Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis (Trang 33)

22 Hương Trạch 12 78 26

I.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

I.1.2.2.1. Khái quát chung

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hương Khê, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt năm 2010 đạt 8,37%, trong đó nền kinh tế mũi nhọn của huyện vẫn là nông lâm ngư nghiệp. Bên cạnh kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đang từng bước tăng trưởng khá.

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2000 tỷ trọng của ngành nông – lâm nghiệp là 74,5%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 15,5%, thương mại – dịch vụ là 10,0%. Đến năm 2010 có sự chuyển dịch rõ nét, với các con số tương ứng là: 51,3%, 35,6%, 13,1%. Như vậy, trong cơ cấu kinh tế thì nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh ở cỏc xó Hương Trạch, Phúc Trạch, Phú Phong, Phúc Đồng đặc biệt là tại thị trấn Hương Khê.

51,3%13,1% 13,1%

I.1.2.2.2. Nông lâm ngư nghiệp

Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 16.267 tấn, năng suất bình quân đạt 32 tạ/ha. Chất lượng sản phẩm cây trồng ngày một tăng do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Tổng đàn bò của toàn huyện năm 2000 có 28.626 con thì đến năm 2010 có 32.956 con. Đàn trâu cũng tăng nhanh từ 15425 con (2000) lên đến 17531 con (2010). Đàn lợn năm 2000 có 31365 con thì đến năm 2010 đạt 35860 con. Chăn nuôi gia cầm trong huyện cũng được chú trọng phát triển. Ngoài ra nuôi trồng thủy sản cá lồng phát triển khá, sản lượng đạt 325 tấn. Chăn nuôi phát triển mạnh là nhờ vào công tác thú y trong huyện được quan tâm đúng mức không để dịch bệnh xảy ra.

Hằng năm do triển khai trồng rừng tập trung hàng nghìn ha, trong đó việc trồng rừng nguyên liệu đạt 673 ha, nâng độ che phủ của toàn huyện đạt 52%. Cùng với phong trào cải tạo vườn tạp, trồng vườn có hiệu quả cao như trồng cây cam, bưởi Phúc Trạch hay cõy Dó trầm. Diện tích cây ăn quả trong vườn tạp là 2342 ha, trong đó diện tích cây bưởi Phúc Trạch chiếm gần một nửa và mang lại hơn 60 tỷ đồng thu nhập cho người dân. Công tác phòng chống cháy rừng được triển khai có hiệu quả nên không có cháy rừng lớn xảy ra.

Trong những năm qua, mô hình phát triển kinh tế nông – lõm đó đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và đi lên làm giàu từ các mô hình nông – lâm – ngư kết hợp.

I.1.2.2.3. Công nghiệp – xây dựng

Khu vực công nghiệp –xõy dựng trong những năm qua đã phát triển nhanh chóng và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP của huyện. Tập trung công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng đảm bảo triển khai thực hiện các dự án: Xõy dựng nhà máy gạch Tuy nen, giải phóng mặt bằng đường Quốc lộ 15A. Bên cạnh đó, ở

Hương Khờ đó cú cỏc xưởng sửa chữa cơ khí, sản xuất, chế biến gỗ khai thác vật liệu xây dựng cùng với hệ thống các cửa hang thương mại dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân các mô hình liên doanh liên kết, các hợp tác xã dần dần thay đổi theo cơ chế hoạt động của thị trường nờn đó đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

I.1.2.2.4. Dịch vụ

Năm 2010 tổng giá trị ngành dịch vụ đạt 151.265 triệu đồng và vượt mức kế hoạch đề ra (đạt 102,2% kế hoạch). Trong vùng có một số cơ sở thương mại lớn như thị trấn Hương Khê và 15 chợ trung tâm xã, ngoài ra còn có nhiều cơ sở thương mại nhỏ lẻ khác. Toàn vựng cú một hệ thống mạng lưới thương mại đến các trung tâm huyện, trung tâm thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã.

