Phương pháp thẩm định không phù hợp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần MB (Trang 76 - 78)

- Đối với các rủi ro khác: cần phải xác định rõ các rủi ro đặc thù khác có thể xảy ra tùy theo từng dự án cụ thể.

B/ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.3.2.2. Phương pháp thẩm định không phù hợp

Việc đánh giá độ nhạy của dự án chưa được quan tâm đúng mức nên quá trình đánh giá hiệu quả tài chính dự án mới chỉ xem xét ở trạng thái tĩnh. Không mở rộng xem xét những biến đổi của các thông số đầu vào có thể ánh hưởng đến hiệu quả tài chính dự án như: giá bán, chi phí, lãi suất chiết khấu, lạm phát giá cả, cơ cấu vốn đầu tư…. Chính vì vậy, chưa chỉ ra được những nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính dự án để có biện pháp hạn chế các rủi ro. Đối với dự án này, cán bộ thẩm định đã không phân tích độ nhạy của dự án. Họ cho rằng giá bán than thành phẩm có xu hướng ngày càng tăng nên việc phân tích độ nhạy là không cần thiết vì gần như chắc chắn các biến động giảm về giá bán khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây là cách hiểu chưa đầy đủ về sự tác động khác nhau (tổng hợp hoặc riêng lẻ) của nhiều yếu tố đến hiệu quả tài chính dự án. Chẳng hạn, chi phí khai thác có thể tăng lên mạnh mẽ do tăng chi phí nhân công, chi phí thiết bị, vật tư tăng lên cùng với lạm phát chung của nền kinh tế, đặc biệt là khi khai thác ở độ sâu dưới -350 m sẽ tốn kém thêm nhiều chi phí trong khi sản lượng đầu ra có xu hướng giảm…

Một trong những chỉ tiêu rất khó thẩm định là doanh thu và chi phí phát sinh dự kiến hàng năm. Ngân hàng chủ yếu dựa vào số liệu trên hồ sơ dự án của khách hàng, chưa chủ động tích cực trong việc tìm kiếm so sánh với các dự án cùng loại, các báo cáo ngành thị trường của các tổ chức có uy tín. Trong một số dự án, do các thông số đầu vào chưa được tìm hiểu thực tế và thẩm định kỹ lưỡng nên việc tính toán đôi khi còn mang tính hình thức. Trong trường hợp dự án đang xem xét, do tính đặc thù của ngành khai thác chế biến than là độc quyền nhà nước nên giá cả không do cung cầu thị trường quyết định mà chịu sự chi phối và điều tiết của Chính phủ. Đồng thời, việc điều tiết chủ yếu dựa vào việc cân đối giữa giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô nhưng vẫn đảm bảo hoạt động ổn định của ngành than. Tuy nhiên, với trường hợp cụ thể này, ngân hàng cần xem xét đánh giá chi phí khai thác hàng năm trong mối quan hệ so sánh với các dự án có cùng quy mô và mức độ phức tạp về thổ nhưỡng do các đơn vị thành viên trong nội bộ TKV đã và đang thực hiện. Ngân hàng không nên bị động

trong việc xác nhận số liệu của dự án do đơn vị tư vấn chuyên ngành lập, bởi vì bản thân đơn vị tư vấn cũng là thành viên của Tập đoàn này nên khó đảm bảo tính khách quan trong quá trình lập và đánh giá dự án.

Việc phân loại dự án theo tính chất và nội dung đầu tư không được coi trọng đúng mức dẫn đến lúng túng trong quá trình thẩm định. Chính vì vậy, khi thẩm định tài chính dự án "Duy trì năng lực khai thác hầm lò Đá Bạc…", ban đầu cán bộ thẩm định không tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án cơ bản như NPV, IRR…vì cho rằng, đây là dự án mang tính chất "duy trì năng lực khai thác", nghĩa là không nhằm nâng cao công suất và sản lượng than hàng năm nên không tính được hiệu quả dự án một cách độc lập. Tuy nhiên, thực chất việc đầu tư lần này là để mở rộng diện khai thác nhằm duy trì năng lực khai thác của hầm lò Đá Bạc, xí nhiệp Than Khe Tam và toàn Công ty TNHH MTV Than Hạ Long. Nếu không thực hiện dự án lần này, chắc chắn sản lượng khai thác của hầm lò Đá Bạc sẽ bị sụt giảm do diện khai thác hiện có đã bị thu hẹp và có độ sâu lớn hơn. Như vậy, về mặt bản chất có thể coi đây là một dự án độc lập tham gia vào sản lượng chung của hầm lò Đá Bạc, việc xác định công suất và sản lượng khai thác bù đắp phần sụt giảm dự kiến (~80.000 tấn/năm) để duy trì tổng công suất chung của hầm lò sẽ là đầu ra của dự án. Đầu vào của dự án là các chi phí đầu tư ban đầu và chi phí khai thác vận hành dự án phát sinh hàng năm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần MB (Trang 76 - 78)