- Đối với các rủi ro khác: cần phải xác định rõ các rủi ro đặc thù khác có thể xảy ra tùy theo từng dự án cụ thể.
B/ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.3.2.3. Thời gian thẩm định chậm so với quy định
Thời gian thẩm định không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân khách hàng (do ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án của họ) mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và cán bộ thẩm định. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, thời gian thẩm định nhanh cũng chính là mục tiêu hướng tới của bất cứ NHTM nào.
Theo quy định hiện nay của Ngân hàng TMCP Quân Đội, thời gian thẩm định dự án (tính từ thời điểm nhận đủ hồ sơ của khách hàng đến khi có thông báo phê duyệt cho vay hay từ chối) tối đa là 11 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian
thẩm định thường bị kéo dài gấp rưỡi thậm chí gấp đôi, ba lần theo quy định do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thời gian thẩm định cho vay đối với dự án "Duy trì năng lực khai thác hầm lò Đá Bạc…" là 20 ngày làm việc. Thời gian trễ nằm ở tất cả các khâu chính của quá trình thẩm định, bao gồm: thẩm định tại Chi nhánh, tái thẩm định tại Hội sở, họp hội đồng tín dụng hội sở. Đây là một chỉ tiêu định lượng đánh giá công tác thẩm định dựa án nhưng nó ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng như sự thỏa mãn của khách hàng.
Hạn chế luôn là mặt tồn tại của mọi đối tượng, vấn đề là khi phân tích đánh giá công tác thẩm định dự án cần phải khách quan nhìn nhận những hạn chế để tìm ra nguyên nhân trên cơ sở đó đề ra giải pháp khắc phục hạn chế cụ thể. Có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chính:
+ Nguyên nhân chủ quan. + Nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan:
Một là do năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định chưa cao: Đội ngũ cán bộ còn có những hạn chế nhất định về trình độ, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thẩm định. Một số chuyên viên còn lúng túng khi thực hiện theo quy trình các bước tác nghiệp thẩm định. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm, chưa được cọ sát thực tế nhiều nên trong một số trường hợp, nội dung thẩm định còn cứng nhắc, mang nặng tính lý thuyết, chưa thuyết phục được các cấp phê duyệt và khách hàng. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ thẩm định dự án nói riêng mặc dù đã có sự quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cả về số lượng các khóa đào tạo, nội dung và phương pháp đào tạo.
Hai là do thông tin thẩm định vừa thiếu vừa không đảm bảo chất lượng: Thông tin phục vụ công tác thẩm định không đầy đủ, nguồn thông tin số liệu chủ
yếu do khách hàng cung cấp và không thẩm định tính xác thực của thông tin. Đây là nguyên nhân trọng yếu làm giảm vai trò của công tác thẩm định tín dụng.
Ba là do tổ chức bộ máy thẩm định chưa khoa học: Bộ máy thẩm định được tổ chức thành hai cấp chi nhánh và hội sở dẫn đến sự phối hợp không nhịp nhàng, không phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của các đối tượng tham gia thẩm định. Hơn nữa, mô hình thẩm định hai cấp (tái thẩm định) cũng làm cho quá trình thẩm định tiêu tốn nhiều thời gian hơn. Đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến tâm lý ý lại, đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận và cá nhân tham gia vào quá trình thẩm định.
Bốn là do áp dụng phương pháp thẩm định sai: Trong đó, việc áp dụng các phương pháp thẩm định tài chính dự án như NPV, IRR, PP…nhiều khi còn chưa được sử dụng theo đúng nghĩa của nó. Vấn đề xác định dòng tiền, tỷ suất chiết khấu trong một vài trường hợp không đứng trên quan điểm tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng) mà đứng trên quan điểm chủ sở hữu. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm định về hiệu quả tài chính dự án.
Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn: Phần lớn các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay là doanh ngiệp có quy mô nhỏ và vừa, không ít doanh nghiệp còn hoạt động mang tính chộp giật, thiếu định hướng phát triển dài hạn. Do vậy, công tác lập và thẩm định dự án của bản thân chủ đầu tư không được coi trọng đúng mức, đặc biệt là thẩm định phương diện phi tài chính của dự án. Ngoài sự yếu kém về khả năng lập, thẩm định dự án còn có những trường hợp doanh nghiệp lập hồ sơ dự án để rút vốn, lừa đảo ngân hàng…
Một số nguyên nhân khách quan khác:
- Việc tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại doanh nghiệp chưa có cơ quan nhà nước chuyên trách thực hiện (như tại Pháp), hoặc do các tổ chức có uy tín thực hiện (như tại Mỹ). Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa có khung định hướng chung về tiêu chuẩn và phương pháp phân loại doanh nghiệp. Dẫn đến tình trạng
cùng một doanh nghiệp nhưng có kết quả xếp hạng tín dụng khác nhau tuỳ theo tiêu chuẩn xếp hạng của mỗi ngân hàng.
- Chưa có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của NHTM nói riêng. Do công tác thẩm định không nhằm hướng tới những tiêu chuẩn định sẵn nên cũng là một nguyên nhân hạn chế hiệu quả của công tác phức tạp này.
- Hiệu lực pháp lý của các luật kế toán, thống kê, thuế, quản lý thuế…chưa thực sự cao, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Chưa kể việc áp dụng luật tại các địa phương khác nhau còn có sự khác biệt, vẫn có tình trạng "phép vua thua lệ làng". Đây là nguyên nhân dẫn đến báo cáo tài chính, báo cáo thuế…không phản ánh đúng tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp nên chất lượng thông tin dữ liệu cung cấp cho quá trình thẩm định không đảm bảo.
- Các báo cáo chuyên ngành do Tổng cục thống kê và các bộ ngành, địa phương thực hiện hàng năm về nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội chưa đầy đủ về số lượng. Đồng thời, chất lượng báo cáo không cao và thiếu cập nhật do hệ thống thông tin còn lạc hậu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lập báo cáo hạn chế…Chẳng hạn, đối với ngành than, do tính chất độc quyền khai thác, chế biến và cung ứng của TKV nên các thông tin số liệu thống kê tương đối đầy đủ và chính xác. Mặc dù vậy, cần phải lưu ý rằng, đó chỉ là số liệu thống kê về sản lượng than khai thác hợp pháp, còn một lượng lớn than khai thác và xuất khẩu qua biên giới một cách bất hợp pháp không thể thống kê được. Tất nhiên, lượng than khai thác trái phép cũng sẽ tác động trực tiếp đến tổng sản lượng than, trữ lượng than còn lại cũng như giá than tại từng thời điểm.
- Hệ thống các cơ quan, công ty tư vấn về thẩm định dự án còn ít và phần lớn chưa đủ tầm để ngân hàng thuê thẩm định một số khía cạnh đặc thù của dự án. Do vậy, khi thẩm định về phương diện kỹ thuật ngân hàng là người thụ động, chủ yếu dựa vào uy tín năng lực của chủ đầu tư và chỉ nắm được những thông số cơ bản như
sản lượng sản xuất, chất lượng máy móc thiết bị một cách sơ lược nhất. Việc đánh giá đôi khi còn cảm tính nhất là về phương diện kỹ thuật, công nghệ của dự án. Những hạn chế về khả năng thẩm định khía cạnh công nghệ kỹ thuật của dự án "Duy trì năng lực khai thác hầm lò Đá Bạc…" như đã nêu trong phần đánh giá nội dung và phương pháp thẩm định đã minh chứng cho luận điểm này. Việc phân tích đánh giá vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ thẩm định trong khi họ không phải là những chuyên gia kỹ thuật.
CHƯƠNG 3