Về du lịch: Với các điểm tham quan du lịch, giải trí cùng với nhiều loại hình phục vụ khác nhau như quần thể du lịch Rào Rồng, Thác Vũ Môn, di tích thành Hàm Nghi (Hương Khê)... là tiềm năng lớn trong phát triển du lịch của vùng. Do những yếu tố như cơ sở hạ tầng thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn, xa các trung tâm công nghiệp và các thành phố lớn nên ở đây vẫn chưa khai thác hiệu quả ưu thế du lịch, số khách du lịch đến tham quan cũn ớt, chủ yếu là khách du lịch nội vùng.

I.1.2.2.5. Chất lượng cuộc sống của nhân dân

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Số hộ có máy thu hình, thu thanh, số hộ được sử dụng nước sạch và sử dụng điện lưới quốc gia ngày một tăng, 100% cỏc xó, thị trấn có quy ước nếp sống mới. Nếp sống gia đình văn hóa mới, làng văn hóa được phát động rộng khắp trong toàn huyện. Các hủ tục về ma chay, cưới xin cũng như các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi và bài trừ. Song nếu so với mặt bằng chung của tỉnh thu nhập và mức sống bình quân của huyện còn ở mức thấp. Số hộ giàu, khỏ cũn ớt và tập trung ở thị trấn, vựng phía Nam của huyện.

Hệ thống trường mầm non, tiểu học và trung học được phân bố trên khắp địa bàn huyện. Nhiều nơi đã mở thêm điểm trường, lớp học đến tận thôn bản để thu hút học sinh ở lứa tuổi đến trường.

Giáo dục mầm non: Có 26 trường và 221 nhóm lớp học, trong đó mẫu giáo có 164 lớp/4574 cháu đạt 87,50% số trẻ trong độ tuổi đến trường.

Giáo dục bậc tiểu học: Đã thực hiện chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Bậc tiểu học có 39/43 hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Giáo dục trung học cơ sở: Có 22 trường với 376 lớp học và 12.192 học sinh, 606 giáo viên.

Trung học phổ thông: Có 4 trường THPT phân bố theo các khu vực, số lớp học có 107 lớp với 5868 học sinh và 202 giáo viên. Trong năm 2005 huyện đã đầu tư xây dựng trường THPT bỏn cụng với 12 phòng học cú trờn 400 học sinh.

Dạy nghề: Để nâng cao trình độ lao động, huyện đó cú trường dạy nghề với các ngành nghề đào tạo chính là chế biến nông – lâm sản, cơ khí, lái xe…

Công tác giáo dục đào tạo cần được đầu tư hơn nữa về các trang thiết bị giảng dạy, cơ sở vật chất cũng như chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.

b. Y tế

Có trung tâm y tế, 03 phòng khám đa khoa khu vực và 22 trạm y tế cơ sở với tổng số giường bệnh là 186 giường, đội ngũ cán ngành y tế có 281 người. Trạm y tế cơ sở có 12/22 đạt tiêu chuẩn quốc gia; các trạm y tế được quan tâm đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao.

c. Văn hóa

Phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ được quan tâm, tạo điều kiện phát triển ở mọi cấp, mọi ngành đặc biệt là phong trào của quần chúng ở các cơ quan, đơn vị và thôn bản. Hiện nay có 100% số xã, phường thị trấn có đội

văn nghệ quần chúng. Các phong trào xây dựng làng (thôn, bản) văn hóa, đời sống văn hóa mới trong khu dân cư được nhân dân tham gia. Năm 2005 có 17.760 gia đình văn hóa (đạt 70% chỉ tiêu), có 115 làng và 20 cơ quan văn hóa, có 70% xã có nhà bia tưởng niệm, 70% xúm đó xây dựng được hội quán.

Các cơ sở văn hóa như nhà văn hóa trung tâm huyện, nhà văn hóa trung tâm xã, nhà văn hóa trung tâm thôn bản, điểm bưu điện văn hóa ở tất cả cỏc xó, thị trấn đang phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân.

Trung tâm thể dục thể thao và sân vận động đã được xây dựng ở thị trấn Hương Khê, một số sân thể thao trung tâm cụm xó đó được hình thành trên địa bàn của huyện. Cỏc xó, thị trấn và nhiều thôn xóm đó cú sân chơi thể thao. Đã duy trì và phỏt cỏc đội thể thao cơ sở và thu hút đông đảo quần chúng thường xuyên tham gia.

