22 Hương Trạch 12 78 26
II.2 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH
II.2.1. Nguồn gốc và đặc tính sinh học của cây bưởi Phúc Trạch
Cây bưởi Phúc Trạch là giống đặc sản của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Phúc Trạch là tên làng nơi được cho là trồng được loại bưởi này ngon nhất. Giống bưởi Phúc Trạch là giống bưởi chọn lọc của tự nhiên qua bao nhiêu thế hệ. Với hơn 100 năm tuổi, giống bưởi Phúc Trạch chỉ cho những trái ngon đúng chuẩn bưởi Phúc Trạch trên một dải thuộc bốn xã liền kề đó là: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô và Lộc Yên.
Năm 1938, bưởi Phúc Trạch đã được thưởng mề đay trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương.
Năm 2002, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận bưởi Phúc Trạch là một trong bảy loại cây ăn quả quý hiếm không được xuất khẩu giống.
Năm 2004, Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch.
Năm 2006, Bưởi Phúc Trạch là một trong ít những loại quả được vinh dự đưa đến hội nghị APEC tổ chức ở thủ đô Hà Nội.
Bưởi Phúc Trạch có hình cầu tròn, bề ngang và chiều cao gần bằng nhau, cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm, vỏ không trơn khụng rỏp, màu sắc vỏ quả xanh vàng,màu sắc thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, khối lượng quả đạt từ 1-1,5 kg, số múi 14-16 mỳi/quả, tỉ lệ ăn được từ 48,1-54,1, số hạt bỡnh quân trong quả 50-70 hạt/quả, có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị ngọt hơi thanh chua, ngọt hậu. Mùa bưởi Phúc Trạch là vào tháng 8 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Bưởi Phúc Trạch sống lâu năm, vài năm đầu cây cho quả tương đối thấp, nhưng từ năm thứ 6 trở đi lượng quả thu được khá ổn định: 90-120 quả. Quả sai nhất là khi cây ở độ tuổi 11-15. Cây bưởi già trên 20 năm vẫn "giữ phong độ" năng suất quả cao, thậm chí cú cõy trờn 60 năm tuổi vẫn bói 50-
150 quả. Cây bưởi càng già quả càng ngon, ngọt đậm. Nếu tính thời gian sống và "trình độ" cho quả lâu năm thì bưởi Phúc Trạch bỏ xa các loại cây ăn quả cú mỳi khỏc như chanh, cam, quýt...Khụng chỉ có giá trị ở độ ngon ngọt, bưởi Phúc Trạch còn được chuộng vì rất dễ bảo quản. Quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị giập nát. Bưởi tươi ngon rất lâu mà không cần bất kỳ loại hóa chất bảo quản nào. Ở Hương Khê, một số gia đình chỉ cần vùi bưởi vào cát ẩm hoặc bôi vôi vào cuống rồi để ở nơi thoáng mát là có thể giữ được bưởi một thời gian khá dài. Vỏ quả có thể hơi khô héo đi, nhưng chất lượng múi bên trong không hề suy giảm.
II.2.2. Đặc điểm sinh thái cây bưởi Phúc Trạch
II.2.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Bưởi là cây trồng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng, ẩm (Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin,…) nờn cú phạm vi thích ứng rộng đối với nhiệt độ. Hầu hết các giống có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 12 – 390C.
Nói chung, ở những vựng cú cú nhiệt độ mùa hè không quá nóng, mùa đông không quá lạnh, nhiệt độ bình quân của năm lớn hơn 150C, có tổng nhiệt độ hằng năm từ 2500 đến 35000C đều có thể trồng được cây bưởi. Xét về yêu cầu nhiệt độ có thể thấy cây bưởi phát triển được tốt ở nhiều vùng sinh thái ở nước ta.
II.2.2.2. Yêu cầu về nước và chế độ ẩm
Cây bưởi là loại cây ẩm, chịu hạn kộm. Cỏc thời kỡ cõy cần nhiều nước là thời kì nẩy lộc, phân hóa mầm hoa, ra hoa và phát triển. Bởi vậy, việc đáp ứng nhu cầu về nước cho cây vào các thời kì này sẽ đảm bảo cho việc nâng cao năng suất và phẩm chất quả.
Tuy cần nhiều nước nhưng cây bưởi cũng là loại cây sợ úng. Đất trồng thấp bị úng ngập trong mùa mưa làm cho đất thiếu ụxi, sinh trưởng và hoạt động của bộ rễ kém, dễ bị thối, làm cho hoa quả rụng.
Chế độ ẩm cũng là yếu tố rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây bưởi:
- Độ ẩm phù hợp 60 – 65% độ ẩm bão hòa đồng ruộng.
- Độ ẩm không khí thích hợp là 75 – 80%. Tuy nhiên ở thời kì hoa nở, nếu độ ẩm không khí 70 – 75 % sẽ tỉ lệ đậu quả, ở thời kì quả phát triển nếu độ ẩm cao hơn một chút quả sẽ phát triển nhanh, phẩm chất quả tốt, màu sắc quả đẹp. Nếu nhiệt độ không khí cao, độ ẩm không khí quá lớn sẽ gây ra hiện tượng rụng quả, nứt quả. Cỏc vựng cú lượng mưa trung bình năm trên dưới 2000mm/năm đều thích hợp trồng bưởi. Tuy nhiên lượng mưa lại phân bố không đều hoặc cỏc thỏng trong năm, dễ gây hiện tượng hạn hoặc úng ngập, làm giảm năng suất và phẩm chất quả. Bởi vậy, việc phòng chống hạn, úng cho bưởi được xem là biện pháp thâm canh có hiệu quả.
II.2.2.3. Yêu cầu về ánh sáng và gió
Bưởi là cây không ưa ánh sáng mạnh. Ánh sáng có cường độ 10000- 15000 lux tương ứng với 0,6cal/cm2 là thích hợp với độ sinh trưởng và phát triển của cây. Để thỏa mãn nhu cầu ánh sáng cho cây trồng dày hợp lí cho từng giống, vườn trồng phải được bố trí ở nơi thoỏng, trỏnh nắng gắt.
Gió là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và bưởi Phúc Trạch nói riêng. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm trong vườn cây và hạn chế tác hại của sâu bệnh. Tốc độ gió lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu gặp bóo gây ra gãy cành, rụng quả, đổ cây làm giảm năng suất nghiêm trọng. Vì vậy, ở những vùng thường có gió bão, khi lập vườn trồng cần căn cứ theo hướng gió bão, hướng gió hại để thiết kế trồng các hàng cây, các đai rừng chắn gió phù hợp.
II.2.2.4. Yêu cầu về đất đai
Cây bưởi Phúc Trạch có thể trồng trên nhiều loại đất: đất thịt nặng, phù sa cổ, đất thịt nhẹ, cát pha, bạc màu. Tuy nhiên, nếu trồng ở vùng đất xấu, cần phải có chế độ cải tạo, bổ sung dinh dưỡng, thâm canh cao mới có được hiệu quả cao.
Đất trồng bưởi tốt nhất là đất có kết cấu tốt, nhiều mùn, thoáng khí, giữ và thoát nước tốt, tầng dày đất khoảng 100 cm. mực nước ngầm thấp (ở độ sâu > 80cm). Tuyệt đối không trồng bưởi trên đất cát già, đất sét nặng, đất có tầng đất quá mỏng, đất đá ong. Độ pH thích hợp cho cây bưởi sinh trưởng là 4-8, thích hợp nhất là 5,5 đến 6.