PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis (Trang 96 - 98)

100 000 1 89 000 162 000 62 000 2Cải tạo vườn cũ50 00020 12 000 240 000 190

PHẦN KẾT LUẬN

ALES là hệ thống đỏnh giá đất đai tự động được kế thừa và phát triển từ phương pháp đánh giá đất đai của FAO. ALES đã khắc phục được những hạn chế của phương pháp đánh giá đất đai của FAO, có thể áp dụng với mọi quy mô lónh thổ hay loại hình sử dụng đất với điều kiện người thực hiện đánh giá phải xõy dựng mô hình đánh giá và cơ sở dữ liệu cho mỗi trường hợp cụ thể. Hơn nữa, cõy quyết định của ALES cung cấp khả năng đánh giá linh hoạt hơn so với việc xõy dựng các bảng thích nghi.

Hiện nay, GIS ngày càng được sử dụng rộng rói trong nhiều lĩnh vực với những tính năng và tiện ích đa dạng của nó. Đó là một công cụ hữu hiệu trong quản lý hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. ALES không phải là GIS và bản thõn nó không thể biểu diễn dữ liệu không gian bằng bản đồ, trong khi đó, hệ thống thông tin địa lý lại là hệ thống lý tưởng trong phõn tích không gian và biểu thị các kết quả đánh giá thớch nghi bởi ALES dưới dạng dữ liệu. Do đó sự tớch hợp hệ thống đánh giá đất đai tự động (ALES) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) có thể cho ra các đặc trưng về cảnh quan khu vực nghiên cứu và đồng thời đảm bảo thực hiện đánh giá thích nghi sinh thái.

Hương Khê là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Hà Tĩnh có điều kiện tự nhiên tự nhiên khá phức tạp với nhiều loại địa hình khác nhau, có nhiều loại đất tồn tại trên lãnh thổ, có đặc điểm khí hậu khắc nghiệt tiêu biểu cho khí hậu vùng Bắc Trung Bộ, vì vậy việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cây trồng nói chung và đánh giá thích nghi sinh thái cây bưởi nói riêng sẽ có ý nghĩa lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Trên cơ sở phân tích mức độ thích nghi Trên cơ sở phân tích mức độ thích nghi sinh thái của cây bưởi Phúc Trạch trên đặc điểm về tự nhiên của huyện Hương Khê, tác giả đã lựa chọn được các chỉ tiêu để đưa vào đánh giá thớch nghi sinh thái cõy bưởi Phúc Trạch bao gồm: loại đất, đai cao địa hình,

độ dốc, nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm. Các yếu tố trên được xõy dựng bảng đánh giá chỉ tiêu riêng sau đó sử dụng mô hình tớch hợp ALES – GIS để đánh giá. Kết quả đánh giá thớch nghi sinh thái cõy bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện Hương Khê cho ta kết quả về các cấp thích nghi của cõy bưởi trên địa bàn bao gồm bốn cấp: rất thớch nghi, thớch nghi trung bình, ít thớch nghi, và không thớch nghi trong đó cấp rất thớch nghi chiếm diện tớch lớn nhất.

Trên cơ sở đánh giá cho thấy Hương Khê rất thớch hợp cho việc trồng bưởi Phúc Trạch, có tiềm năng mở rộng diện tớch lớn, có thể quy hoạch được các vùng chuyên canh quy mô lớn và tập trung theo hướng sản xuất hàng húa.

Từ các cơ sở định hướng quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2020 của huyện, đề tài đã đưa ra được các vùng thớch hợp nhất cho việc trồng bưởi Phúc Trạch, những định hướng đó dựa trên cơ sở tổng hợp đánh giá thớch nghi sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh tế của huyện Hương Khê nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis (Trang 96 - 98)