III.4 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis (Trang 91)

100 000 1 89 000 162 000 62 000 2Cải tạo vườn cũ50 00020 12 000 240 000 190

III.4 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH

BƯỞI PHÚC TRẠCH

III.4.1. Giải pháp khôi phục

Hiện nay các vườn bưởi Phúc Trạch đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái tàn lụi, do vậy phải khôi phục các vườn bưởi theo một số giải pháp đề xuất như sau:

- Phân loại vườn bưởi hiện có để xác định vườn nào cần cải tạo nâng cấp, vườn nào cần phá bỏ để luân canh trồng cây ngắn ngày một thời gian sau đó nếu có điều kiện thì trồng bưởi trở lại.

- Khẩn trương quy hoạch lại vùng bưởi theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững trên cơ sở không ngừng nâng cao độ phì của đất. Quán triệt quan điểm đó để xác định chỉ giới địa lý vùng thâm canh bưởi Phúc Trạch

hàng hóa tập trung.

Quán triệt quan điểm đó để xác định chỉ giới địa lý vùng thâm canh bưởi Phúc Trạch hàng hóa tập trung.

- Đối với từng vườn bưởi: Quy hoạch và thiết kế trồng hợp lí, vườn trồng bưởi hợp lý: Bưởi ưa ánh sáng nhẹ nên cần trồng xen một số loại cây che bóng theo tỷ lệ và mật độ hợp lý. Đào mương thoát nước cho bưởi, chặt bỏ bớt cây già, cây còi cọc năng suất thấp để lại mật độ cây thích hợp. Bổ sung dinh dưỡng cho cây bưởi bằng cách tăng cường bún thờm phân hữu cơ, nếu có điều kiện thì thay một phần đất mới cho vườn bưởi, tủ gốc và tưới nước đủ ẩm cho cây.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp kĩ thuật: Khẩn trương phòng trừ kịp thời và có hiệu quả sâu bệnh hại trong vườn bưởi, đặc biệt là các đối tượng gây hại nặng như sâu đục thân, đục cành…Bún phõn đỳng quy trình kĩ thuật, đúng liều lượng và phương pháp bón, thời kỡ bún cho bưởi. Tỉa cành tạo tán và tác động các biện pháp canh tác theo sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật.

III.4.2. Giải pháp phát triển

III.4.2.1. Giải pháp về công nghệ

Thực hiện các đề tài nghiên cứu, xác định được giới hạn của các yếu tố khí tượng thủy văn dẫn tới bưởi rụng quả hàng loạt trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp khắc phục hiệu quả lấy lại niềm tin cho người trồng. Xây dựng mô hình bưởi theo quan điểm “sinh thái và phát triển bền vững” với các nội dung:

- Cây trồng xen che bóng thân thiện với bưởi gồm những cây nào?tỷ lệ xen là bao nhiêu ?

- Các loại đất thích hợp cho trồng bưởi. - Phân bón và cách bón phân

- Mật độ trồng phù hợp

- Phương pháp tỉa cành, tạo tán cho bưởi..

III.4.2.2. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

Quy hoạch giao thông, thủy lợi trên cơ sở chỉ dẫn địa lý vùng bưởi, quy hoạch hệ thống giao thông giúp vận chuyển vật tư, sản phẩm…được thuận lợi. Quy hoạch và xây dựng hệ thống tưới, tiờu vựng bưởi nhằm đáp ứng yêu cầu thâm canh tăng năng suất.

III.4.2.3. Giải pháp về giống

Tiếp tục đầu tư nâng cấp trại giống bưởi Phúc Trạch vừa làm nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen vừa sản xuất giống bưởi chất lượng cao, sạch bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu trồng mới mở rộng diện tích. Số lượng cây “đầu dũng” đưa vào bảo tồn quỹ gen không cần nhiều nhưng phải được quản lý chặt chẽ, cẩn trọng và được theo dõi, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Thường xuyên và định kỳ kiểm tra tình hình sâu bệnh đặc biệt là các bệnh nguy hiểm để tránh lây lan bệnh qua giống.

III.4.2.4. Giải pháp nhân lực cho vùng bưởi.

Để đáp ứng nguồn lực phục vụ nhu cầu phát triển vùng bưởi phải có một đội ngũ cán bộ kĩ thuật giỏi, chuyờn sõu về cây ăn quả, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. Trong thực tế không thể đáp ứng ngay mà cần có thời

gian. Trước mắt đề nghị Sở nông nghiệp tăng cường một số cán bộ kỹ thuật cho huyện, đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn mỗi xã 2 – 3 cán bộ có đủ năng lực để thực hiện các nội dung trên. Về lâu dài, huyện Hương Khê đảm nhận hoặc huyện giao cho doanh nghiệp kinh doanh bưởi Phúc Trạch đảm nhiệm việc gửi đi đào tạo lực lượng cán bộ kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao phục vụ lâu dài cho nhu cầu phát triển vùng bưởi.

III.4.2.5. Giải pháp về tổ chức sản xuất

Mời gọi các doanh nghiệp có đủ năng lực kinh doanh sản phẩm bưởi Phúc Trạch. Doanh nghiệp đẩu tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng và chăm súc…) giỳp cỏc xó mở rộng diện tích trồng mới; đầu ra bao gồm tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất với quan điểm đôi bên cùng có lợi, cùng phát triển.

Thành lập “hội những người trồng bưởi” ở cấp huyện và cỏc xó có đủ điều kiện với mục tiêu là tiếp nhận các tiến bộ kĩ thuật về thâm canh bưởi, hỗ trợ giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ…

III.4.2.6. Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm

Bảo vệ thương hiệu sản phẩm là đảm bảo chất lượng, mẫu mã của bưởi Phúc Trạch ổn định, làm tốt khâu quản lý sản xuất, thu mua và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các giải pháp về công nghệ chọn tạo giống bưởi đảm bảo chất lượng, ít hạt mẫu mã đồng đều nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và tiêu chuẩn xuất khẩu.

III.4.2.7. Giải pháp về vốn

Vốn đầu tư trồng mới 1ha bưởi khoảng trên dưới 40 triệu đồng. Nếu tính đầu tư thêm một số công trình hạ tầng cơ sở như giao thông, thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng bưởi, cần có kinh phí ước tính trên 100 triệu đồng, vốn đầu tư cải tạo khoảng 30 triệu đồng/ha. Để đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 toàn huyện có 2000 ha sản xuất bưởi hàng hóa ổn định, bền vững, nhu cầu kinh phí cần khoảng trên 140 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí

lớn đối với một huyện miền núi như Hương Khê. Vì vậy cần phải huy động và lồng ghép vốn từ nhiều nguồn khác nhau:

- Vốn ngân sách

- Vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước - Vốn đầu tư của doanh nghiệp

- Vốn tự có của người dân - Các nguồn vốn khác

III.4.2.8. Chính sách đầu tư phát triển vùng bưởi

Trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng bưởi, đồng thời xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ đi kèm gồm: chính sách ưu tiên về đất đai, huy động vốn, đào tạo nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ. Đáp ứng được các yêu cầu trên chắc chắn vùng bưởi sẽ được hồi sinh và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis (Trang 91)