

Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực này, và trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo ngân hàng thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể.

(4) Quy mô, giải pháp xây dựng

- Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.

- Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.

- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.

- Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước.

(5) Thẩm định tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy

- Đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp phải có hay chưa.

- Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành xem dự án có phải lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy hay không.

C-Thẩm định khả năng thực hiện dự án

(1) Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành, làm chủ công nghệ, thiết bị mới của dự án.

- Xem xét năng lực, uy tín của các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị công nghệ…

- Khả năng ứng xử của khách hàng như thế nào khi thị trường dự kiến bị mất.

- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.

(2) Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần MB (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w