Đặc điểm sinh vật

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis (Trang 69 - 72)

22 Hương Trạch 12 78 26

I.1.5. Đặc điểm sinh vật

Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt năng mặt trời lớn, cân bằng bức xạ và cân bằng ẩm đều dương tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lớp phủ thực vật làm cho kiểu rừng nguyên sinh ở đây có đặc điểm nổi bật: nhiều tầng tán, phong phú về thành phần loài, tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh khối lớn, độ tái sinh quay vòng nhanh. Tuy nhiên hiện nay thảm

thực vật rừng ở đây đang bị tàn phá nặng nề do công tác quản lý bảo vệ rừng chưa chặt chẽ.

Đây là nguồn tài nguyên phong phú và thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Hương Khê

- Diện tích đất lâm nghiệp

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp là 93.077,86 ha, chiếm 72,8% diện tích đất tự nhiên, trong đó:

+ Đất rừng sản xuất: 41.653,86 ha, chiếm 32,59% diện tích tự nhiên + Đất rừng phòng hộ: 34.065,19 ha, chiếm 26,65 % diện tích tự nhiên + Đất rừng đặc dụng: 17.358,81 ha, chiếm 13,60% diện tích tự nhiên

Diện tích rừng lớn với nhiều loại gỗ, trong đó cú cỏc loại gỗ quý như: Pơmu, lim, gụ, tỏu… Trong những năm tới theo định hướng phát triển rừng của huyện Hương Khê nhằm vừa khai thác và bảo vệ tài nguyên đất đai theo hướng phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp đã được các tổ chức kinh tế cũng như nhân dân hưởng ứng.

- Hệ thực vật:

Hệ thực vật của Hương Khê phong phú với 760 loài thuộc 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao có mạch như thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ thỏp bỏt, dương xỉ, dây gắm, trong đó có 207 loài cây gỗ thuộc 60 họ (trong đó có 117 loài chiếm ưu thế trong các loại cây rừng), các loài dây leo thuộc 17 họ, trên 20 loài thực vật bậc cao thủy sinh thuộc các họ hòa thảo, cói, rong tóc tiên, rong mỏi chốo… Hệ thực vật của Hương Khê phong phú với 760 loài thuộc 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao có mạch như thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ tháp bát, dương xỉ, dây gắm, trong đó có 207 loài cây gỗ thuộc 60 họ (trong đó có 117 loài chiếm ưu thế trong các loại cây rừng), các loài dây leo thuộc 17 họ, trên 20 loài thực vật bậc cao thủy sinh thuộc các họ hòa thảo, cói, rong tóc tiên, rong mái chèo…

Theo danh mục sách đỏ Việt Nam, huyện Hương Khờ cú 18 loài thực vật quý hiếm như trầm hương, tuế đá vôi, hoàng đàn, mun, pơmu… Tuy nhiên nhiều loài trong số này đang có nguy cơ hủy diệt.

Vốn rừng và quỹ đất rừng của Hương Khê rất lớn, bên cạnh giá trị về kinh tế nó cũn có ý nghĩa phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ với Hương Khê mà còn đối với cả vùng, vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế cần đảm bảo diện tích rừng để duy trì phát triển rừng.

- Hệ động vật

Hệ động vật của huyện Hương Khờ cú 293 loài trong đó lớp thỳ cú 51 loài thuộc 19 họ; lớp chim có 175 loài thuộc 45 họ; lớp bò sát 5 loài thuộc 15 họ, lớp ếch nhái 17 loài thuộc 5 họ… và còn có nhiều động vật quý hiếm như sao la, hổ, bỏo, công , vượn, khỉ, hươ… cần được bảo vệ, cho nên phải ngăn cấm việc săn bắn các loài động vật hoang dã nhằm phục hồi được hệ sinh thái tự nhiên.

So với toàn quốc thì số loài động vật ở Hương Khê thuộc loại trung bình (chiếm 20,63%). Các loài động vật ở đây đều là những loài có mức độ thích nghi rộng, có mặt ở nhiều khu vực lãnh thổ trong nước. So với toàn quốc thì số loài động vật ở Hương Khê thuộc loại trung bình (chiếm 20,63%). Các loài động vật ở đây đều là những loài có mức độ thích nghi rộng, có mặt ở nhiều khu vực lãnh thổ trong nước.

Những loài thú lớn có phạm vi hoạt động rộng như gấu ngựa, beo lửa, hổ Diễn, báo gấm, báo hoa mai, vượn đen, vooc múi hếch,… thường sống ở các khu xa dân cư. Các loài khỉ, nai, hoẵng …thường hoạt động ở những khu rừng gần điểm khu dân cư. Trong số 293 loài động vật thì có nhiều loài đã bị diệt chủng và có 39 loài quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng, trong đó lớp thỳ cú 18 loài, lớp chim có 8 loài, lớp bò sát 12 loài và lớp ếch nhái 1 loài.Những loài thú lớn có phạm vi hoạt động rộng như gấu ngựa, beo lửa, hổ Diễn, báo gấm, báo hoa mai, vượn đen, vooc múi hếch,… thường sống ở các khu xa dân cư. Các loài khỉ, nai, hoẵng …thường hoạt động ở những khu rừng gần điểm khu dân cư. Trong số 293 loài động vật thì có nhiều loài đã bị diệt chủng và

có 39 loài quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng, trong đó lớp thú có 18 loài, lớp chim có 8 loài, lớp bò sát 12 loài và lớp ếch nhái 1 loài.

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis (Trang 69 - 72)