Đến năm 2005 đó cú 100% số xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia. Để đảm bảo nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt, tính đang đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Hố Hô và các tuyến đường xây phù trợ chuẩn bị phát điện trong thời gian tới.

Nhu cầu phát thanh, truyền hình được nâng cao, có 90% dân số được phủ sóng phát thanh và 75% được phủ sóng truyền hình. Hệ thống bưu chính xó đó được củng cố, số dân có điện thoại đạt 3,52 máy/100 dõn vì vậy mọi thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt và kịp thời.

Công tác an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trong những năm qua đã thực hiện tốt. Huyện đã phối hợp các lực lượng, giải quyết có hiệu quả nhiều vụ việc, không để xảy ra đột biến xấu, đảm bảo giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

I.1.2.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực xã hội

a. Giao thông

Trong những năm qua, cùng với nguồn vốn từ chương trình 135/CP của Chính phủ và các nguồn vốn khác cùng với sự đóng góp của nhân dân, mạng lưới giao thông trên địa bàn càng phát triển phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu

hàng hóa trong vùng với các địa phương ngoài vựng. Cỏc tuyến đường giao thông lớn: Quốc lộ 8, đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 71, 15A, B, 25…là những huyết mạch nối giữa các huyện, cỏc vựng, cỏc tỉnh và các địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trên địa bàn huyện cú cỏc tuyến đường sau:

Giao thông đường sắt

Dường sắt Bắc Nam không chỉ là giao thông huyết mạch của cả nước mà còn còn là tuyến giao thông quan trọng, chạy qua địa bàn với chiều dài 48,75km và có 6 ga: ga Phúc Trạch (xã Phúc Trạch), La Khê (Hương Trạch), Thanh Luyện (Phương Điền), Phương Mỗ (Phương Mỹ), Chu Lễ (Hương Thủy) và ga trung tâm Hương Phố (thị trấn Hương Khê); Tuyến đường sắt do trung tâm quản lí, chất lượng chạy tàu tốt tuy nhiên nhiều đoạn nền đường hành lang an toàn giao thông còn nhỏ.

Giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện cú trờn 2500km, bao gồm Quốc lộ, Tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã và đường thôn bản. Mật độ giao thông chung đạt 0,71km/km2.

- Quốc lộ có hai tuyến là QL 1A và đường Hồ Chí Minh là hệ thống giao thông chính nối huyện với thành phố Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận. Tổng chiều dài hai tuyến này trên lãnh thổ huyện khoảng 93km, cấp đường từ III đến IV miền núi, khả năng lưu thông tốt.

- Đường huyện cú cỏc tuyến lớn là giao thông huyết mạch trên địa bàn huyện gồm có:

+ Đường huyện lộ 18 có chiều dài khoảng 70km chạy qua nhiều khu dân cư tập trung ở cỏc xó Hà Linh, Phúc Đồng, Hòa Hải, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Trà, Hương Xuân và Hương Đụ. Trờn nhiều đoạn bị chi phối bởi yếu tố địa hình cú nờn có nhiều dốc và bán kính cong nhỏ, ảnh hưởng lớn đến lưu thông của các phương tiện dân sinh.

+ Đường huyện lộ 25 có chiều dài khoảng 49km chạy qua cỏc xó phía Nam huyện Hương Lâm, Hương Liên, Hương Xuân, Hương Trà và Lộc Yên. Là con đường nối Đông và Tây huyện nên mức độ giao thông lớn, trong thời gian tới cần nâng cấp cải tạo để đáp ứng nhu cầu giao thông giữa hai vùng này.

+ Đường huyện lộ 16 có chiều dài toàn tuyến là 15km, chạy qua cỏc xó Hương Long, Hương Bình và Hòa Hải.

+ Đường 15A cũ có chiều dài toàn tuyến khoảng 12km có điểm đầu từ Quốc lộ 15A xã Hà Linh qua Hương Thủy, Gia Phố, gặp đường Hồ Chí Minh ở Hương Long. Đường 15A ít bị chi phối bởi địa hình, mặt đường đã được rải nhựa nhưng nói chung cũng đã xuống cấp.

Ngoài ra cũn cú 21 tuyến khác với tổng chiều dài khoảng 350km nối đến các trung tâm xã, mặt đường ô tô có thể đến được tất cả cỏc xó. Song nhiều tuyến mới chỉ đi được trong mùa khô, hệ thống công trình mặt đường cũn ớt và phần lớn là đường cấp phối. Gần đây, tại các vị trí thiết yếu của các công trình cầu, đập tràn, đường ngầm, cầu nhỏ… đã được xây dựng và tu sửa.

- Đường xó, thụn, bản

Đường xã thôn bản có tổng chiều dài 1964km, tuy nhiên nhiều tuyến đường còn nhỏ hẹp, chất lượng nền đường xấu. Đến nay có 120/279 thôn bản có đường ô tô vào được, đạt 43,10%. Để đảm bảo đi lại thông suốt trong mùa mưa thì cần phải xây dựng thêm khoảng 150 cầu, đập tràn và trên 12 000 cống thoát nước.

- Đường đô thị: Tại thị trấn Hương Khê, mạng lưới đường đô thị tương đối dày và đang được đẩy mạnh xây dựng nâng cấp theo quy hoạch, đất giao thông ở đây chiếm tới 17,18% diện tích đất đô thị.

- Bến bãi: Hiện nay các bến bãi đỗ xe trên địa bàn huyện hầu như chưa được quy hoạch, các phương tiện còn đậu đỗ tùy tiện, toàn huyện chỉ có 1 bến xe hành khách tại thị trấn nhưng có quy mô về diện tích còn nhỏ chưa đáp

ứng được nhu cầu sử dụng. Trong tương lai gần cần quy hoạch mới hệ thống bến bãi kể cả bến hàng hóa.

Giao thông đường thủy

- Sông Ngàn Sõu: Cú chiều dài khoảng 45km, đây là trục giao thông thủy chính của huyện cho các phương tiện giao thông dạng nhỏ hoạt động. cần hình thành các bến bãi cho tàu thuyền neo đậu.

- Sông Tiờm: Cú chiều dài khoảng 25km, tuyến này có độ dốc tương đối lớn vì vậy hạn chế lớn cho giao thông vận tải thủy.

- Sông Rào Nổ: Có chiều dài khoảng 15km

Nhìn chung, giao thông đường thủy chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu về vận tải của huyện và chủ yếu vào mùa mưa. Khai thác, vận tải hàng hóa bằng giao thông thủy chưa được đầu tư phát triển, kể cả việc cải tạo luồng và xây dựng bến bãi.

- Thủy lợi

Hầu hết các công trình đều đã được xây dựng từ khỏ lõu do vậy năng lực của các công trình cho đến nay đã bị giảm sút nhiều công trình chỉ còn đáp ứng được 45 – 50% so với năng lực thiết kế.

Theo thống kê mới nhất thỡ trờn địa bàn huyện có tổng số 56 công trình thủy lợi trong đó có số công trình hồ chứa có 47 công trình với năng lực tưới thực tế là 1757 ha/3691 ha (đạt 47,6%) và có 9 công trình với đập dâng tưới cho 983 ha đất canh tác trên tổng số 2046 ha đất theo thiết kế của các công trình (đạt 48% so với thiết kế). Đáng chú ý trong vùng có một số công trình bị xuống cấp nghiêm trọng do mưa bão.

- Trong những năm gần đây huyện đã quan tâm đầu tư nhiều vào thực hiện chương trình kiên cố hóa, xây dựng hoàn chỉnh và nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống các công trình thủy lợi. Đến nay có tổng số 835km kênh mương đã được đã được kiên cố hóa, năng lực tưới hàng năm chủ yếu cho diện tích gieo trồng lúa là chính. Mặt hạn chế lớn nhất hiện nay là mức độ đáp ứng cho cây màu và cây công nghiệp, cây ăn quả còn thấp.

Do địa hình của huyện phức tạp, chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn, đất ruộng phân tán không tập trung, rừng bị chặt phá khiến cho nguồn sinh thủy hàng năm không cao, thêm vào đó là các công trình thủy lợi bị xuống cấp không đảm nhận được công tác tiờu ỳng, thoỏt lũ, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.

I.1.2.2.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

a. Lợi thế

- Huyện Hương Khê có nhiều vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu thương mại kinh tế với các tỉnh, vùng, cả nước và thế giới. Các

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w